Bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2? Bạn được bác sĩ kê đơn thuốc metformin? Bạn băn khoăn không biết thuốc này có tác dụng gì với bệnh của mình? Và cần lưu ý gì trong quá trình điều trị? Tất cả sẽ được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Bệnh tiểu đường lưu ý gì khi dùng metformin
Metformin là thuốc gì?
Metformin là thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 dạng uống được ưu tiên lựa chọn trong tất cả các khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cũng như Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu.
Metformin có tác dụng làm hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường thông qua cơ chế:
- Làm giảm sản xuất glucose ở gan.
- Giảm đề kháng insulin ở tế bào.
- Làm chậm quá trình hấp thu glucose ở ruột.
Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp giảm lipid, giảm LDL- cholesterol xấu và tăng HDL- cholesterol tốt cho người bệnh.
Ưu- nhược điểm của metformin
So với các loại thuốc điều trị tiểu đường khác thì metformin có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Đó là:
- Không kích thích tăng tiết insulin, vì thế nó rất hiếm khi gây tụt đường huyết. Đó cũng là lý do loại thuốc này được lựa chọn đầu tiên trong điều trị tiểu đường tuýp 2.
- Không làm thay đổi trọng lượng cơ thể.
- Giúp giảm biến chứng về tim mạch, đột quỵ ở nhóm người dùng trên 10 năm. Đồng thời giảm tỷ lệ tử vong chung khoảng 30% (so với glibenclamide, chlorpropamide).
- Các nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy: Metformin có hiệu lực, an toàn với phụ nữ mang thai tương tự như insulin. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và hứa hẹn đây sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho chị em bị tiểu đường thai kỳ trong tương lai.
Metformin giúp giảm biến chứng về tim mạch ở những người dùng trên 10 năm
Cũng giống các loại thuốc tây y khác, metformin có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ thấy có vị kim loại trong miệng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy, nổi mề đay, nhạy cảm với ánh sáng…
Trường hợp nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng:
- Thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu.
- Tim đập nhanh, thở nhanh hoặc thở nông.
- Thiếu vitamin B12 nặng: Mệt mỏi, yếu cơ , loét miệng, rối loạn thị lực…
- Nhiễm toan lactic: biến chứng này có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Chỉ định và chống chỉ định của metformin
Metformin được chỉ định cho người lớn và trẻ nhỏ từ 10 tuổi trở lên. Metformin không phù hợp với một số đối tượng sau:
- Đã từng bị dị ứng với metformin.
- Suy tim hoặc có tiền sử suy tim.
- Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu, người bị suy dinh dưỡng.
- Suy thận nặng (GFR <30 mL / phút).
- Ung thư bàng quang hoặc có tiền sử ung thư bàng quang.
- Nhiễm khuẩn huyết, nhồi máu cơ tim.
Metformin không dùng cho bệnh nhân suy gan
Liều dùng metformin
Tùy tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể kê metformin với liều khác nhau. Thông thường:
Người lớn: Liều khởi đầu là uống viên 500mg hoặc 850mg, ngày 2 lần. Sau đó, mỗi tuần tăng liều 1 lần, mỗi lần tăng thêm 1 viên mỗi ngày, mức tối đa là 2500 mg/ngày.
Người cao tuổi: Cần dựa vào chức năng thận để có thể điều chỉnh liều phù hợp. Lưu ý với người cao tuổi không điều trị tới liều tối đa.
Trẻ em: Liều dùng metformin cho trẻ từ 10 - 16 tuổi là 500 mg một lần, ngày 2 lần vào bữa ăn sáng và tối. Cứ mỗi tuần, tăng liều thêm 1 viên. Liều tối đa là 2000mg/ngày chia làm 2 hoặc 3 lần.
Trên đây chỉ là liều dùng tham khảo, bạn cần có hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Khi sử dụng metformin, người bệnh cần lưu ý gì?
Ngoài liều dùng và chống chỉ định, người bệnh cần lưu ý thêm:
- Nên uống viên metformin trong bữa ăn để giảm tác dụng phụ. Nuốt toàn bộ viên metformin với một cốc nước, đừng nhai thuốc trước khi nuốt.
- Nếu quên liều, hãy dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm như mọi ngày. Bạn tuyệt đối không dùng gấp đôi liều, tránh tình trạng quá liều metformin.
- Thông báo với bác sĩ khi gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng của metformin.
- Chủ động kiểm tra chức năng thận ít nhất 1 lần/năm.
Kiểm tra chức năng thận ít nhất 1 lần/năm khi dùng metformin
- Khi dùng metformin trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt vitamin B12. Vì vậy, bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 như: thịt, cá, trứng, sữa…
- Mặc dù rất hiếm khi gây tụt đường huyết, nhưng metformin lại thường được kết hợp với sulfonylurea. Do đó, bệnh nhân cũng cần nhận biết về các triệu chứng của hạ đường huyết quá mức cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này kịp thời.
>>>Xem thêm: Hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường phải làm sao?
- Một số loại thuốc có thể cản trở hoạt động của metformin. Vì vậy, nếu đang dùng bất kỳ thuốc nào bạn cũng cần thông báo với bác sĩ, đặc biệt là các thuốc prednisolon, furosemide, thuốc điều trị tim mạch, cao huyết áp…
- Ngoài việc dùng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp 8 yếu tố quan trọng dưới đây và dùng BoniDiabet để kiểm soát bệnh tối ưu nhất.
8 điều quan trọng bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện mỗi ngày
- Tắm nắng khoảng 30 phút mỗi ngày.Tắm nắng làm cơ thể tăng tổng hợp vitamin D. Vitamin D sẽ giúp giảm đường huyết, giảm đề kháng Insulin và ngừa các biến chứng trên tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột, đường, giảm muối, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả ít ngọt….
- Bổ sung lợi khuẩn:Những nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột điều chỉnh việc sinh tổng hợp glucose tại gan, hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh sẽ góp phần duy trì đường huyết ở mức an toàn.
- Giải tỏa căng thẳng, stress, thư giãn tinh thần bởi khi căng thẳng, cơ thể sẽ tăng tiết adrenalin và cortisol, 2 loại hormon này đều làm tăng đường huyết.
- Ngủ đủ giấc giúp bạn kiểm soát mức đường huyết, tăng hoạt động của insulin.
- Tập thể dục thể thao điều độ, đều đặn hàng ngày.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc từ môi trường để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn ở người tiểu đường.
- Xử lý nhanh các ổ viêm của cơ thể để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày
Cách kết hợp BoniDiabet với metformin để thu hiệu quả tối ưu nhất
BoniDiabet + giúp hạ, ổn định đường huyết nhờ công thức vượt trội gồm các thảo dược và nguyên tố vi lượng, vitamin, khoáng chất. Chính vì vậy, sản phẩm rất an toàn, cho hiệu quả từ từ và lâu dài.
Nếu đang dùng metformin hoặc các loại thuốc tây điều trị tiểu đường thì thời gian đầu bạn cần giữ nguyên liều thuốc tây y, kết hợp với sử dụng BoniDiabet + liều 4-6 viên/ngày, đồng thời có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
- Sau khoảng 1-2 tháng đường huyết hạ dần về ngưỡng an toàn hơn.
- Đủ liệu trình 3 tháng, đường huyết hạ rõ rệt, HbA1c cũng sẽ giảm.
Khi đường huyết, HbA1c đã hạ và ổn định ở mức an toàn, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ giảm dần liều metformin cũng như thuốc tây khác, từ đó giảm được tác dụng phụ của chúng lên sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc nắm được thông tin về metformin cũng như giải pháp kiểm soát bệnh tiểu đường tối ưu nhất. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về bệnh tiểu đường và sản phẩm BoniDiabet, mời các bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được tư vấn trực tiếp!
XEM THÊM: