Người bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo nên hạn chế nhiều loại thực phẩm để tránh làm tăng đường huyết như đồ ngọt, đồ nhiều tinh bột… Bên cạnh đó, cũng có một số loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích tốt cho đối tượng này. Ở bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu lợi ích cụ thể của nấm với người bệnh tiểu đường.
Lợi ích của nấm với người bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, làm tăng nồng độ glucose (đường) trong máu. Bình thường, glucose sẽ được vận chuyển vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Phần dư thừa sẽ được dự trữ tại gan, cơ và mô mỡ.
Thế nhưng ở bệnh nhân tiểu đường, quá trình chuyển hóa glucose bị rối loạn. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng insulin, khiến tế bào không sử dụng được các phân tử glucose, làm nồng độ đường trong máu tăng cao.
Mà nguồn glucose chủ yếu đến từ các loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, nhất là đồ ngọt hay thức ăn giàu carbohydrate như cơm, bánh mì, bún, phở… Do đó, nếu người bệnh không thận trọng trong chế độ ăn uống, đường huyết sẽ tăng cao kéo dài. Cuối cùng, họ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng cấp tính: Nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…
- Biến chứng mãn tính: Biến chứng mạch máu lớn (tai biến mạch máu não, suy tim, đột quỵ…); biến chứng mạch máu nhỏ ( mờ mắt, đục thủy tinh thể, suy thận, tê bì chân tay, loét bàn chân…).
Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y mỗi ngày, người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khem nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, cũng có một số loại mang lại lợi ích tốt cho đối tượng này, điển hình là nấm.
Có rất nhiều loại nấm khác nhau
Lợi ích của nấm với người bệnh tiểu đường
Nấm là thực phẩm rất giàu protein thực vật tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chúng có thể sơ chế thành nhiều món ăn thơm ngon nên rất được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày.
Đối với người bệnh tiểu đường, nấm có lượng GI thấp từ 10-15. Điều này có nghĩa chúng không làm tăng glucose máu. Đồng thời, loại thực vật này chứa nhiều chất xơ, polysaccharides, phenolics, alkaloid có tác dụng chống oxy hóa và hạ mỡ máu, góp phần ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Polysaccharides còn đóng vai trò điều chỉnh thành phần hệ vi sinh đường ruột, làm giảm tình trạng kháng insulin và tăng cường hoạt động sản xuất insulin trong cơ thể.
Ngoài ra, nấm còn góp phần bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, nhiễm độc, giảm cholesterol máu, cải thiện huyết áp cao… Nhờ những lợi ích trên, người bệnh tiểu đường nên bổ sung nấm vào trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Một số món ăn từ nấm dành cho người bệnh tiểu đường
Một số món ăn từ nấm được các chuyên gia khuyên dùng bao gồm:
- Nấm mỡ xào chay: Cách chế biến đơn giản với các nguyên liệu như cần tây, dầu ăn, tỏi băm, dầu hào, muối, rau mùi, tiêu. Bạn cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng, bạn phi thơm tỏi rồi cho nấm mỡ vào xào trên lửa lớn. Bạn nêm gia vị vừa ăn, xào nhanh nấm trong 30 giây rồi thêm cần tây vào đảo tiếp trong 1-2 phút thưởng thức. Món ăn có hương thơm đặc trưng của nấm, tiêu, vị ngọt thanh hấp dẫn.
- Nấm kim châm xào mướp: Nấm kim châm rất phổ biến, bạn có thể dễ dàng mua ngoài chợ và siêu thị. Nguyên liệu nấu món kim châm xào mướp bao gồm nấm kim châm, mướp, hành tím, muối, hạt nêm, rau mùi, tiêu… Cách chế biến như sau:
- Bạn cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu và phi hành tím băm nhuyễn đến khi thơm vàng.
- Bạn cho mướp vào xào với lửa lớn khoảng 5 phút.
- Bạn thêm nấm kim châm vào xào đến khi gần chín, nêm gia vị, rau mùi đảo đến chín tới và thưởng thức.
Nấm kim châm xào mướp dành cho người bệnh tiểu đường
- Nấm đùi gà kho tiêu: Nấm đùi gà có màu trắng đặc trưng, rất giòn, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Chẳng hạn như bạn lấy các nguyên liệu như nấm đùi gà, tiêu, nước tương, dầu hào, ớt khô, tiêu đem kho là có món ăn thơm ngon.
- Cháo nấm bào ngư: Món này vừa dễ nấu lại nhiều dinh dưỡng. Cháo nấm bào ngư được nấu từ nấm bào ngư, gạo tẻ, hạt nêm chay, cà rốt, nấm hương; có thể cho thêm hành, ngò nếu muốn tăng hương vị.
Ngoài nấm, người bệnh nên kết hợp thêm các thực phẩm khác để đa dạng bữa ăn như đậu hũ, các loại đậu, salad cải mầm, hạt, rau xanh, các loại củ... để cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Tất nhiên, bạn cũng cần dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ và tập luyện thể dục hằng ngày tùy thuộc thể trạng của bản thân. Đồng thời, bạn nên dùng thêm BoniDiabet + của Mỹ. Sản phẩm này sẽ giúp:
- Hạ và ổn định đường huyết nhờ sự kết hợp của các thảo dược (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội) và các vi chất (kẽm, crom, magie, selen, acid alpha lipoic…).
- Phòng ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Bạn chỉ cần sử dụng BoniDiabet + với liều 4-6 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày. Sau khoảng 1-2 tháng, đường huyết sẽ được hạ rõ rệt về ngưỡng an toàn hơn.Sau khoảng 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định hơn, giảm thiểu được nguy cơ gặp các biến chứng của bệnh.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết lợi ích của nấm với người bệnh tiểu đường. Loại thực phẩm này rất dễ chế biến, mùi vị lại thơm ngon, đặc biệt là góp phần kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua nấm trong chế độ ăn uống hằng ngày.
XEM THÊM: