Xơ vữa động mạch cảnh là một trong các dạng thường gặp của bệnh lý xơ vữa động mạch. Cũng tương tự với các trường hợp khác, các mảng xơ vữa xuất hiện sẽ khiến máu lưu thông trong lòng mạch khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Xơ vữa động mạch cảnh là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Xơ vữa động mạch cảnh là gì?
Động mạch cảnh là một nhánh mạch máu lớn bắt đầu từ động mạch chủ ngực, hướng lên phía trên, sau đó rẽ nhánh tại vùng cổ, chịu trách nhiệm cung cấp máu, oxy, và chất dinh dưỡng cho não bộ. Mỗi người có 2 động mạch cảnh, nằm đối xứng ở 2 bên mặt và có thể dễ dàng sờ thấy được.
Xơ vữa động mạch cảnh là tình trạng các mảng lipid hình thành và bám trên thành động mạch. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự tích tụ của chất béo và cholesterol xấu. Cùng với đó, sự tổn thương thành mạch, kích hoạt một loạt các quá trình viêm và lắng đọng các thành phần khác trong máu, tạo thành khối xơ vữa.
Hình ảnh của động mạch cảnh
Những ai dễ mắc xơ vữa động mạch cảnh?
Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành “mục tiêu” của bệnh xơ vữa động mạch cảnh. Trong đó, một số đối tượng tiềm năng dễ mắc phải căn bệnh này nhất có thể kể đến như:
- Người bị tăng huyết áp: Áp lực trong mạch máu tăng lên gây ra sự rối loạn chức năng nội mạc do giảm sản xuất NO, stress oxy hoá, mất cân bằng giữa quá trình chết và quá trình tái tạo tế bào nội mạc mạch máu, từ đó tạo điều kiện để các mảng xơ vữa động mạch cảnh hình thành.
- Người mắc bệnh tiểu đường : Đường huyết cao sẽ làm hư hại lớp nội mạc mạch máu, khiến các phân tử lipid lắng đọng tại đây. Cùng với đó, người bệnh tiểu đường còn bị tăng triglycerid, tăng LDL cholesterol, giảm HDL cholesterol. Các phân tử LDL cholesterol cũng có kích thước nhỏ hơn, từ đó khiến chúng dễ tích tụ thành các mảng bám hơn.
- Người bị thừa cân, béo phì: Những đối tượng này có mức cholesterol xấu và mỡ máu cao hơn, nên dễ phát triển xơ vữa động mạch cảnh hơn.
- Người cao tuổi: Các mạch máu cũng sẽ bị lão hóa dần theo tuổi tác và kém linh hoạt hơn, đồng thời, các mảng xơ vữa hình thành từ khi còn trẻ cũng phát triển lớn hơn theo thời gian.
- Người hút thuốc lá: Nicotin và các chất độc trong khói thuốc lá có thể gây kích thích làm co mạch, tổn thương mạch máu, khiến tế bào mỡ dễ dàng bám lại và dày lên thành các mảng bám.
- Người ít hoạt động thể chất: Những đối tượng này có nguy cơ bị xơ vữa cao hơn do dễ bị mỡ máu, tăng đường huyết và huyết áp hơn bình thường.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh xơ vữa động mạch nói chung và xơ vữa động mạch cảnh nói riêng.
Tăng đường huyết là yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch cảnh
Bệnh xơ vữa động mạch cảnh có nguy hiểm không?
Như đã nhắc đến, động mạch cảnh là mạch máu nắm giữ nhiệm vụ cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy cho não bộ. Do đó, khi bị xơ vữa, lòng mạch bị thu hẹp sẽ khiến máu lưu thông khó khăn, lượng máu đến não giảm đi. Người bệnh có thể gặp phải những cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, hay còn được gọi là “cơn đột quỵ nhỏ”.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng này có thể kể đến là: đột ngột mất thị lực, nhìn mờ, nhìn khó ở 1 hoặc cả 2 mắt; yếu, ngứa ran, tê ở 1 bên mặt, 1 bên cơ thể hoặc tay chân; đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, choáng váng; khó nói, khó nuốt; hay đau đầu dữ dội,...
Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ và không kéo dài quá 24 giờ. Trong các trường hợp lượng máu lên não giảm đột ngột, các tế bào não không nhận được đủ dinh dưỡng và oxy sẽ bắt đầu chết dần, hoặc các mảng xơ vữa bong ra, gây tắc mạch máu nhỏ trong não, và dẫn đến tình trạng đột quỵ.
Về cơ bản, các triệu chứng của đột quỵ cũng giống như thiếu máu não cục bộ thoáng qua, nhưng nghiêm trọng hơn, thậm chí là gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.
Xơ vữa động mạch cảnh có chữa được không?
Xơ vữa động mạch cảnh là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn do chưa có cách nào để loại bỏ tất cả các mảng bám trong lòng mạch. Vì vậy, mục tiêu của việc điều trị là ngăn chặn sự dày lên của các mảng xơ vữa, giảm triệu chứng để cải thiện lưu lượng máu lên não.
Theo đó, các phương pháp điều trị có thể kể đến như:
Thay đổi về lối sống
Với các trường hợp nhẹ, chức năng của động mạch cảnh vẫn còn tốt, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp, ví dụ như:
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều muối.
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, acid béo không bão hòa Omega-3,...
- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
- Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Để bỏ thuốc lá dễ dàng, bạn nên sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.
- Tăng cường tập thể dục, chơi thể thao, vận động thường xuyên.
- Giảm cân, giữ cân nặng ở mức bình thường.
Tập thể dục giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch cảnh
Dùng thuốc
Với các trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể được kê thuốc chống kết tập tiểu cầu để hạn chế sự hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ tắc mạch. Với trường hợp có các bệnh lý nền kèm theo, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc giúp kiểm soát cả những bệnh lý này. Ví dụ như thuốc hạ đường huyết, giảm huyết áp, hạ mỡ máu,...
Cùng với đó, người bệnh cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược để giúp kiểm soát các bệnh lý này dễ dàng hơn, mà ít ảnh hưởng đến gan thận, như: BoniDiabet + giúp hạ đường huyết và mỡ máu cho người bệnh tiểu đường.
Phẫu thuật
Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp nặng, động mạch cảnh đã bị hẹp nghiêm trọng do xơ vữa, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, các kỹ thuật can thiệp được dùng có thể kể đến là:
- Phẫu thuật cắt nội mạc động mạch cảnh.
- Đặt stent và nong động mạch cảnh.
- Phẫu thuật tái thông động mạch cảnh.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh xơ vữa động mạch cảnh, cũng như cách điều trị. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: