Theo thống kê từ Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, số lượng mắc mới ung thư gan tại Việt Nam cán mốc 26.418 người trong năm 2020. Cùng năm này, số ca tử vong do ung thư gan cũng lên đến 25.272, cao gấp 3,8 lần số người tử vong do tai nạn giao thông. Đây là một tình trạng y tế đáng báo động, nhưng rất nhiều người lại quá chủ quan với căn bệnh này.
Hơn 25 nghìn ca tử vong - Số người chết vì ung thư gan cao gấp 3,8 lần tai nạn giao thông
90% số ca ung thư gan là ung thư biểu mô tế bào gan
Ung thư gan là tình trạng xảy ra khi các tế bào đột biến xuất hiện tại gan, và nhân lên một cách không kiểm soát. Chúng tập hợp thành những khối u ác tính khiến gan bị tổn thương và mất dần chức năng ban đầu.
Ung thư gan được gọi là nguyên phát khi các tế bào này có nguồn gốc từ nhu mô hoặc trung mô của gan. Ung thư gan là thứ phát khi các tế bào đột biến di căn từ các cơ quan khác về phổi như trong bệnh lý ung thư phổi, ung thư đại tràng,...
Hiện nay, 90% số ca mắc bệnh là ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular Carcinoma – HCC). Tình trạng này thuộc vào dạng ung thư nguyên phát. Ung thư biểu mô tế bào gan thường được bắt gặp ở những người trên 50 tuổi. Nam giới mắc bệnh nhiều gấp đôi so với nữ giới.
Bên cạnh đó, ung thư gan nguyên phát còn có một số loại khác như:
- Ung thư biểu mô đường mật.
- Ung thư gan nguyên bào.
- Ung thư mạch máu sarcoma gan
4 giai đoạn phát triển của ung thư gan
Ung thư gan phát triển qua 4 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần, còn cơ hội sống của người bệnh thì giảm dần. 4 giai đoạn này gồm có:
Ung thư gan giai đoạn 1
Đây là giai đoạn khối u vẫn khu trú trong gan, chưa lan tới các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trên cơ thể. Nếu được điều trị tích cực ở giai đoạn này, kết hợp với sự chăm sóc tốt, thì cơ hội sống trên 5 năm của người bệnh là khoảng 31%.
Ung thư gan giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, khối u đã xâm lấn vào các mạch máu, lan tới nhiều mô trong gan. Kích thước khối u khoảng 5cm, tuy nhiên các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận vẫn chưa bị ảnh hưởng. 30% người bệnh được phát hiện mắc ung thư gan trong giai đoạn này. Nếu được điều trị tích cực và chăm sóc tốt, cơ hội sống thêm sau 5 năm của họ là khoảng 19%.
Ung thư gan giai đoạn 3
- Giai đoạn 3A: Xuất hiện nhiều hơn 1 khối u. Kích thước tối thiểu 5cm, chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết và cơ quan xung quanh.
- Giai đoạn 3B: Xuất hiện tối thiểu 1 khối u xâm lấn tới 1 nhánh chính của tĩnh mạch trong gan nhưng chưa ảnh hưởng tới các hạch và cơ quan lân cận.
- Giai đoạn 3C: Xuất hiện 1 khối u tiến triển xâm lấn tới các bộ phận lân cận bên ngoài của túi mật, hoặc phát triển tới lớp vỏ ngoài bao quanh vùng gan, nhưng chưa phát triển tới hạch hoặc di căn ra ngoài.
Nếu được điều trị tích cực trong giai đoạn này, cơ hội sống trên 5 năm của người bệnh ung thư gan ở khoảng 11%.
Ung thư gan giai đoạn 4
- Giai đoạn 4A: Khối u có thể đã xâm lấn tới mạch máu, tới hạch hay tới các vùng lân cận, nhưng chưa có hiện tượng di căn ra ngoài.
- Giai đoạn thứ 4B: Khối u có kích thước lớn gây tổn thương gan đáng kể. Các tế bào ung thư di căn và phát triển tới các bộ phận khác trong cơ thể.
4 giai đoạn của ung thư gan
Việc điều trị ung thư gan giai đoạn 4 rất khó khăn vì sức khỏe của người bệnh đang dần suy kiệt. Thời gian sống trên 5 năm của người bệnh lúc này chỉ còn khoảng 3%.
11 đối tượng có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn bình thường
Tỷ lệ mắc phải ung thư gan sẽ cao hơn ở những đối tượng như:
- Nam giới có tỷ lệ mắc cao gấp 3 lần nữ giới và những người cao tuổi có nguy cơ mắc cao hơn người trẻ.
- Người châu Phi và châu Á có tỷ lệ mắc cao hơn so với người ở châu Mỹ.
- Người bị viêm gan virus mãn tính do HBV, HVC.
- Người nghiện rượu bia, lạm dụng rượu.
- Người nghiện thuốc lá.
- Người mắc xơ gan.
- Người béo phì.
- Người bị gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Người xơ gan ứ mật nguyên phát.
- Người bệnh tiểu đường type 2.
- Người bị thiếu hụt alpha 1-antitrypsin. Những đối tượng này cũng có thể mắc phải một số vấn đề hô hấp như phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, khí phế thũng.
Bên cạnh 11 đối tượng kể trên, nguy cơ mắc ung thư gan cũng tăng lên nếu nhiễm phải độc tố Aflatoxin, sử dụng steroids, mắc bệnh tyrosin máu, rối loạn chuyển hóa porphyrin, mắc bệnh huyết sắc tố di truyền do rối loạn chuyển hóa sắt,...
3 biện pháp phòng ngừa mắc ung thư gan
Để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc ung thư gan, bạn nên thực hiện ngay 4 biện pháp dưới đây:
Khám tầm soát ung thư gan định kỳ và tiêm vaccine phòng bệnh
Hiện nay, việc tiêm vacxin phòng viêm gan B sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc viêm gan B và các hậu quả như xơ gan và ung thư gan. Vacxin này được tiêm mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Ba tiều tiếp theo được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Liều cuối cùng được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Các phương pháp giúp tầm soát phát hiện ung thư gan có thể kể đến là:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
- Đánh giá chức năng gan qua các xét nghiệm ALT(GPT), AST(GOT), GGT, định lượng Bilirubin toàn phần.
- Tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C qua xét nghiệm HCV Ab miễn dịch tự động và xét nghiệm HBs Ag bằng phương pháp test nhanh.
- Tầm soát qua xét nghiệm định lượng AFP, CEA, CA 19.9, tầm soát u gan qua siêu âm ổ bụng hoặc CT scan vùng bụng.
Bạn nên khám tầm soát ung thư gan định kỳ
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Việc ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp bạn phòng chống ung thư gan. Bạn nên lưu ý với những loại thực phẩm như:
- Đồ ăn bị mốc vì chúng chứa chất độc aflatoxin.
- Các loại dưa cà muối chua cũng có chứa nitrosamine được chứng minh gây ung thư gan.
- Các loại dầu mỡ để lâu, chiên đi chiên lại nhiều lần vì chúng sinh ra chất hóa học MDA. MDA có thể tạo ra polymer phản ứng với protein và DNA, gây đột biến cấu trúc protein, làm cho tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư.
- Các loại thực phẩm giàu protein, bởi nếu chúng không kịp chuyển hóa sẽ tích tụ và gây hại cho gan. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng với mức độ vừa phải.
- Tinh bột và đường có trong các loại đồ ngọt, đồ uống giải khát, bánh kẹo,... cũng có thể gây bất lợi cho gan.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng những loại thực phẩm tốt cho gan như: Trà xanh, tỏi, quả mọng, quả bơ, chuối, chanh, cà rốt, đu đủ, cá báo giàu omega-3, quả hạch, dầu ô liu,...
Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý
Trước tiên, bạn cần dừng ngay những thói quen có hại cho lá gan của bạn như hút thuốc lá, uống rượu bia. Để bỏ thuốc lá, bạn hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok giúp bỏ thuốc lá sau 3-7 ngày nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Nếu muốn bỏ rượu, giảm tác hại của bia rượu với gan, bạn hãy dùng viên uống BoniAncol +.
Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya và tránh căng thẳng, stress. Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp tế bào gan được thư giãn, sửa chữa những phần bị hư hỏng. Nếu bạn đang bị mất ngủ, ngủ chập chờn, khó ngủ, thì hãy sử dụng sản phẩm BoniHappy + và BoniSleep +. Ngoài ra, việc tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên cũng có lợi cho lá gan của bạn.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về ung thư gan, cũng như cách phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: