Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Cập nhập: Thứ sáu, 02/12/2016

Bệnh nhân bị đái tháo đường đôi khi không có triệu chứng gì đặt biệt trong thời gian dài trước khi được chẩn đoán. Những triệu chứng thường gặp của bệnh Đái tháo đường bao gồm :

 

Tiểu nhiều :
Khi lượng đường trong máu tăng cao, sẽ thải qua nước tiểu. Khi đó thận sẽ kéo nước từ trong cơ thể để pha loãng nước tiểu và làm khối lượng nước tiểu tăng lên. Đó là lý do tại sao bệnh nhân đi tiểu thường xuyên.

 

Khát nước
Vì bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên do đó cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất do đi tiểu. Khi đó sẽ kích thích làm bệnh nhân khát nước và uống nhiều .
 

Đói
Dù glucose trong máu tăng cao nhưng glucose không vào được tế bào để tạo năng lượng, do đó, cơ thể vẫn  “đói” và tạo cảm giác đói. Bệnh nhân ăn nhiều nhưng năng lượng vẫn không được sử dụng .

 

Sụt cân
Bệnh nhân không đủ insulin để đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng, khi đó cơ thể sẽ ly giải mô cơ và mô mỡ để tạo năng lượng cho cơ thể . Gây ra sụt cân, thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 1 hơn.
 

Mệt mỏi
Vì không tạo được năng lượng nên cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

 

XEM THÊM: 5 lời khuyên vàng phòng bệnh tiểu đường

 

Nhìn mờ
Do cơ thể mất dịch làm thấu kính ở mắt xẹp xuống, giảm khả năng điều tiết nên gây ra triệu chứng nhìn mờ. Khi điều trị thích hợp, triệu chứng này sẽ mất đi.

 

Chậm lành vết thương
Vết thương lâu lành hơn bình thường, do
đường huyết cao gây cơ thể giảm sức đề kháng với vi trùng và khả năng lành vết thương chậm lại.
 

Nhiễm trùng
Khi bị đái tháo đường bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng và thường tái phát thường xuyên. Phụ nữ thường nhiễm trùng tiểu hay nhiễm nấm âm đạo.

 

Ngứa da
Cảm giác ngứa da đôi khi là
triệu chứng của đái tháo đường, nguyên nhân có thể do khô da .
 

Sưng nướu và viêm
Viêm nướu và nha chu có thể là triệu chứng của Đái tháo đường

 

Rối loạn chức năng tình dục
Rối loạn cương dương hay lãnh cảm là những triệu chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ.
 

Cảm giác châm chích hay tê bì : đặc biệt ở bàn chân hay bàn chân Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương những sợi thần kinh ngoại biên và gây ra những triệu chứng như đau, châm chích, kiến bò, tê bì ở bàn chân, bàn tay.

Dạng khởi phát của bệnh đái tháo đường type 1 thường xuất hiện đột ngột.

Còn đái tháo đường type 2 xuất hiện từ từ nên khó phát hiện. Thật vậy, bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 không có biểu hiện rõ ràng nào từ sớm. Những người này thường được chẩn đoán sau vài năm, lúc các biến chứng đã hiện hữu.

 

XEM THÊM: Giảm gần hết thuốc tây trị tiểu đường, quyết định liều lĩnh hay đúng đắn?

 

Bài viết cùng chủ đề

Chìa khóa vàng cho sức khỏe người tiểu đường

Cô Nguyễn Thị Hương, 54 tuổi, thôn 1 – Phước Bình – Thuận Nam – Ninh Thuận.

Quảng Ngãi: Kinh hoàng 10 năm bị gút và giải pháp của người đàn ông 70 tuổi

Bác Nguyễn Tấn Một, 70 tuổi, sđt: 0919.447.870, ở địa chỉ số 99 Trần Quang Diệu, p. Nguyễn Nghiêm, tx Đức Phổ, Quảng Ngãi

Bệnh tiểu đường có làm yếu sinh lý không? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Thực sự bệnh tiểu đường có làm yếu sinh lý không? Nếu đúng như thế thì nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó và giải pháp khắc phục là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất.

Diamicron là thuốc gì? Những thông tin cần biết và lưu ý khi sử dụng

Diamicron là thuốc gì? Những thông tin cần biết và lưu ý khi sử dụng

BoniDiabet - Bí quyết bỏ gần hết thuốc tây, đường huyết vẫn đẹp mê ly!

Anh Phạm Văn Hiền, 29 tuổi, ở 23 Ngô Thì Nhậm, tp Pleiku, Gia Lai
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi