Kiềm hóa cơ thể quan trọng như thế nào và thực hiện ra sao?

Cập nhập: Thứ sáu, 03/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Có thể chúng ta đã nghe nhiều chuyên gia về sức khỏe khuyên rằng nên thực hiện chế độ ăn kiềm hóa cơ thể để tăng cường sức đề kháng, phòng chống và cải thiện bệnh tật.

    Vậy cụ thể kiềm hóa cơ thể quan trọng đến mức nào?

    Cần làm gì để kiềm hóa cơ thể hiệu quả?

    Đáp án chính xác nhất sẽ có trong bài viết này, mời các bạn cùng theo dõi!

 

Kiềm hóa cơ thể

Kiềm hóa cơ thể đúng cách để sống khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật

 

Tìm hiểu về tính kiềm và acid của cơ thể

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã biết về thang đo độ pH cũng như khái niệm về acid và kiềm. Thang đo độ pH đi từ 0 đến 14.

  • Chỉ số pH = 7 là ở trạng thái trung tính, nghĩa là không có tính acid cũng không có tính kiềm.
  • pH <7 là có tính acid
  • pH >7 là có tính kiềm.

   Mỗi 1 nấc thang trong thang độ đo pH lại nhiều hoặc ít hơn nấc bên cạnh 10 lần. Ví dụ như 1 chất có độ pH = 5 thì có tính acid gấp 10 lần so với chất có độ pH =6, và gấp 100 lần so với chất có độ pH = 7.

 

Thang đo độ pH

Thang đo độ pH

 

   Mỗi một cơ quan trong cơ thể lại có độ pH khác nhau. Ví dụ, máu phải duy trì được độ pH từ 7.35 đến 7.45 (hơi kiềm). pH của dịch vị dạ dày phải giảm xuống từ 2.0 đến 3.0 vì nó cần nhiều acid để thực hiện công việc tiêu hóa thức ăn. Trong khi đó, mô niêm mạc của ruột non (cơ quan ngay bên dưới dạ dày) lại có tính kiềm với độ pH khoảng 8,5. Việc pH ở các cơ quan khác nhau chênh lệch như thế nào không quá quan trọng, điều mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm đó là làm sao giữ cho độ pH ở mức cân bằng kiềm-toan (acid).

   Một khi có sự rối loạn cân bằng kiềm - toan trong cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều hệ cơ quan, khiến chúng hoạt động không bình thường, thậm chí là tử vong. Ví dụ, với máu dù quá toan hay quá kiềm thì đều không tốt. Ở bệnh nhân tiểu đường khi có biến chứng nhiễm toan ceton, cơ thể sản sinh quá nhiều acid trong máu (được gọi là ceton) làm pH máu giảm xuống quá mức sẽ họ gặp tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, giảm ý thức, khát nhiều, tiểu nhiều, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, môi khô, lưỡi khô, người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Vì sao người ta thường khuyên kiềm hóa thay vì acid hóa cơ thể?

Cơ thể chúng ta thường có xu hướng trở nên “acid hơn” vì 1 số lý do như:

  • Hệ thống miễn dịch không hoạt động trơn tru và cơ thể không loại bỏ độc tố hoặc vi khuẩn có hại như bình thường khiến nó bị acid hóa.
  • Uống không đủ nước khiến cơ thể bị thiếu nước, do đó chúng ta không thể đào thải hết các chất thải chuyển hóa và các cặn tế bào bình thường khác. 1 nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu (European Journal of Clinical Nutrition) cho thấy ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể gây ra những thay đổi trong thận, bao gồm cả nhiễm toan (acid) ở ống thận.
  • Hít thở không đúng cách hoặc một lý do nào đó khiến các mô không nhận đủ oxy, cơ thể sẽ trở nên có tính acid hơn.
  • Rối loạn cảm xúc, căng thẳng, trầm cảm, những suy nghĩ tiêu cực cũng góp phần giải phóng các hormon căng thẳng làm acid hóa cơ thể (điều này cũng lý giải tại sao căng thẳng, stress lại là nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày vì chúng làm giải phóng nhiều acid dịch vị).
  • Đặc biệt là chế độ ăn uống: Thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày sẽ kiềm hóa hoặc acid hóa môi trường bên trong cơ thể. Thật không may, hầu hết các thức ăn chúng ta ăn mỗi ngày lại có tính acid. Từ đường tinh luyện, thịt, cá, các thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc, màu thực phẩm, hay cả những thực phẩm tưởng chừng an toàn như đậu lăng, đậu phộng, hạt và quả hạch, hay những khoáng chất cần thiết như Iot, phospho …. tất cả đều làm acid hóa cơ thể.

 

Các thực phẩm chế biến sẵn làm acid hóa cơ thể

Các thực phẩm chế biến sẵn làm acid hóa cơ thể

 

   Có thể thấy, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta cũng đã có nhiều yếu tố khiến cơ thể bị “acid hóa”. Khi bị acid hóa trong thời gian dài, sự cân bằng kiềm-toan trong cơ thể bị mất đi sẽ tạo sự bất thường trong cơ thể,  là nguồn gốc của bệnh tật, làm giảm tuổi thọ của con người.

   Trong khi đó, độ kiềm là một nhân tố làm dịu cho cơ thể chúng ta. Khi cơ thể có tính kiềm, các mô giữ nhiều oxy hơn, hỗ trợ tất cả các chức năng của tế bào, bao gồm khả năng loại bỏ độc tố, vi khuẩn có hại và các chất thải chuyển hóa.

   Chính vì vậy, kiềm hóa cơ thể là điều cần thiết lấy lại sự cân bằng kiềm toan, từ đó giúp con người sống khỏe mạnh hơn, phòng và chống lại bệnh tật tốt hơn.

 

Hậu quả của việc cơ thể “quá nhiều acid”

Điều gì xảy ra nếu cơ thể quá nhiều acid? Đó là:

  • Môi trường quá nhiều acid sẽ ngăn cản hoạt động của enzym, làm suy giảm khả năng chuyển hóa thức ăn, từ đó gây ra tính acid cao hơn, tạo ra một vòng tròn không tốt cho sức khỏe.
  • Tất cả các mô và màng tế bào sẽ bị kích ứng và bị viêm khi chúng bị acid hóa.
  • Tồn tại mối liên hệ giữa tế bào ung thư và nồng độ acid . Tiến sĩ Otto Warburg, nhà khoa học người Đức đoạt giải Nobel Y học năm 1931 nhờ phát hiện ra mối liên hệ giữa thiếu oxy và ung thư. Ông phát hiện ra rằng các tế bào ung thư luôn có tính acid cao.

   Nếu cơ thể bị acid hóa, thời gian đầu chúng ta sẽ không cảm nhận được gì, vì cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách lấy các khoáng chất có tính kiềm cao như canxi, natri, magie… từ các cơ quan như xương, răng, dịch kẽ giữa các tế bào, cơ bắp…để kết hợp với acid để tạo muối trung tính. Nhưng chính sự điều chỉnh này lại gây ra nhiều bất lợi với cơ thể.

   Có thể hiểu đơn giản, cơ thể đang dùng khoáng chất trong chính các cơ quan của mình để trung hòa acid khi cơ thể bị acid hóa. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ các khoáng chất này, cơ thể sẽ bị thiếu chúng và mất dần cơ bắp, dễ bị co cơ, nếu bị chấn thương thì cần thời gian dài hơn để phục hồi, tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề về cơ xương khớp khác do thiếu canxi, khả năng điều chỉnh nhịp tim bị rối loạn do thiếu natri và kali…

    Kết quả của quá trình trung hòa acid cũng không tốt đẹp gì với cơ thể chúng ta. Hãy nghĩ đến bệnh gút, người bệnh có nồng độ acid uric trong máu cao và cơ thể phản ứng lại bằng cách dùng natri để kiềm hóa nó, tạo thành muối mononatri urat có hình kim sắc nhọn. Chúng lắng đọng tại khớp gây những cơn đau viêm gút cấp, hình thành hạt tophi gây biến dạng khớp. Nguy hiểm hơn, chúng lắng đọng tại thận gây tổn thương cơ quan này, tạo sỏi urat và suy thận.

 

Muối mononatri urat tích tụ tại khớp gây bệnh gút

Muối mononatri urat tích tụ tại khớp gây bệnh gút

 

   Có thể thấy, cơ thể bị acid hóa là gốc rễ của nhiều vấn đề trên sức khỏe con người. Và kiềm hóa cơ thể chính là nhiệm vụ quan trọng nếu bạn muốn sống khỏe mạnh hơn, phòng và chống bệnh tật tốt hơn.

 

Kiềm hóa cơ thể bằng cách nào?

Để kiềm hóa cơ thể, bạn áp dụng hai phương pháp như sau:

Kiềm hóa cơ thể bằng chế độ ăn uống

  • Nên uống nước ion kiềm, loại nước này chứa khoáng chất và kiềm tự nhiên giúp bảo vệ sức khoẻ
  • Hạn chế uống nước có ga, rượu và cafein. Bất kỳ đồ uống có ga nào cũng đều bị acid hóa do acid carbonic tạo ra bọt. Còn cafein và rượu cũng có tính acid hóa.
  • Bổ sung thực phẩm có khả năng kiềm hóa cơ thể 
  • Các loại rau họ cải: Súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải…
  • Các loại rau họ bầu, bí: Dưa chuột, dưa hấu, bí đao, bí ngô, dưa vàng.
  • Rau xanh: Cải xoăn, rau diếp lá đỏ, xà lách, bạc hà, mùi tây.
  • Các loại thảo mộc: Kinh giới, húng quế.
  • Quả bơ, hạnh nhân.
  • Các loại dầu ép lạnh như dầu oliu.
  • Giá đỗ.
  • Chanh tươi và chanh vàng: Mặc dù bản thân chúng có tính acid nhưng chúng lại có tác dụng kiềm hóa có thể của chúng ta.
  • Gia vị: Gừng, quế, xạ hương, nghệ, cà ri
  • Đường cỏ ngọt (Stevia).
  • Nên sử dụng nước ép các loại rau củ, quả có tính kiềm hóa. Khi làm nước ép, bạn nên lựa chọn đa dạng về loại và màu sắc của rau, củ và kết hợp chúng với nhau.
  • Nên ăn thực phẩm tươi sống vì quá trình chế biến cũng làm acid hóa thức ăn.
  • Ăn một cách có chừng mực các thực phẩm như đường tinh luyện, thịt, cá và các loại thực phẩm từ động vật khác, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, phụ gia và chất điều vị, màu thực phẩm bởi tất cả chúng đều có tính axit cao.

 

Ăn rau họ cải giúp kiềm hóa cơ thể

Ăn rau họ cải giúp kiềm hóa cơ thể

 

Có chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Giảm căng thẳng, lo lắng: Stress cũng làm acid hóa các mô bằng cách thúc đẩy giải phóng cortisol và các phản ứng bất lợi khác. 
  • Không hút thuốc lá.
  • Chú ý đến thành phần trong dầu gội, sữa tắm và kem đánh răng. Các hóa chất công nghiệp này cùng với các chất bảo quản và phụ gia trong thực phẩm cũng góp phần làm acid hóa cơ thể.
  • Thực hiện các bài tập hít thở sâu để tăng cường cung cấp khí oxy cho cơ thể.

    Sau khi thực hiện theo những lời khuyên hữu ích như trên, bạn sẽ kiềm hóa cơ thể thành công, từ đó khỏe mạnh hơn, phòng ngừa bệnh tật và chống chọi tốt hơn nếu đã mắc bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

 

Chủ đề: kiềm hóa cơ thể

Bài viết cùng chủ đề

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Huyết áp cao nên ăn gì? Đừng bỏ qua 9 loại thực phẩm tốt nhất này!

Huyết áp cao nên ăn gì? Đừng bỏ qua 9 loại thực phẩm tốt nhất này!

Lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh là những tiêu chí quan trọng để giữ huyết áp an toàn. Vậy, huyết áp cao nên ăn gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 9 loại thực phẩm tốt  nhất nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà