Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ mắc ung thư của bạn hay không?

Cập nhập: Thứ năm, 06/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Bệnh tiểu đường luôn được biết đến với hàng loạt biến chứng, rải rác khắp các bộ phận của cơ thể, bất kể là não bộ, tim, gan, thận, xương khớp,... đều có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

    Không dừng lại ở đó, nhiều nguồn thông tin còn đề cập đến việc bệnh tiểu đường còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Điều này có đúng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ ung thư của bạn hay không?

Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ ung thư của bạn hay không?

 

Thông tin chung về bệnh tiểu đường

   Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường. Theo thống kê của IDF 2021, trên toàn thế giới có tới 537 triệu người mắc tiểu đường, tương đương với 10 người lớn trong độ tuổi 20 - 79 thì sẽ có 1 người mắc bệnh.

   Đây là một bệnh rối loạn dung nạp đường huyết do thiếu hụt hoặc tăng đề kháng với insulin. Chính điều này khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng như: mệt mỏi, tê bì chân tay, mờ mắt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm,...

    Không chỉ có vậy, họ còn có thể gặp phải nhiều biến chứng trong suốt quá trình điều trị như:

Các biến chứng cấp tính

   Có 3 biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Hạ đường huyết đột ngột: Tình trạng này xảy ra do tác dụng phụ của thuốc tây y hoặc người bệnh ăn kiêng quá mức, tập luyện quá sức hay dùng thuốc không đúng cách.
  • Nhiễm toan ceton: Đây là tình trạng đường huyết tăng lên rất cao nhưng lại thiếu insulin. Do đó, cơ thể phải phân hủy chất béo, dẫn đến tích tụ acid trong máu.
  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến co giật, phù não, suy tạng và tử vong.

Các biến chứng mãn tính

   Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như:

  • Biến chứng trên tim và não: Thiếu máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
  • Biến chứng trên mắt: Bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể.
  • Biến chứng trên gan: Gan nhiễm mỡ, suy gan.
  • Biến chứng trên thận: Bệnh thận mạn, suy thận.
  • Biến chứng trên xương khớp: Loãng xương, giảm mật độ xương, giòn xương…
  • Biến chứng trên thần kinh: Tê bì chân tay, mất cảm giác.
  • Biến chứng nhiễm trùng làm tăng nguy cơ viêm phổi, viêm đường tiết niệu, vết thương lâu lành,...

    Không chỉ có vậy, một số nghiên cứu còn cho thấy, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

 

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

 

Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và ung thư

    Các nhà khoa học chỉ ra rằng tình trạng đề kháng insulin được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một số cơ chế dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Kháng insulin dẫn đến tăng insulin máu mãn tính, tạo ra sự kích thích bất thường của nhiều tầng tín hiệu tế bào, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào phụ thuộc vào yếu tố tăng trưởng và/ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa tế bào.
  • Insulin làm tăng hoạt tính sinh học của IDF-I bằng cách tăng cường tổng hợp IGF-I ở gan và khiến gan giảm sản xuất protein liên kết với yếu tố tăng trưởng giống như insulin 1 (IGFBP-1) và 2 (IGFBP-2). Điều này dẫn đến việc ức chế quá trình chết rụng tế bào.
  • Insulin có thể làm giảm nồng độ globulin gắn hormon giới tính (SHBG), và gây ảnh hưởng đến các hormone khác, ví dụ như estrogen, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Kháng insulin làm gia tăng tình trạng viêm cấp thấp, tăng sản sinh các acid béo tự do, interleukin-6 (IL-6), adiponectin, leptin, yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF- α).  TNF- α sẽ hoạt hóa plasminogen-1 và protein hóa hấp dẫn đơn bào (MCP-1). Điều này góp phần vào quá trình biến đổi ác tính và/ hoặc tiến triển thành ung thư.

 

Kháng insulin có thể làm tăng nguy cơ ung thư

Kháng insulin có thể làm tăng nguy cơ ung thư

 

Một số bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường có thể dẫn đến ung thư

   Hiện nay, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tiểu đường và ung thư, các nhà nghiên cứu đã đặt bệnh lý này trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ như:

Ung thư tuyến tụy

   Tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với ung thư tuyến tụy. Theo đó, có khoảng 80% bệnh nhân ung thư tuyến tụy mắc chứng không dung nạp glucose hoặc bệnh tiểu đường. Ung thư tuyến tụy đã được xác định là một nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Trong khi đó, tiểu đường cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tụy.

   Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng, insulin thúc đẩy sự phát triển của dòng tế bào ung thư tuyến tụy H2T của chuột đồng, dòng tế bào ung thư tuyến tụy acinar chuột AR42J và nhiều dòng tế bào ung thư tuyến tụy ở người.

   Một phân tích tổng hợp năm 2011 của 35 nghiên cứu thuần tập cũng cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 1,9 lần so với những người không mắc bệnh.

Ung thư vú

   Ung thư vú và bệnh tiểu đường cũng có sự liên kết với nhau. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bắt đầu tăng lên sau 2 năm chẩn đoán ung thư vú. Sau 10 năm được chẩn đoán, nguy cơ mắc tiểu đường ở những người bị ung thư vú còn sống cao hơn 20% so với người không mắc bệnh.

   Một nghiên cứu được đăng trên PUBMED cho thấy, phụ nữ bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư vú. Nguyên nhân là do kháng insulin làm giảm nồng độ estrogen, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở những cơ quan có lượng thụ thể estrogen cao như vú.

 

Bệnh tiểu đường có liên quan đến ung thư vú

Bệnh tiểu đường có liên quan đến ung thư vú

 

Ung thư gan

   Một nghiên cứu năm 2021 từ Hàn Quốc, với sự tham gia của 674.178 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường cho thấy, nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan tăng lên cùng với việc tăng giá trị đường huyết. Đồng thời, tăng đường huyết cũng có thể đẩy nhanh sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư gan. Mắc tiểu đường có thể rút ngắn thời gian sống của người bệnh ung thư gan tới 50%.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ mắc ung thư hay không. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cảnh báo: Người bệnh tiểu đường bị tiêu chảy sẽ rất nguy hiểm

Tại sao người bệnh tiểu đường bị tiêu chảy? Và khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm như thế nào?

BoniDiabet - Nâng niu đôi chân của người bệnh tiểu đường

Để bảo vệ đôi chân cho người bệnh tiểu đường, các chuyên gia khuyên người bệnh sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ mỗi ngày.  Vậy cụ thể sản phẩm này có tác dụng như thế nào? Cách dùng ra sao và có thực sự hiệu quả không?

Bệnh tiểu đường là gì? Các phương pháp điều trị bệnh là gì?

Vậy bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, những lưu ý trong sinh hoạt, cách điều trị và giải pháp tốt nhất là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Người bị tiểu đường có nên ăn nhãn hay không?

Nhãn là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Với vị ngọt thanh mát, nhãn có thể được sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe.

Bệnh tiểu đường có yếu sinh lý không? Phải làm sao để ổn định bệnh này?

Người bệnh tiểu đường có yếu sinh lý không? Phải làm sao để ổn định bệnh này? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà