Rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin như: định nghĩa, nguyên nhân, cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật.
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.
Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành:
- Hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương).
- Hệ thần kinh thực vật (hay còn gọi là hệ thần kinh sinh dưỡng, hệ thần kinh tự chủ) hoạt động một cách tự chủ, độc lập với ý muốn của con người.
Hệ thần kinh thực vật lại được chia thành 2 phân hệ là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm (đối giao cảm). 2 hệ thống này về cơ bản có chức năng gần như trái ngược nhau, nhưng sự cân bằng giữa chúng lại giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.
Hệ thần kinh thực vật
|
Hệ giao cảm |
Hệ phó giao cảm |
Tim mạch |
Tăng nhịp tim |
Giảm nhịp tim |
Mạch ngoại biên |
Co mạch |
____ |
Bàng quang |
Giãn bàng quang |
Co bàng quang |
Nhu động ruột |
Giảm nhu động |
Tăng nhu động |
Nhu động dạ dày |
Giảm nhu động |
Tăng nhu động |
Phổi |
Giãn phế quản |
Co phế quản |
Tuyến mồ hôi |
Tăng tiết |
____ |
Đồng tử |
Giãn đồng tử |
Co đồng tử |
Hệ sinh dục |
Kích thích phóng tinh Co thắt âm đạo |
Cương dương |
Tuyến mang tai |
____ |
Tiết nước bọt |
Tuyến thượng thận |
Tiết catecholamin |
____ |
Chức năng của hệ thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi xuất hiện sự mất cân bằng hoạt động giữa hệ giao cảm và đối giao cảm, từ đó khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân dẫn tới rối loạn thần kinh thực vật
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn thần kinh thực vật, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể tới như:
- Đái tháo đường (phổ biến nhất)
- Bệnh lý tự miễn: hội chứng Sjogren, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp
- Bệnh Parkinson, Alzheimer
- Nhiễm một số loại virus nhất định, bao gồm cả Covid-19
- Di truyền
- Lão hóa
- Tổn thương dây thần kinh ở cổ, bao gồm cả lý do phẫu thuật
- Điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị hoặc điều trị 1 số bệnh lý khác bằng thuốc
- Các rối loạn tâm lý kéo dài như căng thẳng, stress, trầm cảm…
Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật
Các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật giữ vai trò quan trọng giúp các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán căn bệnh này, một số triệu chứng điển hình có thể kể đến như:
- Hồi hộp, đánh trống ngực: Tim đập nhanh bất thường, luôn có cảm giác hồi hộp khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
- Chóng mặt, choáng váng khi đứng hoặc thay đổi tư thế, thậm chí có thể ngất xỉu.
- Chân tay run, vã mồ hôi: Triệu chứng này xuất hiện khi người bệnh bị hốt hoảng và nhịp tim đập nhanh, kèm theo đó là chân tay run, cơ thể đổ mồ hôi nhiều do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.
- Khó thở, cảm thấy hụt hơi, tình trạng khó thở tăng lên khi ở những nơi đông người.
- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Hệ tiêu hóa thường xuyên bị rối loạn như: đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, chán ăn…
- Mất ngủ: thời lượng giấc ngủ giảm, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc.
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
Có thể thấy, triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, dẫn tới sai lầm trong điều trị khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Rối loạn thần kinh thực vật - Nguồn cơn của một số bệnh lý
Rối loạn thần kinh thực vật có thể dẫn tới hoặc làm trầm trọng thêm một số bệnh lý như:
- Hội chứng Raynaud: Khi gặp thời tiết lạnh hoặc stress tâm lý thì các mạch máu tại đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại, gây tím tái đầu ngón tay, ngón chân. Đi cùng với đó là triệu chứng rối loạn cảm giác như tê bì, dị cảm, đau nhức hoặc thậm chí có thể dẫn tới loét da, hoại tử nếu tình trạng co thắt mạch máu lặp lại nhiều lần. Màu sắc, cảm giác của các đầu ngón tay, ngón chân sẽ trở lại bình thường khi mạch máu giãn trở lại.
- Chứng xanh tím đầu chi: Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp có thể dễ nhầm lẫn với hội chứng Raynaud. Các ngón tay và chân luôn lạnh, có màu xanh tím, mồ hôi nhiều và có thể sưng nhưng không có cảm giác đau. Các tình trạng đó diễn ra dai dẳng và không dễ dàng hồi phục.
- Chứng đỏ đau đầu chi: Các triệu chứng bao gồm đau rát, nóng và đỏ ở bàn chân hoặc bàn tay kéo dài vài phút đến vài giờ. Ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng bị khởi phát bởi nhiệt độ (nhiệt độ từ 29 đến 32° C) và được giảm đi bằng cách ngâm trong nước đá.
- Bệnh xơ cứng bì: Bệnh có thể gây tổn thương động mạch, mao mạch làm xơ cứng và tắc nghẽn các mạch máu ở da, cơ, ống tiêu hóa, tim, phổi, thận. Bệnh không chỉ biểu hiện ở da mà còn ở nội tạng và toàn thân.
Phòng ngừa và điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật không trực tiếp gây tử vong nhưng làm giảm hoặc ảnh hưởng tới chức năng tự động của cơ thể như: nhịp tim, huyết áp, mồ hôi…
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật là phải điều trị nguyên nhân gây bệnh (kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường, điều trị Parkinson, điều trị Alzheimer…), cùng với đó là điều trị triệu chứng (thuốc an thần để điều trị mất ngủ, thuốc điều trị táo bón hay tiêu chảy…). Người bệnh có thể kết hợp các phương pháp điều trị bằng Đông y như châm cứu, liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh.
Phương pháp phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật hiện nay chủ yếu là thay đổi lối sống:
- Giải tỏa căng thẳng bằng các biện pháp ngồi thiền, tập yoga, đi bộ.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Hạn chế bia, rượu, thuốc lá và tránh tuyệt đối các chất tác động tới tâm thần bất hợp pháp.
- Hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn bằng việc ăn thực phẩm sạch, vệ sinh cơ thể và môi trường sống thường xuyên.
- Tăng cường các hoạt động tập luyện thể dục thể thao.
- Kiểm soát cân nặng, người bệnh tiểu đường thì cần kiểm soát tốt đường huyết.
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết để phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật
Liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để được tư vấn, giải đáp các vấn đề về sức khỏe.
XEM THÊM: