5 nguồn sinh lực quan trọng với sức khỏe con người

Cập nhập: Thứ năm, 20/04/2023

 

   Cơ thể con người chúng ta được xem là loại “cỗ máy” tinh vi bậc nhất tạo ra từ quá trình tiến hóa không ngừng của sinh giới. Nó cũng có những “bánh răng”, những “mắt xích” hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau, và đồng thời cũng cần những nguồn sinh lực cung cấp để phát triển, ổn định và khỏe mạnh lâu dài. Thế nhưng không phải ai cũng biết những thứ “sinh lực” quan trọng đó là gì để có thể áp dụng vào trong cuộc sống. Vậy, hãy cùng tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về 5 nguồn sinh lực thiết yếu nhất với sức khỏe nhé.

 

5 nguồn sinh lực quan trọng với sức khỏe con người

5 nguồn sinh lực quan trọng với sức khỏe con người

 

   Con người luôn quan tâm đến việc làm sao để bảo vệ sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết quan tâm đúng cách. Xung quanh chúng ta luôn có muôn vàn lời khuyên hay những biện pháp để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh. Điều này ngược lại lại gây cản trở cho nhiều người. Bởi lẽ họ không thực sự biết nên tập trung vào biện pháp nào, cần có những thói quen cụ thể nào hàng ngày.

   Thực tế, các nhà khoa học đã khám phá và khái quát ra rằng, chúng ta không cần phải làm quá nhiều điều để sống khỏe, mà chỉ cần tập trung vào 5 yếu tố - được gọi là 5 nguồn sinh lực quan trọng của mỗi cơ thể bao gồm: dinh dưỡng, sự thủy phân, sự oxy hóa, sự kiềm hóa và sự giải độc.

Dinh dưỡng

 

Nguồn sinh lực đầu tiên - dinh dưỡng

Nguồn sinh lực đầu tiên - dinh dưỡng

 

   Tất nhiên rồi, dinh dưỡng luôn là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp nhất, và đa phần chúng ta đều ít nhiều hiểu về tầm quan trọng của dinh dưỡng với sức khỏe.

   Kể từ khi sinh ra, bất kỳ loài sinh vật nào cũng đều cần có nguồn dưỡng chất để phát triển và duy trì sự sống, con người càng không ngoại lệ. Thức ăn đơn giản tương tự như “nhiên liệu” để cơ thể vận hành. Nhiên liệu an toàn và sạch thì “cỗ máy” mới vận hành trơn tru.

   Xung quanh chúng ta có quá nhiều lựa chọn về đồ ăn thức uống. Khoa học dinh dưỡng cũng phải mất rất nhiều năm và cho đến tận bây giờ vẫn không ngừng nghiên cứu chỉ để giải đáp cho câu hỏi: “con người nên ăn gì?”. Lược qua tất cả những lời khuyên về dinh dưỡng, bạn chỉ cần tập trung vào những lưu ý sau đây:

  • Ăn uống đa dạng dinh dưỡng: Sự đa dạng không chỉ giúp cho việc ăn uống của bạn trở nên thú vị hơn mà còn đảm bảo giúp bạn nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ các loại cần thiết cho cơ thể từ tinh bột, đạm, chất béo cho đến các loại vitamin và khoáng chất.
  • Ăn những thực phẩm tự nhiên: Thực phẩm càng tự nhiên thì càng tốt cho sức khỏe, tập trung vào nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật như các loại rau, củ, quả nhiều hơn là những loại nguồn gốc động vật như thịt, mỡ,…
  • Và tất nhiên bạn cần đảm bảo những thực phẩm bạn ăn có nguồn gốc rõ ràng, là thực phẩm sạch.

Sự thủy phân

   Chúng ta biết rằng, có đến khoảng 2/3 cơ thể người là nước. Nước là thành phần chính của tất cả các tế bào, các mô trong cơ thể, từ máu, xương, cơ bắp hay cho đến cả da, tóc, móng chân, móng tay,… Khoảng 3/4 nước trong cơ thể nằm ở bên trong 70 nghìn tỷ tế bào, 1/4 còn lại tạo thành nhiều dòng chất lỏng khác nhau bao gồm: máu, dịch mô kẽ, chất nhầy, dịch tiết các cơ quan,… từ đó như tạo ra một mạng lưới liên kết rộng khắp toàn cơ thể.

 

Nguồn sinh lực thứ hai - sự thủy phân

Nguồn sinh lực thứ hai - sự thủy phân

 

   Nước không đơn giản chỉ là dung môi là chất độn như cách nhiều người vẫn tưởng mà nó nắm giữ vai trò chủ chốt trong sự vận hành của toàn bộ cơ thể con người. Nếu không có nước thì các dưỡng chất cùng với O2 sẽ không đến được nơi cần chúng, các chất hóa học quan trọng như enzym, hormone sẽ không thể truyền tín hiệu đến các cơ quan đích, hay đơn giản là vô số phản ứng sinh hóa trong cơ thể sẽ không thể xảy ra.

   Vì thế mà nguồn sinh lực thứ 2 – sự thủy phân nhấn mạnh vào việc bạn cần giữ cho cơ thể luôn đủ nước để có thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh. Thực tế, có rất nhiều người không bao giờ uống nước cho đến khi cảm thấy khát, phải biết rằng, khi đã cảm thấy khát tức là sự thiếu nước của cơ thể đã bắt đầu từ rất lâu trước đó rồi. Để bổ sung nước đầy đủ và đúng cách, bạn cần lưu ý:

  • Bắt đầu buổi sáng bằng một cốc nước lớn để bù đắp cho quãng thời gian dài không cung cấp khi bạn đi ngủ.
  • Uống nước đều đặn trong quá trình sinh hoạt, làm việc ban ngày kể cả khi bạn chưa thấy khát.
  • Chỉ uống nước tinh khiết, hạn chế tối đa các loại nước pha chế công nghiệp như nước ngọt, nước có gas,…

Sự oxy hóa

   Con người có thể sống hai tháng mà không có thức ăn, hai tuần mà không có nước nhưng không thể quá 20 phút nếu không có oxy.

   Mục đích quan trọng nhất của hoạt động hô hấp của chúng ta là nhằm nạp thêm khí oxy vào cho cơ thể. Khi chúng ta hít thở, oxy đi vào phổi, sau đó đến máu, được hồng cầu vận chuyển tới các tế bào ở khắp nơi. Ở đó, tế bào sẽ dùng oxy để tiến hành nhiều phản ứng sinh hóa, tạo ra năng lượng, duy trì hoạt động sống. Và ta gọi chung đó là nguồn sinh lực oxy hóa của cơ thể.

 

Nguồn sinh lực thứ ba - sự oxy hóa

Nguồn sinh lực thứ ba - sự oxy hóa

 

   Nhà khoa học người Đức – Otto Heinrich Warburg kết luận trong nghiên cứu y học đạt giải Nobel của ông rằng: Bệnh ung thư có rất nhiều nguyên nhân thứ cấp nhưng chỉ có một nguyên nhân chính tóm gọn trong vài từ. Đó là ung thư bắt nguồn từ sự thay thế quá trình hô hấp và sử dụng oxy trong các tế bào bình thường bằng quá trình lên men của đường (Tế bào ung thư không sử dụng oxy làm năng lượng mà dùng đường glucose).

   Oxy và sự oxy hóa quan trọng như vậy, nên bạn cần lưu ý để quản lý tốt nguồn sinh lực này của bản thân như sau:

  • Hãy thực hiện bất kỳ biện pháp nào miễn là nó giúp bạn nạp nhiều oxy cho cơ thể hơn, không chỉ riêng việc hít thở mà còn là những thực phẩm bạn ăn hàng ngày - những thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu và vận chuyển oxy trong cơ thể.
  • Hãy hít thở có ý thức, hít bằng mũi để lọc sạch bụi bẩn, hít thở sâu để cơ thể được thả lỏng, thư giãn.
  • Hãy tập thể dục và tiếp xúc với môi trường trong lành bên ngoài mỗi ngày. Hoạt động thể chất đòi hỏi bạn phải hít vào và thở ra sâu hơn, từ đó giúp cơ thể có thói quen hít thở tốt hơn.

Sự kiềm hóa

   Khoa học đã chỉ ra rằng, các protein trong cơ thể chỉ hoạt động bình thường ở pH kiềm nhẹ. Các enzym, với bản chất là các protein chuyên biệt cũng không ngoại lệ. Trong môi trường có tính axit, hoạt động của enzym sẽ bị cản trở, vì thế nó ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể, ở mọi bộ phận, mọi cấp độ.

   Môi trường axit làm suy giảm khả năng chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng, từ đó lại càng làm cơ thể có tính axit cao hơn, tạo thành vòng lặp nguy hiểm. Đồng thời, các mô hay tế bào cũng dễ bị kích ứng và bị viêm hơn khi chúng ở trong môi trường axit.

   Thực tế, cơ thể chúng ta về mặt tổng quát cần có “tính kiềm nhẹ” để các hoạt động được diễn ra bình thường. Khi cơ thể dư thừa nhiều axit nó sẽ gây ra nhiều tác hại. Vì thế khái niệm về nguồn sinh lực - sự kiềm hóa - ra đời, nó đồng nghĩa với việc chúng ta cần điều chỉnh lượng axit trong các mô, các tế bào, các cơ quan, làm tăng tính kiềm trong cơ thể.

 

Nguồn sinh lực thứ tư - sự kiềm hóa

Nguồn sinh lực thứ tư - sự kiềm hóa

 

   Để thực hiện lối sống kiềm hóa, bạn chỉ cần tập trung vào một số điểm chính bao gồm:

  • Uống nước ion kiềm: Việc uống đủ nước mỗi ngày là quan trọng cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, thế nhưng để kiềm hóa cơ thể hiệu quả, bạn cần sử dụng nước ion kiềm sản xuất bởi máy lọc nước điện giải theo công nghệ điện phân.
  • Ăn thực phẩm giàu tính kiềm: Các loại rau củ quả tươi, các loại hạt như đậu nành, đậu lăng, hạnh nhân, hạt điều, hạt cần tây… là những thực phẩm có tính kiềm cao, và chứa nhiều chất oxy hóa tốt cho cơ thể.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, tập luyện thể dục thể thao,… là lối sống giúp bạn duy trì “tính kiềm” của cơ thể.

Sự thải độc

   Trong quá trình cơ thể vận hành, bên cạnh những chất cần thiết và năng lượng được tạo ra còn đi kèm theo những độc tố, có thể xem là “rác thải” cần phải loại bỏ. Gan và thận là hai cơ quan quan trọng hàng đầu trong việc đào thải độc tố dư thừa qua các hoạt động tiêu hóa, bài tiết nước tiểu. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch cùng hàng loạt cơ quan khác cũng luôn phải có cách thải độc của riêng chúng.

 

Nguồn sinh lực thứ năm - sự thải độc

Nguồn sinh lực thứ năm - sự thải độc

 

   Bạn không nên khiến cơ thể bị quá tải khi thực hiện chức năng thải độc của nó. Hãy lưu ý một số điểm:

  • Thực hiện tốt 4 nguồn sinh lực dinh dưỡng, thủy phân, oxy hóa và kiềm hóa nêu trên để chức năng thải độc cũng được tăng cường.
  • Hạn chế nạp độc tố vào: thực phẩm bẩn, rượu bia, thuốc lá và vô số các loại sản phẩm độc hại khác chính là gánh nặng hàng đầu cho cơ thể của bạn. Hãy tránh sử dụng chúng.
  • Tăng cường đào thải: ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý và tăng cường hoạt động thể dục thể thao là những biện pháp tốt nhất cho sự thải độc của cơ thể.
  • Bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin và khoáng chất giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

   Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được 5 nguồn sinh lực quan trọng hàng đầu với sức khỏe con người và cách để quản lý 5 nguồn này hiệu quả. Bạn chỉ cần tập trung vào những điều đó, tin rằng cơ thể sẽ phải cảm ơn bạn.

 

XEM THÊM:

Chủ đề: sức khỏe
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Chuyên gia giải đáp: Dầu ăn hay mỡ động vật tốt hơn?

Chuyên gia giải đáp: Dầu ăn hay mỡ động vật tốt hơn?

  Có người cho rằng, dầu thực vật tốt hơn nhưng cũng có người không đồng tình. Vậy, trên thực tế, dầu ăn hay mỡ động vật tốt hơn? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844