Lợi ích của tập thể dục với người bệnh tiểu đường

Cập nhập: Thứ năm, 11/01/2024

 

   Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, người bệnh không chỉ phải dùng thuốc liên tục mà bác sĩ còn khuyến cáo nên kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp. Việc tập thể dục vừa giúp giảm stress, vừa đốt cháy calo, hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Vậy cụ thể, lợi ích của tập thể dục với người bệnh tiểu đường là gì?

 

Lợi ích của tập thể dục với người bệnh tiểu đường

Lợi ích của tập thể dục với người bệnh tiểu đường

 

Thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường

   Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính glucose, làm tăng lượng đường trong máu. Nó được chia thành 3 loại bao gồm:

  • Tiểu đường type 1: Xảy ra khi tế bào beta của đảo tụy mất khả năng tiết insulin, gây thiếu insulin tuyệt đối, chiếm khoảng 10% tổng số người mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi (<30 tuổi), tiền sử gia đình có người thân bị tiểu đường và/hoặc các bệnh lý tự miễn.
  • Tiểu đường type 2: Xảy ra khi cơ thể đề kháng insulin và/hoặc tuyến tụy không tiết đủ insulin, chiếm khoảng 90% số người mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 chủ yếu do ăn quá nhiều chất béo, đường, lười vận động thể lực, do tình trạng béo phì,...
  • Tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ chỉ gặp ở phụ nữ có thai (thường xuất hiện vào khoảng tuần 24-28 của thai kỳ). Nguyên nhân gây bệnh là do sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai, làm giảm sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào, từ đó gây tăng đường huyết. Tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ đều mắc tiểu đường thai kỳ và tình trạng này thường tự hết sau khi sinh.

   Khi mắc bệnh tiểu đường trừ tiểu đường thai kỳ, người bệnh sẽ phải uống thuốc hoặc tiêm insulin suốt đời. Bên cạnh đó, họ còn được khuyến cáo ăn uống và tập luyện thể dục phù hợp. Việc này không chỉ hạn chế tình trạng tăng đường huyết mà còn cải thiện độ nhạy của insulin với cơ thể, hỗ trợ kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

 

Người bệnh tiểu đường sẽ phải uống thuốc hoặc tiêm insulin suốt đời

Người bệnh tiểu đường sẽ phải uống thuốc hoặc tiêm insulin suốt đời

 

Lợi ích của tập thể dục với người bệnh tiểu đường

   Các chuyên gia nhận thấy, việc tập thể dục thường xuyên giúp hỗ trợ kiểm soát tốt đường huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể.

   Nghiên cứu năm 2023 của Trường Đại học Y Stanford, Mỹ cho thấy, 186 người mắc tiểu đường type 2 tập luyện sức mạnh có mức đường huyết cải thiện nhiều hơn so với người chỉ thực hiện bài tập nhịp điệu nhẹ nhàng. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi kết hợp hai hình thức tập luyện này, hiệu quả kiểm soát bệnh tốt hơn.

   Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị người bệnh tiểu đường type 2 nên dành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao mỗi tuần. Người bệnh lớn tuổi nên tập thể dục ít nhất 2-3 lần mỗi tuần.

   Những lợi ích của tập thể dục với người bệnh tiểu đường bao gồm:

Cải thiện khả năng dự trữ glucose

   Lợi ích tiếp theo của tập thể dục là cải thiện khả năng dự trữ glucose. Bình thường, khi lượng đường trong máu tăng cao, phân tử đường sẽ được chuyển sang dạng glycogen dự trữ ở gan và cơ bắp. Việc vận động sẽ tiêu tốn nguồn glycogen đó, làm rỗng nơi dự trữ.

   Ở người bệnh tiểu đường, đường huyết trong máu thường xuyên tăng cao. Nếu nơi dự trữ glucose luôn trong trạng thái rỗng, nó sẽ kích thích cơ thể chuyển phân tử đường thành glycogen, từ đó giúp giảm đường huyết, hỗ trợ cơ thể kiểm soát nồng độ glucose.

 

 Cơ bắp là nơi dự trữ glucose

Cơ bắp là nơi dự trữ glucose

 

Đốt cháy lượng đường trong máu

   Trong lúc tập luyện, cơ thể sử dụng glycogen dự trữ ở cơ bắp làm nhiên liệu. Khi lượng glycogen cơ bắp cạn kiệt, cơ thể sẽ huy động thêm glycogen từ gan và máu. Điều này trực tiếp làm giảm lượng đường trong máu và giúp đường huyết ổn định hơn.

Thúc đẩy giảm cân

   Theo Hệ thống Y tế Johns Hopkins, Mỹ, người thừa cân chỉ cần giảm 5-10% trọng lượng cơ thể cũng có thể cải thiện tích cực mức HbA1C (đường huyết trung bình trong ba tháng). Ngoài đốt cháy calo trong quá trình vận động, tập thể dục còn thúc đẩy quá trình giảm mỡ, tăng khối lượng cơ nạc.

Giảm mỡ có hại

   Mỡ nội tạng hình thành trong và xung quanh các cơ quan nội tạng, làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin và khiến cơ thể khó quản lý đường huyết.

   Nghiên cứu năm 2013 của Trường Đại học Blaise Pascal, Pháp và một số đơn vị về lợi ích của tập thể dục. Kết quả cho thấy, 100 người mắc hội chứng chuyển hóa thực hiện bài tập sức mạnh cường độ cao kết hợp luyện sức bền trong ba tuần đã giảm mỡ nội tạng và tình trạng kháng insulin.

 

Tập thể dục giúp giảm mỡ cơ thể

Tập thể dục giúp giảm mỡ cơ thể

 

Cải thiện sức khỏe tim mạch

   Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bệnh tiểu đường type 2 là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Việc rèn luyện sức mạnh sẽ làm tăng mức cholesterol tốt (HDL), giảm mức cholesterol xấu (LDL) và hạ huyết áp cao. Nhờ đó, sức khỏe tim mạch của người bệnh tiểu đường sẽ được tăng cường, giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng tim mạch.

 

Ngoài tập thể dục, người bệnh tiểu đường nên làm gì để sống khỏe? 

   Để sống khỏe với căn bệnh tiểu đường, ngoài tập thể dục, bạn nên áp dụng đồng thời các việc sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống ít đường, mỡ và tinh bột, hạn chế các thực phẩm như cơm, bún, miến, phở, thịt mỡ, nội tạng động vật, bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt…
  • Hạn chế các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó, thịt dê…
  • Không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý giảm liều, ngừng thuốc.
  • Thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress.
  • Sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + để ổn định đường huyết hiệu quả hơn. BoniDiabet + là sản phẩm của Mỹ, kết hợp giữa thảo dược và các nguyên tố vi lượng, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa hiệu quả biến chứng tiểu đường. Tác dụng của sản phẩm đã được chứng minh tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông, có đến 96,67% người bệnh tiểu đường dùng BoniDiabet + có hiệu quả tốt và khá. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết lợi ích của tập thể dục với người bệnh tiểu đường. Để kiểm soát tốt căn bệnh này, bạn nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ và uống thêm BoniDiabet + mỗi ngày. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Hành trình sống khỏe cùng bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet

Chú Nguyễn Thế Sơn, 65 tuổi ở địa chỉ số 355 Tân Định 1, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Lipid là gì và có vai trò như thế nào với người bệnh tiểu đường?

Lipid (chất béo) từng được xem là chất không tốt trong dinh dưỡng, cần hạn chế hoặc tránh sử dụng để ngăn ngừa tăng cân và các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại lipid đều xấu...

Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường tê bì chân tay và 3 biện pháp phòng ngừa phổ biến

Bài viết dưới đây tổng hợp 3 biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường tê bì chân tay phổ biến nhất hiện nay, mời quý bạn đọc cùng theo dõi

Hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường phải làm sao?

Người mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng… là những biểu hiện đặc trưng của biến chứng hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Những loại trái cây tốt nhất cho người bệnh tiểu đường!

Nếu ăn được thì người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và những loại trái cây nào tốt cho người bệnh tiểu đường. Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường tê bì chân tay

Các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường tê bì chân tay

Tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo biến chứng  thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Khi đó, người bệnh có nguy cơ loét, hoại tử chi, thậm chí phải cắt cụt chân nếu không kiểm soát đường huyết tốt.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi