Cách phòng ngừa đột quỵ: Bạn đã biết?

Cập nhập: Thứ tư, 15/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, đứng thứ ba trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Và tại Việt Nam, mỗi năm theo ước tính có khoảng 200.000 người bị đột quỵ - đây là một con số rất cao và đáng lo ngại hơn là con số này mỗi năm đều tăng lên đáng kể. Nắm rõ nguyên nhân gây đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ là chìa khóa giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

 

Phòng ngừa đột quỵ

Phòng ngừa đột quỵ

 

Đột quỵ là gì? Có những loại đột quỵ nào?

   Đột quỵ (Stroke) là tình trạng nguồn máu cung cấp cho một phần của não bộ bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, chất dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết dần trong vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây được xem là bệnh lý rối loạn thần kinh phổ biến và nguy hiểm nhất.

   Có thể phân đột quỵ thành hai loại là: đột quỵ do tắc mạch máu não và đột quỵ do chảy máu não.

 

Hai loại đột quỵ

Hai loại đột quỵ

 

  • Đột quỵ tắc mạch máu não (còn gọi là đột quỵ nhồi máu não): chiếm 85% trường hợp đột quỵ, thường là do huyết khối làm bít tắc hoàn toàn mạch máu não hoặc do các mảng xơ vữa hình thành gây hẹp dần lòng mạch.
  • Đột quỵ do xuất huyết não: chiếm 15% trường hợp đột quỵ còn lại, xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, khiến chảy máu trong não hoặc xung quanh não.

 

Đột quỵ: Cấp cứu càng sớm, tỷ lệ sống sót càng cao

   Theo thống kê của Tổ chức Đột quỵ Thế giới, mỗi năm toàn cầu có khoảng 16 triệu ca đột quỵ và 6 triệu ca tử vong. Trong vòng hai thập kỷ qua, gánh nặng mà đột quỵ mang lại cho thế giới đã tăng khoảng 26%. Điều quan trọng với bệnh lý này đó là người bệnh cần được cấp cứu sớm ngay sau khi có dấu hiệu đột quỵ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tử vong hoặc nếu may mắn hơn, họ cũng sẽ phải hứng chịu những di chứng nặng nề như liệt nửa người, hôn mê…

   Ngày nay, với những tiến bộ của nền y học, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đã có xu hướng giảm đi, nhưng số người tàn tật do đột quỵ lại tăng lên. Khung giờ “vàng” để cấp cứu cho người bệnh là 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, nếu được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối ngay trong khoảng thời gian này thì khả năng phục hồi của người bệnh sẽ rất khả quan.

 

cấp cứu cho người đột quỵ

3 giờ đầu là khung giờ vàng cấp cứu cho người đột quỵ

 

   Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc - Giám đốc trung tâm Đột quỵ, bệnh viện Trung ương Quân đội 108: trong năm 2017 chỉ có khoảng 2-3% bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối trong thời điểm 3 giờ vàng này. Nguyên nhân khiến người bệnh bỏ lỡ khung giờ vàng này có thể kể tới như:

  • Thứ nhất: người bệnh chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về đột quỵ như đối tượng dễ bị đột quỵ, dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ, cách sơ cấp cho người bị đột quỵ, cách phòng ngừa đột quỵ.
  • Thứ hai: quãng đường di chuyển của người bệnh tới bệnh viện gần nhất gặp nhiều khó khăn.
  • Thứ ba: công tác tổ chức cấp cứu ở một số bệnh viện có thể chưa thực sự tối ưu.

   Có thể thấy, trong ba nguyên nhân trên thì nguyên nhân thứ 2 và thứ 3 là những nguyên nhân mà người bệnh hoặc người nhà của họ rất khó tác động. Nhưng rõ ràng, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được nguyên nhân đầu tiên - cũng là nguyên nhân quan trọng nhất.

 

Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ

   Điều đầu tiên để ngăn ngừa đột quỵ đó là mỗi người hãy tự nhận biết xem bản thân có thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ hay không. Theo đó, có hai nhóm yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ: nhóm yếu tố không thể thay đổi và nhóm yếu tố có thể thay đổi.

Các yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác: bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Các yếu tố có thể thay đổi

  • Tiền sử đột quỵ: người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, đồng thời mức độ nặng của cơn đột quỵ kế tiếp cũng sẽ lớn hơn lần trước đó.
  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh cao huyết áp
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu (mỡ máu)
  • Bị mất ngủ thường xuyên
  • Lối sống không lành mạnh: thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, lười tập thể dục, hay tắm khuya…

 

Quy tắc “BE FAST”: Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ

   Khi bắt đầu khởi phát một cơn đột quỵ, các dấu hiệu thường khá mờ nhạt và lặp đi lặp lại khiến người bệnh lầm tưởng đó chỉ là các dấu hiệu của một cơ thể mệt mỏi thông thường, do đó đã bỏ lỡ thời gian vàng để cấp cứu người bệnh. Dưới đây là quy tắc BE FAST đã được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng như nhiều tổ chức khác trên thế giới sử dụng, giúp người bệnh và người thân dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ nhằm nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời:

  • B (BALANCE) có nghĩa là cân bằng: diễn tả triệu chứng khi người bệnh đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu, mất khả năng phối hợp vận động.
  • E (EYESIGHT) có nghĩa là thị lực: bệnh nhân bị mờ mắt hoặc mất thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
  • F (FACE) có nghĩa là gương mặt: những biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (phần nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
  • A (ARM) có nghĩa là cánh tay: bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
  • S (SPEECH) có nghĩa là phát âm: bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường.
  • T (TIME) có nghĩa là thời gian: khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên, hãy lập tức gọi 115 và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

 

Quy tắc BE FAST

Quy tắc BE FAST giúp nhận biết sớm dấu hiệu của đột quỵ

 

   Đó là tất cả những dấu hiệu nhận biết sớm một cơn đột quỵ mà mọi người nên nắm rõ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh.

 

Cấp cứu khi gặp bệnh nhân đột quỵ

   Khi một người bệnh có những dấu hiệu đột quỵ thì gọi cấp cứu 115 là điều cần làm ngay lập tức. Trong lúc chờ cấp cứu, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Dìu người bệnh để họ tránh té, ngã.
  • Để người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30 độ.
  • Ghi lại khoảng thời gian người bệnh bị đột quỵ.
  • Nếu người bệnh còn tỉnh, hỏi thăm thông tin của người bệnh như: các bệnh lý họ đang gặp phải, các loại thuốc đang sử dụng, thông tin người thân để trao đổi khi nhân viên y tế tới.
  • Nếu bệnh nhân bị nôn, để bệnh nhân nghiêng 45 độ, móc hết đàm, nhớt để tránh gây ngạt.
  • Nếu bệnh nhân ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực (tốt nhất là nên gọi 115 để được hướng dẫn thao tác chi tiết).

   Một số hành động tuyệt đối không được thực hiện:

  • Không tụ tập đông người xung quanh người bệnh.
  • Không tự ý xoa dầu nóng, dùng kim đâm đầu ngón tay.
  • Không tự ý cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.

 

Phòng ngừa đột quỵ

   Những lời khuyên để phòng ngừa đột quỵ tập trung chủ yếu vào rèn luyện những thói quen có lợi, bỏ những thói quen không tốt:

  • Kiểm soát các bệnh lý nền: nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ xuất phát từ việc kiểm soát không tốt các bệnh lý nền như bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, mỡ máu, các bệnh tim mạch…
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: xây dựng một chế độ ăn cân đối các thành phần đạm, mỡ, tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Hạn chế các chất béo xấu từ mỡ động vật, đồ ăn chiên xào vì đây là nguyên nhân hình thành nên các mảng xơ vữa.
  • Tập thể dục hàng ngày: giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường.
  • Hạn chế tối đa rượu, bia, thuốc lá.
  • Giữ ấm cơ thể, bỏ các thói quen xấu như tắm khuya vì sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ gây tổn thương mạch máu, khiến các mạch máu bị vỡ và dẫn đến đột quỵ.
  • Khám sức khỏe định kỳ: giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mãn tính, từ đó cũng giúp phòng ngừa từ xa nguy cơ đột quỵ.

   Đột quỵ là một tình trạng cấp tính, nguy hiểm tới tính mạng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng và ngăn ngừa nó. Trang bị đầy đủ tất cả kiến thức trên đây chính là giải pháp tốt nhất giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Để biết thêm những thông tin y khoa hữu ích, hãy theo dõi chúng tôi hoặc liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà