Nếu bạn bị tiểu đường và được chỉ định uống thuốc Gliclazide hàng ngày thì nên theo dõi bài viết ngay sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin cần biết về loại thuốc này cũng như phương pháp để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả nhất!
Gliclazid là thuốc gì?
Gliclazid là thuốc gì?
Gliclazide là thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thuộc nhóm sulfonylurea, có tên thương mại thường gặp là Diamicron. Thuốc này có công thức hóa học là C15H21N3O3S, thuốc làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin (Insulin là một hormone peptide được coi là hormon đồng hóa chính của cơ thể. Nó điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ glucose từ máu vào tế bào gan, mỡ và cơ xương, giảm nồng độ đường trong máu).
Gliclazid là thuốc gì?
Liều dùng Gliclazid
Liều dùng cho người lớn: Tổng liều hàng ngày có thể thay đổi từ 40-320mg tùy theo đáp ứng của từng cá nhân, bắt đầu với 40-80mg mỗi ngày và tăng dần nếu cần.
Lưu ý: Không uống với liều quá 160mg/lần dùng. Gliclazid nên được dùng 1 lần/ngày, trong trường hợp cần uống liều cao hơn 160mg/ngày thì nên chia làm 2 lần.
Liều dùng cho người cao tuổi: Liều dùng có thể tương tự với người trẻ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, đối tượng này cần thận trọng khi sử dụng Gliclazid vì thuốc có thể tăng nguy cơ hạ đường huyết liên quan đến tuổi tác.
Các biệt dược của thuốc này thường sẽ chứa 30mg, 60mg, 80mg Gliclazid. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định Gliclazid với liều khác nhau.
Người bệnh cần tuân thủ liều dùng Gliclazid theo chỉ định của bác sĩ
Cách dùng Gliclazid là gì?
Nên uống Gliclazid 1 lần trước khi ăn sáng 15 phút là tốt nhất. Uống vào thời điểm này, thuốc sẽ giúp làm giảm mức đường huyết trong ngày. Việc uống cố định vào thời điểm buổi sáng cũng sẽ giúp bạn tạo thói quen uống thuốc, tránh tình trạng quên thuốc.
Trong trường hợp bạn quên 1 liều Gliclazid, hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu thời điểm này đã gần với liều thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua nó để tránh nguy cơ quá liều.
Những tác dụng phụ của Gliclazid
Tác dụng không mong muốn đáng chú ý nhất của Gliclazid đó là gây hạ đường huyết quá mức với biểu hiện: đói dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, buồn ngủ, nhức đầu, giảm nhận thức, rối loạn thị giác và lời nói, run, chóng mặt, mê sảng, co giật, hô hấp nông, mất ý thức… Nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể rơi vào hôn mê và cuối cùng là tử vong.
Người bệnh có thể bị tụt đường huyết khi sử dụng Gliclazid
Một số tác dụng phụ (ADR) khác của Gliclazid (theo dược thư) đó là:
- Thường gặp, ADR >1/100: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, phát ban.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu
- Hiếm gặp, ADR <1/1000: Người bệnh trong trạng thái lơ mơ, vã mồ hôi, tăng tần số tim, da tái xanh, nôn, đói cồn cào.
Chống chỉ định của Gliclazid?
Thuốc Gliclazid chống chỉ định trong trường hợp:
- Ðái tháo đường phụ thuộc insulin (tuýp 1).
- Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy gan nặng, suy thận nặng.
- Có tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylure khác.
- Phối hợp với miconazol viên.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
Gliclazid chống chỉ định với người suy gan nặng
Tương tác thuốc của Gliclazid
Khi sử dụng cùng các thuốc sau đây, tác dụng hạ đường huyết của Gliclazid có thể bị tăng hoặc giảm:
- Thuốc có khả năng làm tăng tác dụng hạ đường huyết của gliclazid: Thuốc chống viêm không steroid (đặc biệt là aspirin), sulfamid kháng khuẩn, coumarin, thuốc chống đông máu, IMAO, thuốc chẹn beta, diazepam, tetracyclin, perhexiline maleat, cloramphenicol, clofibrat, miconazol viên, uống rượu cũng có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của gliclazid.
- Một số thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của gliclazid như barbituric, corticosteroid, thuốc lợi tiểu thải muối và thuốc tránh thai uống.
Gliclazid có thể gây tương tác với nhiều loại thuốc
Các cảnh báo đặc biệt và các lưu ý khi sử dụng
- Nguy cơ hạ đường huyết sẽ tăng lên nếu người bệnh có một hoặc nhiều yếu tố sau đây:
+ Suy dinh dưỡng, ăn không đúng bữa, hay bỏ bữa, nhịn ăn.
+ Suy thận.
+ Suy gan nặng
+ Dùng thuốc quá liều.
+ Rối loạn tuyến giáp, suy tuyến yên và suy tuyến thượng thận
+ Uống rượu.
- Với thuốc Gliclazid có chữ MR phía sau tên thì đó là dạng giải phóng kéo dài. Dạng bào chế này giúp nồng độ thuốc ổn định trong máu, người dùng sẽ giảm được số lần phải dùng thuốc trong ngày. Khi dùng bạn cần chú ý tuyệt đối không được bẻ viên thuốc hay nhai mà cần nuốt cả viên.
Cần uống cả viên thuốc, không được nhai hoặc bẻ đôi
- Gliclazid không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng khả năng tập trung sẽ bị ảnh hưởng nếu trong trường hợp bạn bị hạ đường huyết do thuốc.
- Theo dõi đường huyết và những phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, báo ngay cho bác sĩ khi gặp tác dụng phụ của thuốc.
- Hiệu quả hạ đường huyết của bất kỳ thuốc trị đái tháo đường uống nào, trong đó có gliclazide sẽ bị giảm theo thời gian, hay còn gọi là nhờn thuốc. Điều này có thể do bệnh tiểu đường tiến triển nặng lên hoặc do người bệnh giảm đáp ứng với thuốc. Lúc này, người bệnh cần phải tăng liều hoặc kết hợp thêm các thuốc khác thì mới hạ được đường huyết về mức mong muốn.
- Uống thuốc hạ đường huyết là điều kiện cần để hạ đường huyết, nhưng nó lại không giúp ổn định lượng đường trong máu, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Muốn kiểm soát bệnh tốt nhất, bạn cần kết hợp uống thuốc và áp dụng các phương pháp khác.
Làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường?
Ngoài sử dụng thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ, để kiểm soát tốt đường huyết, yên tâm sống khỏe với căn bệnh này, bạn cần:
Có chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh tiểu đường cần:
- Hạn chế ăn uống các thực phẩm, đồ ăn làm tăng nhanh đường huyết như: Cơm, bánh mì trắng, gạo xát kỹ, miến dong, khoai nướng, bánh, kẹo, mứt, các loại hoa quả ngọt như vải, nhãn, mít, sầu riêng, chôm chôm, xoài, na…
- Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt như: Ổi, bưởi, táo, cam, thanh long,...
- Hạn chế sử dụng chất béo từ động vật vì chúng làm tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế thuốc lá, rượu bia, cà phê…
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ngoài 3 bữa chính nên có thêm các bữa phụ giữa các buổi để không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn và không bị hạ thấp khi đói.
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý
Tập luyện thể dục thể thao chăm chỉ và khoa học
Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 2 còn cần có một chế độ tập luyện hợp lý. Người bệnh nên kết hợp giữa các môn thể thao nhẹ nhàng (đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,...) và các môn thể thao kháng lực (bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,...) với cường độ ít nhất 150 phút/tuần, chia ra ít nhất 3 ngày trong tuần, không để quá hai ngày liên tiếp qua đi mà không tập thể dục.
Uống BoniDiabet của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày
Khi uống thêm BoniDiabet với liều 4-6 viên/ngày, sau 1-2 tháng, đường huyết sẽ giảm về mức an toàn hơn. Sau 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định hơn, chỉ số HbA1c giảm, các biến chứng tiểu đường cũng được phòng ngừa hiệu quả.
Đặc biệt, sản phẩm này từ thảo dược nên không gây bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng. BoniDiabet ngoài giúp hạ đường huyết còn giúp ổn định lượng đường trong máu nên người dùng không cần lo lắng về hiện tượng hạ đường huyết quá mức khi sử dụng.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + - Giải pháp vàng cho người bệnh tiểu đường type 2
BoniDiabet + là lựa chọn tuyệt vời của người bệnh tiểu đường nhờ các công dụng toàn diện như sau:
- Giúp hạ đường huyết: BoniDiabet + có các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ, đó là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi.
- Giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, cụ thể:
+ Giúp ổn định lượng đường trong máu, không để đường huyết lên xuống thất thường nhờ thành phần các nguyên tố vi lượng.
+ Chống oxy hóa mạnh, bảo vệ mạch máu và dây thần kinh, từ đó giúp phòng ngừa và cải thiện các biến chứng thần kinh (tê bì, mất cảm giác…) và biến chứng mạch máu nhỏ ở đáy mắt và cầu thận (mù mắt và suy thận), giảm nguy cơ đột quỵ nhờ thành phần acid alpha lipoic.
- Hạ mỡ máu, góp phần phòng ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim mạch nhờ thành phần quế.
- Giúp các vết thương và vết loét chóng lành, góp phần phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường nhờ thành phần lô hội.
BoniDiabet + giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe hơn mỗi ngày
Hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm chứng bằng thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 96.67% bệnh nhân cải thiện cho kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet +.
Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết được Gliclazid là thuốc gì, những thông tin cần biết và lưu ý khi sử dụng. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Chuyên gia giải đáp: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
- Xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường chuẩn khoa học