Khám và điều trị ngay nếu bạn có 6 dấu hiệu tiểu đường này

Cập nhập: Thứ tư, 21/06/2023

 

    Tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm bởi nó gây ra nhiều biến chứng như mù mắt, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, loét chân… Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong các loại bệnh tật, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

   Vì vậy, nếu có những dấu hiệu tiểu đường sau đây, bạn cần đi khám và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ. 

 

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp

 

6 dấu hiệu tiểu đường thường gặp

    Tiểu đường là 1 bệnh lý mạn tính có sự rối loạn chuyển hóa glucose, xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể không phản ứng với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin).

    Điều này khiến nồng độ đường trong máu tăng cao trong khi tế bào thiếu năng lượng để hoạt động. Đồng thời, việc đường huyết cao sẽ gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu, từ đó dẫn đến những triệu chứng và biến chứng của bệnh.

Người bệnh tiểu đường thường có những dấu hiệu sau đây:

Thường xuyên khát nước, khô miệng

    Khi lượng đường trong máu tăng cao, nước từ tế bào sẽ được chuyển vào máu. Hiểu đơn giản là để làm loãng nồng độ glucose đang dư thừa trong máu. Vì tế bào bị mất nước nên nó truyền tín hiệu đến não bộ và khiến người bệnh có cảm giác khát dù đã uống nước liên tục. Việc tế bào mất nước được biểu hiện rõ ở miệng với việc người bệnh thường xuyên bị khô môi.

    Tình trạng da mất nước, bị khô cũng khiến người bệnh bị ngứa da.

 

Người bệnh tiểu đường thường xuyên thấy khát nước

Người bệnh tiểu đường thường xuyên thấy khát nước

 

Đi tiểu nhiều lần

    Bình thường, cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi chúng đi qua thận. Nhưng ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao khiến thận của bạn không thể tái hấp thu tất cả. Điều đó buộc cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và bị mất nước. Chính vì vậy, bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn và hay khát nước.

    Đồng thời, việc uống nhiều nước hơn cũng khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn, khiến số lần đi tiểu tăng lên.

Hay đói và thường xuyên mệt mỏi

    Nguyên liệu chính để tế bào tạo năng lượng đảm bảo cho các hoạt động của con người đó là đường (được vận chuyển từ máu vào tế bào). Nhưng ở người bệnh tiểu đường, insulin được tiết ra không đầy đủ hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ làm giảm lượng glucose vận chuyển vào tế bào. Tế bào thiếu đường để tạo năng lượng nên truyền tín hiệu lên não bộ và khiến người bệnh có cảm giác đói, thôi thúc hoạt động ăn để nạp đường vào cho tế bào.

   Đồng thời, vì tế bào thiếu năng lượng để hoạt động nên người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi, uể oải, không có sức lực.

Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân

    Việc glucose hấp thu từ thức ăn không được vận chuyển vào tế bào để sử dụng làm năng lượng khiến cơ thể buộc phải “đốt” chất béo và protein để có thể duy trì hoạt động. Điều đó làm giảm trọng lượng cơ thể, khiến người bệnh bị sụt cân cho dù ăn uống đầy đủ.

 

Người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân

Người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân

 

Vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng

    Ở người tiểu đường, các vết thương dù nhỏ trên da cũng khó lành hơn người bình thường rất nhiều, bởi:

  • Nồng độ đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Đường huyết tăng cao thường xuyên sẽ gây tổn thương thành mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa, cản trở lưu thông máu. Do đó lượng bạch cầu có tác dụng chống lại vi khuẩn đến vết thương cũng suy giảm theo khiến vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.

    Việc vết thương lâu lành chính là lý do khiến người bệnh tiểu đường nếu muốn thực hiện phẫu thuật, thủ thuật nào đó thì trước tiên họ cần kiểm soát tốt đường huyết của mình.

Giảm thị lực, nhìn mờ

    Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ và tăng áp lực trong mắt. Biến chứng trên mắt khiến người bệnh nhìn mờ hơn, nhìn không rõ mọi vật hoặc như có khoảng tối trong tầm nhìn.

    Khi có những dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã bị mắc tiểu đường. Đặc biệt là khi bạn thuộc các đối tượng nguy cơ sau đây.

 

Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những người khác:

  • Người ít vận động thể lực, không tập thể dục.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người có chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt.
  • Người có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) bị bệnh tiểu đường.
  • Người trên 45 tuổi.
  • Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.
  • Người có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, sinh con to ≥ 4kg.
  • Người bị tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg).

    Nếu có những dấu hiệu tiểu đường và/hoặc thuộc các đối tượng kể trên, bạn cần đi khám sớm để phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

 

Cần làm gì khi bị bệnh tiểu đường?

    Trước hết, bạn cần biết rằng, tiểu đường là bệnh lý mạn tính, chưa có phương pháp điều trị khỏi căn bệnh này. Mục tiêu bạn cần đạt được đó là đưa đường huyết về an toàn, ổn định, phòng ngừa biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh. Để làm được điều đó, bạn cần:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm giàu tinh bột, các loại thịt đỏ và mỡ động vật. Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt như táo, cam, bưởi, bơ, súp lơ,... 
  • Tạo thói quen luyện tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo béo phì.
  • Sử dụng BoniDiabet với liều 4-6 viên/ngày, uống đều đặn  hàng ngày.

 

BoniDiabet giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường

BoniDiabet giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường

 

    Hy vọng đến đây bạn đã biết được 6 dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả bệnh lý này. Nếu có băn khoăn hay thắc mắc gì khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề: “Người mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe?” nhé!

Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng thần kinh do tiểu đường là gì? Nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

VTV3: Phòng ngừa biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng rất hay gặp ở những bệnh nhân tiểu đường, trung bình cứ 3 bệnh nhân tiểu đường sẽ có 1 người bị tổn hại về mắt

Cách chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Việc chẩn đoán đúng bệnh tiểu đường thực sự rất quan trọng ! Bạn có biết tại sao không ?

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa nóng

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường cách chăm sóc bản thân trong những ngày nắng nóng. Đừng bỏ lỡ nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi