[Giải đáp] Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Cập nhập: Thứ năm, 30/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt thì bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Đó không đơn giản chỉ là sắt mà còn là vitamin C, acid folic… Để hiểu rõ hơn vì sao lại như vậy và biết được thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

 

Thiếu máu thiếu sắt là gì?

     Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) - 1 thành phần của hồng cầu. Khi thiếu sắt nghĩa là cơ thể thiếu một nguyên liệu cần thiết để tạo máu, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Mức độ sắt thấp có thể làm giảm khả năng cung cấp oxy đi khắp cơ thể.

     Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu mà trước đó, việc cơ thể thiếu chất này đã gây ra một số hậu quả như làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức.

     Thiếu sắt khiến người bệnh có những biểu hiện như mệt mỏi, cảm thấy lạnh hoặc có thể nhức đầu, nhịp tim nhanh, móng tay và tóc khô, dễ bị nhiễm trùng.

     Để biết mình có bị thiếu sắt hay không, bạn nên đi khám, làm xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số như nồng độ sắt huyết thanh, ferritin (1 protein nội bào có chức năng dự trữ sắt và giải phóng nó theo cách có kiểm soát, chỉ số ferritin giảm phản ánh lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn đang thấp), các chỉ số về hồng cầu.

 

Thiếu máu thiếu sắt gây mệt mỏi

Thiếu máu thiếu sắt gây mệt mỏi

 

    Tình trạng thiếu máu thiếu sắt không đáng ngại, nó dễ dàng được khắc phục nếu bạn bổ sung sắt cho cơ thể đúng cách.

 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và thải trừ sắt

     Trước khi đến với phần thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì, bạn cần biết được có những chất nào giúp tăng hấp thu sắt, những chất nào làm giảm hấp thu sắt, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hiệu quả hơn.

  • Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn: Nghiên cứu cho thấy, trong bữa ăn nếu cơ thể bạn hấp thu được 100mg vitamin C thì khả năng hấp thu sắt sẽ tăng lên đến 67%. Do vậy, ăn thực phẩm giàu vitamin C cùng với thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
  • Vitamin A: vitamin A làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 200% đối với sắt trong gạo, 80% đối với lúa mì và 140% đối với ngô.
  • Beta-caroten: Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung beta-caroten vào bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ hơn 180% đối với lúa mì và ngô.
  • Ăn thịt cá và gia cầm để thúc đẩy quá trình hấp thu sắt: Thịt cá và gia cầm không chỉ giàu sắt mà chúng còn có thể kích thích sự hấp thu sắt ở các thực phẩm từ ngũ cốc.
  • Acid folic: Sắt và axit folic đều cần thiết cho quá trình tạo máu của cơ thể. 2 vi chất này hoàn toàn không gây cản trở hấp thu lẫn nhau. Việc bổ sung sắt và axit folic cùng lúc giúp hỗ trợ quá trình tạo tế bào máu mới, tăng sinh hồng cầu khỏe mạnh.
  • Canxi làm giảm hấp thu sắt: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cơ thể bạn được bổ sung khoảng 165 mg canxi từ sữa hay các thành phẩm khác thì khả năng hấp thụ sắt lại giảm đi 50 - 60%. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bạn không nên bổ sung sắt và canxi cùng lúc để tránh đối kháng lẫn nhau.
  • Thực phẩm chứa Polyphenol như trà, cà phê sẽ gây ức chế khả năng hấp thụ sắt từ thực vật khi sử dụng chúng cùng với nhau. Trung bình khi bạn uống trà hay cà phê chung với khi ăn thực phẩm chứa sắt, lượng sắt hấp thu sẽ giảm 50 - 60%.

     Ngoài ra, nếu sử dụng viên uống bổ sung sắt, người bệnh cần chú ý uống cách bữa ăn 1 - 2 giờ vì thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt. Không uống sản phẩm bổ sung sắt chung với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, … vì chúng cũng làm giảm sự hấp thu sắt.

 

Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

    Theo nội dung đã trình bày ở trên, có thể thấy người thiếu máu thiếu sắt nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt cùng với những thực phẩm chứa vitamin C, vitamin A, beta-caroten, thịt, cá, acid folic. Đồng thời, người bệnh cũng chú ý không bổ sung sắt cùng với sản phẩm hay thực phẩm giàu canxi, Polyphenol.

Sau đây là những thực phẩm người thiếu máu, thiếu sắt nên ăn:

Nội tạng động vật

     Nội tạng động vật bao gồm thận, não, tim, đặc biệt là gan chứa nhiều sắt. Đặc biệt, sắt trong nội tạng động vật dễ dàng được cơ thể hấp thu hơn so với sắt trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

     Để tăng cường bổ sung sắt, các món ăn từ gan lợn là gợi ý tuyệt vời dành cho người bị thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải vì bên cạnh sắt, nội tạng động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao, dễ làm tăng mỡ máu.

 

Gan lợn

Gan lợn là đáp án cho câu hỏi thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì

 

Hải sản và động vật có vỏ

     Hải sản và nội tạng động vật, đặc biệt là cá ngừ, cá mòi,  hàu, tôm, trai và sò là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể con người. Sắt từ loại thực phẩm này cũng dễ hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, nếu đang bị thiếu máu thiếu sắt, hãy thường xuyên bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày của mình nhé!

Thịt

     Thịt bò, thịt gà, thịt cừu, thịt lợn… là những thực phẩm rất giàu chất sắt loại cơ thể dễ dàng hấp thu. Tuy giàu sắt nhưng nếu ăn nhiều thịt, chúng cũng có thể làm tăng cholesterol. Với thịt đỏ, ăn nhiều và liên tục trong thời gian dài có thêm làm tăng nguy cơ bệnh gút. Vì vậy, bạn không nên chỉ ăn thịt mà cần kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác.

Một số loại rau

     Các loại rau ăn lá có màu xanh đậm, đậu xanh và cà chua là những nguồn cung cấp chất sắt tốt. Bông cải xanh và cải ngọt cũng chứa vitamin C, giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ chế độ ăn uống.

Một số loại trái cây

     Người bệnh thiếu máu thiếu sắt cũng nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Trái cây có hàm lượng vitamin C cao nhất bao gồm trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), mâm xôi, việt quất, kiwi, xoài, đu đủ, dưa hấu, dứa, dâu tây…

 

Trái cây giàu vitamin C

Trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt

 

Sử dụng viên uống bổ sung sắt - Giải pháp cho người bị thiếu máu thiếu sắt

    Với người bị thiếu máu thiếu sắt, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân viên uống bổ sung sắt. Trong sản phẩm đó thường sẽ có sắt kết hợp acid folic, vitamin B12 và một số chất khác.

    Đây là phương pháp bổ sung sắt nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, khi uống bạn có thể gặp tình trạng táo bón. Vì vậy, hãy tăng cường uống thêm nước và ăn thêm rau để khắc phục tình trạng này. Bạn cũng đừng quên uống sắt cách bữa ăn 1-2 giờ để thức ăn không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu.

 

Tránh thực phẩm hạn chế hấp thu chất sắt

     Một số loại đồ uống chứa polyphenol như: cà phê, trà và rượu vang, thực phẩm chứa canxi như sữa có thể ức chế sự hấp thu sắt. Vì vậy, bạn cần tránh ăn các thực phẩm kể trên cùng với thực phẩm giàu sắt.

   Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được bị thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà