Ung thư máu sống được bao lâu? Ung thư máu có chữa được không?

Cập nhập: Thứ tư, 17/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ung thư máu là căn bệnh xảy ra do sự tăng sinh các tế bào bạch cầu quá mức. Đây vẫn là một trong số những loại ung thư có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc “ung thư máu sống được bao lâu?”, cũng như có thể chữa khỏi căn bệnh này hay không nhé!

 

Ung thư máu sống được bao lâu? Ung thư máu có chữa được không?

Ung thư máu sống được bao lâu? Ung thư máu có chữa được không?

 

Ung thư máu sống được bao lâu?

   Ung thư máu là dạng ung thư được bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Trong năm 2020, nước ta có thêm hơn 6000 ca mắc mới, và hơn 4000 người bệnh tử vong. Đây là 1 trong 7 loại ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất hiện nay.

    Ung thư máu xuất hiện khi các tế bào bạch cầu bất ngờ bị biến đổi, tăng sinh không kiểm soát, có thể ứ đọng lại trong tủy xương. Điều này khiến cho các tế bào bạch cầu vừa bị mất chức năng, vừa cản trở sự hình thành các tế bào máu mới. Từ đó, người bệnh có khả năng tử vong rất nhanh nếu không được điều trị.

    Bên cạnh đó, việc người bệnh ung thư máu sống được bao lâu cũng sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, giai đoạn phát hiện, cũng như khả năng đáp ứng với điều trị. Nếu người bệnh có đáp ứng tốt, người bệnh ung thư máu có thể sống trong khoảng thời gian là:

Với ung thư bạch cầu dòng tủy

  • Ung thư bạch cầu dòng tủy cấp tính là dạng bệnh thường được bắt gặp nhất ở người trưởng thành, và có khả năng tiến triển nhanh trong thời gian ngắn.

Khi được phát hiện sớm, người bệnh có tỷ lệ sống trong vòng 5 năm rơi vào khoảng 20 - 40%. Đối với giai đoạn muộn, thời gian sống thường sẽ rất ngắn.

  • Ung thư bạch cầu dòng tủy mãn tính được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn mãn tính kéo dài trong vòng vài năm, với khoảng 10% tế bào ác tính tồn tại trong máu và tủy xương. Ở giai đoạn tiến triển, số lượng tế bào tăng lên từ 10 - 19%, và khi trên 20% thì người bệnh bước vào giai đoạn chuyển cấp (giai đoạn cuối).

Theo đó, ở giai đoạn đầu, người bệnh có thời gian sống trung bình vào khoảng 8 năm, giai đoạn tiến triển là 5,5 năm và giai đoạn cuối nhiều nhất là 4 năm.

Với ung thư bạch cầu lympho

  • Ung thư bạch cầu lympho cấp tính cũng tiến triển rất nhanh. Nếu không được điều trị, thời gian sống trung bình chỉ vào khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, nếu đáp ứng tốt, tiên lượng sống của người bệnh khá cao, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Ung thư bạch cầu lympho mạn tính sẽ ảnh hưởng đến hai dòng tế bào là lympho B và lympho T. Theo đó, nếu chỉ có tế bào lympho B bị ảnh hưởng, người bệnh có thể sống từ 10 - 20 năm nếu điều trị tốt. Trong khi đó, nếu tế bào lympho T bị ung thư hóa, thì tiên lượng sống rất thấp.

Với bệnh đa u tủy xương do ung thư máu

   Bệnh đa u tủy xương trải qua 3 giai đoạn phát triển dựa theo sự thay đổi của lượng albumin, β2-Microglobulin và LDH có trong huyết thanh. Hiện nay, thời gian sống tại giai đoạn đầu của bệnh lý này vẫn chưa thể xác định được. Tại giai đoạn 2, người bệnh có thể sống được khoảng 7 năm. Với giai đoạn cuối, thời gian sống của người bệnh chỉ còn khoảng 3,5 năm nếu có đáp ứng với điều trị.

 

Người bệnh đa u tủy xương giai đoạn 2 có thể sống được 7 năm

Người bệnh đa u tủy xương giai đoạn 2 có thể sống được 7 năm

 

Ung thư máu có chữa được không?

   Đối với các bệnh lý ung thư, việc chữa khỏi được bệnh được tính bằng việc người bệnh có thể sống trên 5 năm, mà không bị tái phát trở lại. Như vậy, người bệnh ung thư máu có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn phát hiện sớm, thể trạng, tuổi tác của người bệnh và mức độ đáp ứng với điều trị.

   Hiện nay, các biện pháp được dùng để điều trị ung thư máu có thể kể đến như:

Hóa trị

   Người bệnh được dùng các loại thuốc hóa chất để tiêu diệt hoặc ức chế sự tăng trưởng của các tế bào bạch cầu ung thư. Các loại thuốc này có thể được dùng theo đường uống hoặc tiêm, truyền qua tĩnh mạch theo chu kỳ nhất định. Mỗi đợt, người bệnh có thể được điều trị với 1 hoặc nhiều loại hóa chất.

Xạ trị

   Cũng như các loại ung thư khác, người bệnh được chiếu các chùm tia phóng xạ năng lượng cao, nhằm tiêu diệt các tế bào đột biến, đồng thời giảm các cơn đau do tế bào ung thư phát triển trong tủy xương, lá lách, gan, hạch,...

Liệu pháp tế bào thụ thể kháng nguyên dạng khảm CAR-T

   Liệu pháp này sử dụng chính tế bào lympho T của bệnh nhân đã được tối ưu hóa trong ống nghiệm, sau đó tiêm trở lại vào cơ thể của họ. Các tế bào T này sẽ có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư mạnh hơn. Liệu pháp này đặc biệt hiệu quả với người bệnh bạch cầu lympho cấp tính và u lympho không Hodgkin.

 

Kháng thể đơn dòng được dùng để điều trị ung thư máu

Kháng thể đơn dòng được dùng để điều trị ung thư máu

 

Ghép tế bào gốc

   Hiện nay, đây được coi là phương pháp có hiệu quả cao giúp đem lại sự sống cho người bệnh ung thư máu. Ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu được chia thành hai loại bao gồm:

  • Ghép tự thân (autologous) sử dụng tế bào gốc được lấy từ máu ngoại vi hoặc dịch tủy xương của người bệnh.
  • Ghép đồng loại (allogeneic) sử dụng tế bào gốc được lấy từ người thân hoặc người không cùng huyết thống, hoặc từ máu cuống rốn được lưu trữ có kháng nguyên bạch cầu người (HLA) phù hợp với người bệnh.

 

Triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu

   Như đã nhắc đến, việc “ung thư máu sống được bao lâu?”, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện sớm hay muộn. Chính vì vậy, nếu nhận biết các dấu hiệu ung thư máu dưới đây, bạn hãy đi khám ngay, càng sớm càng tốt:

  • Thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt, khó thở.
  • Hay bị bầm tím bất thường, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất hiện chấm đỏ dưới da, phụ nữ bị ra nhiều kinh nguyệt.
  • Sốt, ớn lạnh, ốm yếu, nhiễm trùng thường xuyên và lâu khỏi.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Hạch bạch huyết, gan, lách to bất thường.
  • Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
  • Đau xương.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề “ung thư máu sống được bao lâu?” và các cách điều trị ung thư máu. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Suy giảm miễn dịch - Cần làm gì để vẫn luôn sống khỏe mạnh?

Những người mắc chứng suy giảm miễn dịch thường rất dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng. Vậy, họ sẽ cần làm gì để luôn sống khỏe? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà