Câu hỏi
Chào chuyên gia, khoảng nửa năm gần đây, tôi bị đi tiểu đêm nhiều. Đêm nào ít thì cũng 2 - 3 lần, nhiều thì có khi đi đến 4 lần, cứ nằm một lúc là lại phải dậy đi tiểu. Chính vì thế, giấc ngủ của tôi bị ảnh hưởng, đang thiu thiu ngủ thì lại bị tỉnh giấc, sáng dậy mệt mỏi, uể oải vô cùng. Chuyên gia cho hỏi, tiểu đêm nhiều lần như vậy là bị bệnh gì? Và, tôi phải làm gì để khắc phục ạ?
(N.T, Hưng, 62 tuổi, Cao Bằng)
Chuyên gia giải đáp: Tiểu đêm nhiều lần là bị làm sao? Khắc phục bằng cách nào?
Tiểu đêm nhiều lần là bị làm sao?
Chào anh, tiểu đêm nhiều lần là vấn đề khá thường gặp ở nam giới có tuổi như anh. Nguyên nhân gây tiểu đêm cũng rất đa dạng, có thể là do những thói quen không tốt trước khi ngủ, hoặc cũng có thể là do mắc phải bệnh lý, hay dùng thuốc nào đó.
Các nguyên nhân gây tiểu đêm có thể kể đến như:
Nguyên nhân tiểu đêm không do bệnh lý
- Do tuổi cao: Ở độ tuổi của anh, các cơ quan sẽ gặp nhiều vấn đề hơn do quá trình lão hóa. Ví dụ như: chức năng bàng quang giảm đi, não bộ giảm sản xuất hormon chống bài tiết nước tiểu vasopressin, chức năng thận kém hơn, dẫn đến tiểu đêm nhiều lần.
- Do ăn nhiều tinh bột, đường vào buổi tối, khiến lượng hormone insulin tăng cao. Insulin tăng cũng sẽ ức chế hoạt động của hormon vasopressin, gây tiểu đêm.
- Do uống nhiều nước, nước canh, ăn rau có tính lợi tiểu khiến cơ thể phải tăng bài tiết nước tiểu.
- Do uống nước chè, cafe, rượu bia: Nước chè và cafe có tính lợi tiểu, còn rượu bia lại ức chế hormon vasopressin, do đó khi dùng những loại đồ uống này, chúng ta sẽ thường đi tiểu nhiều hơn.
- Do nhiệt độ lạnh: Thời tiết lạnh hơn về ban đêm, hoặc khi để nhiệt độ điều hòa quá thấp khiến cơ thể giảm bài tiết mồ hôi, từ đó gây tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
Uống nước chè nhiều có thể gây tiểu đêm
Nguyên nhân tiểu đêm do bệnh lý
- Phì đại tuyến tiền liệt: Đây là căn bệnh vô cùng phổ biến ở nam giới trung và cao tuổi. Ở độ tuổi của anh, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này có thể rơi vào khoảng gần 70%. Sự phì đại của tuyến tiền liệt sẽ kích thích bàng quang, đồng thời làm suy yếu cơ cổ bàng quang, khiến nước tiểu không thoát được hết ra ngoài, làm tăng số lần tiểu đêm. Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh này là: tiểu són, tiểu nhỏ giọt, tiểu yếu, tiểu khó,...
- Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao khiến cơ thể phải tăng bài tiết nước tiểu để đào thải bớt lượng đường dư thừa trong máu. Đồng thời, mức insulin cao ở người mắc tiểu đường cũng khiến việc đi tiểu diễn ra thường xuyên hơn. Bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng khác là: mệt mỏi, khát nước, thèm ăn, tê bì chân tay, mờ mắt,...
- Bàng quang tăng hoạt - OAB: Đây không phải là một bệnh lý cụ thể, mà là một tập hợp các triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Khi mắc chứng bàng quang tăng hoạt, anh sẽ cảm thấy luôn mót tiểu và đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt có thể là do biến chứng thần kinh của tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, hay rối loạn thần kinh.
- Suy thận mãn: Đây là tình trạng chức năng thận suy giảm dần do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng suy thận tăng theo từng cấp độ, từ tiểu nhiều lần, chán ăn, mệt mỏi, phù, đau thắt lưng, cho đến thiếu máu, chuột rút ban đêm, ngứa, tăng huyết áp,...
- Suy tim, tăng huyết áp: Hai bệnh lý này không trực tiếp gây tiểu đêm, mà các loại thuốc lợi tiểu được dùng để điều trị chúng mới là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm.
Phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu khó,...
Khắc phục tình trạng tiểu đêm bằng cách nào?
Như vậy, tình trạng tiểu đêm có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trước hết, anh nên đi khám để biết được nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó có cách khắc phục hiệu quả nhất.
Với các trường hợp tiểu đêm do thói quen sinh hoạt không điều độ, anh cần điều chỉnh lại bằng cách:
- Hạn chế uống nước vào buổi tối, và cả các loại canh, rau, quả có tính lợi tiểu như: rau cải, nho, quả mọng, rau cần tây, măng tây,...
- Không uống rượu, bia, nước chè, cafe quá muộn, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Không ăn nhiều thực phẩm tinh bột, đường vào buổi tối.
- Không để nhiệt độ phòng quá thấp, nhiệt độ phòng nên duy trì ở mức 28 độ C.
- Tập các bài tập kegel nhằm tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng chậu và cơ sàn chậu.
Với các nguyên nhân gây tiểu đêm là do bệnh lý, anh cần kiểm soát tốt các bệnh này. Nếu nguyên nhân là do phì đại tuyến tiền liệt, anh nên dùng các sản phẩm giúp giảm triệu chứng, đồng thời giúp co nhỏ kích thước của tuyến, từ đó hạn chế sự chèn ép vào bàng quang. Một sản phẩm có thể giúp anh thực hiện được điều này là BoniMen của Canada.
Nếu nguyên nhân do bệnh tiểu đường, anh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn kiêng một cách khoa học, tăng cường tập thể dục, chơi thể thao, để kiểm soát đường huyết. Đồng thời, anh nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet +. Đây là sản phẩm thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả hơn. Nhờ đó, anh sẽ giảm được các triệu chứng như tiểu đêm nhiều lần, tê bì, mờ mắt,... và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.
Với trường hợp bằng quang tăng hoạt, anh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng muscarinics giúp làm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang; thuốc mirabegron giúp tác động lên thụ thể β3 adrenergic; thuốc flavoxate; chống trầm cảm 3 vòng hoặc thuốc alpha-adrenergic antagonist tùy theo từng nguyên nhân. Ngoài ra, một số thủ thuật giúp cải thiện triệu chứng OAB có thể kể đến là tiêm botox vào bàng quang, kích thích thần kinh bằng điện cực, phẫu thuật mở rộng bàng quang.
Giảm đường huyết sẽ giúp giảm tiểu đêm
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp anh và quý độc giả có câu trả lời cho câu hỏi về vấn đề “tiểu đêm nhiều là bị làm sao?”, cũng như cách khắc phục hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Chuyên gia giải đáp: Nước tiểu có bọt có phải là bệnh thận không?
- Tại sao tôi hay bị tiêu chảy khi lo lắng