Đau mắt đỏ: Bạn biết được những gì về căn bệnh này?

Cập nhập: Thứ hai, 03/04/2023

 

    Đau mắt đỏ là căn bệnh được bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó chịu và sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều ảnh hưởng mỗi khi bệnh tái phát. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, cũng như cách điều trị và phòng ngừa nhé!

 

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

 

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ là gì?

   Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc, xảy ra khi lớp màng ngoài cùng che phủ phần lòng trắng của mắt và kết mạc mi mắt bị viêm nhiễm. Đây là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải và luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

    Những tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ có thể kể đến như:

  • Nhiễm virus Adeno chiếm đến 80% các trường hợp đau mắt đỏ, kế đến là virus Herpes. Một số loại ít gặp hơn được biết đến là varicella-zoster, enterovirus, Epstein Barr,... Bệnh có thể dễ dàng lây từ người sang người  khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh.
  • Do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae,... Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể lây khi bạn tiếp xúc với dịch tiết hay vật dụng có dính mầm bệnh chạm vào mắt.
  • Do dị ứng, kích ứng như: lông vật nuôi, thuốc, phấn hóa, bụi,... Tình trạng này thường gặp ở người có cơ địa dị ứng, tái phát theo mùa và không lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.

 

Triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt đỏ

   Các triệu chứng của đau mắt đỏ rất dễ nhận ra khi bệnh khởi phát. Kết mạc mắt của người mắc bệnh thường bị đỏ lên, ngứa, và chảy nước mắt nhiều. Bên cạnh đó, tùy theo tác nhân là vi khuẩn, virus, hay dị ứng, người bệnh sẽ gặp thêm các dấu hiệu khác như:

  • Đau mắt đỏ do virus: Mắt cộm và cảm giác như có bụi vướng trong mắt, phù mi, hình thành giả mạc, ho hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch, có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Mắt có ghèn màu xanh hoặc vàng dính 2 mí mắt khi thức dậy vào buổi sáng, có thể bị ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh có tính chu kỳ, xuất hiện vào các thời điểm nhất định trong năm, có thể kèm theo viêm mũi dị ứng và thường xảy ra ở cả 2 mắt.

   Đau mắt đỏ không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng các triệu chứng lại có thể ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Trong một số trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề như: đau mắt nhiều, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, xung huyết,... Lúc này, người bệnh nên đến các cơ sở ý tế để được điều trị.

 

mắt có ghèn màu vàng

Đau mắt đỏ do vi khuẩn khiến mắt có ghèn màu vàng sau khi thức dậy

 

Điều trị đau mắt đỏ bằng cách nào?

   Bệnh đau mắt đỏ đa phần sẽ khỏi trong khoảng 7 - 10 ngày nếu người bệnh tự chăm sóc tốt và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, đôi khi, bệnh có thể gây biến chứng như viêm giác mạc, loét giác mạc,... khiến thị lực suy giảm.

   Do đó, người bệnh nên điều trị ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên. Các biện pháp điều trị có thể kể đến như:

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tích cực ăn các loại trái cây tươi (cam, bưởi, chanh,...) để bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.

  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt, nước mắt nhân tạo, dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc mỡ tra mắt để điều trị nhiễm khuẩn, hoặc dự phòng bội nhiễm khi cần thiết.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh để mắt làm việc nhiều, đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Nên đeo kính chắn bụi, gió,... để giảm thiểu việc tiếp xúc với các loại khói bụi dễ gây kích thích cho mắt.
  • Không được dụi, day mắt để tránh gây tổn thương giác mạc, làm bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Không để nước bẩn dây vào mắt, tránh đi bơi khi bị bệnh.
  • Bệnh có khả năng lây qua đường tiếp xúc nên người bệnh cần được cách ly hợp lý và sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài.

   Bên cạnh đó, để dễ dàng theo dõi tiến triển của bệnh, thì bạn nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng hay đau hơn, hoặc chảy máu, thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Các biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

   Với trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, hoặc virus, bạn nên sử dụng các biện pháp tự bảo vệ khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Cùng với đó, để có thể phòng ngừa được bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả, bạn nên lưu ý một vài điều sau đây:

- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh mắt sạch sẽ với nước muối sinh lý 0.9% hàng ngày.

- Không dùng chung khăn mặt, mỗi người nên chuẩn bị cho mình một chiếc khăn mặt riêng.

- Khi tắm gội, bạn hãy tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,... dây vào mắt. Khi vào mùa dịch, bạn nên hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài.

- Luôn sử dụng kính mắt, kính chắn bụi, chắn gió mỗi khi ra đường.

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất trong trái cây.

- Không tắm hay bơi lội ở những nơi ao hồ, sông suối có chất lượng nước kém. Khi đi bơi, bạn nên chọn những bể bơi có nguồn nước sạch, được xử lý đạt tiêu chuẩn, cùng với đó là luôn sử dụng kính bơi và rửa mắt với nước muối sinh lý 0.9% ngay sau khi bơi.

- Thường xuyên mở cửa thông gió và luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc, bụi bặm.

 

đeo kính và khẩu trang khi ra ngoài

Bạn nên đeo kính và khẩu trang khi ra ngoài

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về nguyên nhân, triệu chứng của đau mắt đỏ, cũng như cách phòng ngừa và khắc phục hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: đau mắt đỏ

Bài viết cùng chủ đề

Đau mắt đỏ - Triệu chứng mới của biến thể Covid-19

Mắt đỏ được xác nhận là một trong những triệu chứng mới của bệnh nhân mắc XBB.1.16 - một biến thể phụ mới của Omicron, hay còn được gọi là Arcturus.

TP. HCM phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của Omicron

TP. HCM phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của Omicron

Người phụ nữ bị loét giác mạc khi tự ý mua thuốc điều trị đau mắt đỏ

Người phụ nữ bị đau mắt đỏ đã tự ý mua thuốc điều trị và gặp biến chứng loét giác mạc nguy hiểm…
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844