Đau bắp chân là bệnh gì?

Cập nhập: Thứ hai, 08/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Câu hỏi:

   Chào chuyên gia, tôi năm nay 47 tuổi. Thời gian  gần đây tôi thấy bắp chân mình cứ bị đau ê ẩm, rã rời, đặc biệt là khi bước đi và vận động. Cơn đau chạy dọc từ đùi đến bắp chân chứ không tập trung một vị trí. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi đau bắp chân như vậy là bệnh gì, tôi nên làm thế nào để giảm đau bắp chân, cảm ơn chuyên gia!

Nguyễn Quang Đức, 47 tuổi, Quảng Ninh

 

Đau bắp chân là bệnh gì?

Đau bắp chân là bệnh gì?

 

Trả lời

   Chào anh, đau bắp chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có cả nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không phải bệnh lý, cụ thể như sau:

 

Đau bắp chân do nguyên nhân bệnh lý:

   Bệnh nhân bị đau bắp chân do nguyên nhân bệnh lý thường bị đau, mỏi ở bắp chân dù không hoạt động nặng nề. Các bệnh lý gây ra triệu chứng này thường là các bệnh lý thần kinh tọa, bệnh liên quan đến mạch máu. Một số bệnh lý gây đau bắp chân:

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới:

   Đây là bệnh mà máu trong hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng ở chân và không thể trở về tim theo đường tĩnh mạch chủ như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp suất thủy tĩnh trong các tĩnh mạch khiến nó bị giãn ra. Nếu không điều trị kịp thời đúng cách, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và lưu lượng máu động mạch đến chân ngày càng giảm.

   Khi bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, họ thường bị đau bắp chân cả ngày nhưng nặng hơn từ chiều tối trở ra. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng sau:

  • Bàn chân sưng, ngứa, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân;
  • Da bị viêm, nổi gân xanh dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối;
  • Da đổi màu, lở loét thậm chí nhiễm trùng mô mềm gần mắt cá chân.

   Bệnh này diễn biến âm thầm, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và huyết khối mạch sâu gây đau, phù nề 2 chi dưới. Bệnh nhân có các dấu hiệu, triệu chứng trên hãy đến gặp các bác sĩ để được khám bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

   Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên tham khảo sản phẩm BoniVein + của Mỹ, đây là sản phẩm giúp bạn kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả với công thức toàn diện từ 10 loại thảo dược.

Viêm gân gót chân Achilles

   Gân Achilles là bộ phận kết nối cơ bắp chân với xương gót chân, vì vậy khi gân Achilles bị tổn thương sẽ gây đau bắp chân, cơn đau sẽ tăng lên khi hoạt động. Trong đó, ngoài tình trạng viêm, đau nhức thì còn có dấu hiệu cứng, tê bắp chân vào buổi sáng, đồng thời cử động gập bàn chân bị hạn chế.

 

Viêm gân gót chân gây cứng, tê, đau nhức ở bắp chân. 

Viêm gân gót chân gây cứng, tê, đau nhức ở bắp chân.

 

Cơn đau bắp chân do viêm gân gót thường được cải thiện khi điều trị theo các bước RICE (Rest - nghỉ ngơi, Ice - chườm đá, Compression - băng bó và Elevation - nâng cao chân). Nếu cách điều trị đau cơ bắp chân tại nhà không hiệu quả, bạn có thể cần vật lý trị liệu.

Đau thần kinh tọa:

   Dây thần kinh tọa kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến ngón chân và cơn đau ở dây này chủ yếu đến từ thoát vị đĩa đệm, khi đó các đĩa đệm ở đốt sống bị trượt khỏi vị trí của nó và chèn ép lên các dây thần kinh chạy dọc cơ thể gây nên đau thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa ở lưng dưới bị chèn ép hoặc bị viêm sẽ gây ra cảm giác đau rát ở một hoặc cả hai chân. Đau dây thần kinh tọa có thể đột nhiên xuất hiện rồi tự khỏi khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng gồm có: cẳng chân đau nhức, tê bì bắp chân và mặt sau đầu gối. Tuy nhiên nếu cơn đau không khỏi hoặc trầm trọng thêm thì người bệnh ngay lập tức đi khám càng sớm càng tốt.

Hội chứng chân không yên (Wittmaack – Ekbom)

   Đây là hội chứng thường gặp ở người lớn tuổi. Mỗi khi nghỉ ngơi đều phải đấm bóp liên tục do luôn có những cơn đau nhức bắp chân về đêm. Một số triệu chứng cụ thể của chứng tay chân không yên này là:

  • Đau bắp chân, bắp tay.
  • Đau tăng lên lúc nghỉ ngơi.
  • Các cơn đau thường bùng phát vào sáng sớm hoặc đêm, không giống đau khớp.

Viêm dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường:

   Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, đường huyết trong máu cao kéo dài gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể. Một số triệu chứng đi kèm với chứng đau dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường:

  • Tê bì chân tay, người mệt mỏi.
  • Khát nước, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm
  • Mất cảm giác của tay chân: ví dụ như không phân biệt được nóng lạnh.

   Để làm giảm các triệu chứng này, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết, điều này cũng sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc các biến chứng. Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ là một sự lựa chọn tốt giúp bệnh nhân ổn định đường huyết, giảm các biến chứng bệnh tiểu đường.

Yếu cơ do tác dụng phụ của thuốc:

   Một số loại thuốc gây ảnh hưởng lên các cơ, gây tình trạng đau nhức về đêm như thuốc điều trị rối loạn mỡ máu nhóm statin ( ví dụ Rosuvastatin, Atorvastatin,...).

 

Đau bắp chân không do nguyên nhân bệnh lý

   Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý trên, một số lý do sau đây cũng khiến bạn bị đau bắp chân:

  • Căng cơ:

   Đây là tình trạng tổn thương các cơ phía sau của chân. Không chỉ khiến chân bị đau cứng khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bắp chân, bàn chân, mắt cá và đầu gối. Ví dụ: bạn bị căng cơ khi chạy bộ.

  • Thay đổi thời tiết:

Vào mùa hè, nồng độ vitamin D cao hơn và đạt mức đỉnh điểm, làm cho cơ thể kích hoạt quá trình cân bằng tự nhiên và dễ gây ra cơn đau bắp chân khó chịu.

  • Thiếu dưỡng chất:

Chế độ ăn uống kém lành mạnh, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất như Canxi, Magie, Kali cũng là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị đau bắp chân, đi kèm nhiều căn bệnh xương khớp khác.

  • Tuổi tác:

   Theo thời gian, hệ cơ – xương khớp trong cơ thể bắt đầu lão hóa. Điều này dẫn đến khi bước đi hoặc vận động, phần khung xương chân không thể chống đỡ toàn bộ cơ thể và bắt buộc phải chèn ép lên cơ chân, gây ra đau nhức tại vùng cơ bắp chân.

 

Đau bắp chân do hệ cơ xương khớp bắt đầu lão hóa.

Đau bắp chân do hệ cơ xương khớp bắt đầu lão hóa.

 

   Khi bị đau bắp chân, bạn nên đi khám bác sĩ xác định xem cơn đau này có phải do nguyên nhân bệnh lý hay không để có hướng điều trị kịp thời, giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.

   Một số biện pháp thuyên giảm cơn đau bắp chân:

  • Nghỉ ngơi kết hợp chườm nóng/ chườm lạnh: Bạn cố gắng nghỉ ngơi và không sử dụng bắp chân càng nhiều càng tốt. Bạn nên kết hợp với chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy nguyên nhân gây đau.
  • Uống thuốc giảm đau: nếu cơn đau quá mạnh mẽ khiến bạn không thể chịu được, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế và không lạm dụng thuốc.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh các chất kích thích, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất.

   Hy vọng bài viết này giúp anh hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây đau bắp chân và cách giảm đau bắp chân hiệu quả. Anh nên đi khám bác sĩ sớm để chẩn đoán chính xác bệnh.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Nổi gân xanh có nguy hiểm không?

Trên thực tế, “Nổi gân xanh có nguy hiểm không?” Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Tổng hợp các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất hiện nay

Rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng khác nhau như mất ngủ, rối loạn tỉnh táo, ngủ nhiều,... gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Tay nổi gân xanh là bệnh gì?

Tay nổi gân xanh là bệnh gì? Tại sao tay lại nổi gân xanh? Có biện pháp gì khắc phục không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà