Lợi ích của rau mầm với sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua

Cập nhập: Thứ sáu, 05/05/2023

 

   Rau mầm là một loại thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng đặc biệt với sức khỏe. Hơn thế, các loại rau mầm cũng rất dễ trồng và sinh trưởng tốt mà không cần phải chăm sóc quá cầu kỳ. Chính vì vậy, nó đã trở thành một loại đồ ăn được nhiều người vô cùng ưa chuộng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của rau mầm với sức khỏe nhé!

 

Lợi ích của rau mầm với sức khỏe

Lợi ích của rau mầm với sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua

 

Lợi ích của rau mầm với sức khỏe là gì?

   Trong những năm gần đây, khi vấn nạn thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất đang ngày càng phổ biến, thì các thực phẩm sạch, hữu cơ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc phân biệt loại nào sạch, loại nào bẩn không phải là một điều dễ dàng.

    Do đó, nhiều người đã lựa chọn cách tự trồng rau tại nhà để có được nguồn thực phẩm đảm bảo. Trong đó, rau mầm chính là loại rất được ưa chuộng vì khả năng sinh trưởng nhanh, mà không cần chăm sóc quá nhiều.

   Đây là những cây non, được trồng bởi một số loại hạt giống như: củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ,... Thời gian trồng từ 4 - 15 ngày là có thể thu hoạch được.

   Không chỉ có vậy, rau mầm còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với nhiều loại rau trưởng thành. Rau mầm rất giàu chất xơ, vitamin nhóm B, C, khoáng chất, protein và chất chống oxy hóa. Một số lợi ích của rau mầm với sức khỏe có thể kể đến như:

Tăng cường sức đề kháng

   Rau mầm chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Rau mầm còn giàu chất xơ, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn này giúp điều hòa hoạt động của hệ thống miễn dịch, góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn.

 

Rau mầm giúp làm tăng sức đề kháng

Rau mầm giúp làm tăng sức đề kháng

 

Ăn rau mầm giúp làm đẹp da

   Các chất chống oxy hóa trong rau mầm giúp làm chậm quá trình lão hóa da thông qua việc loại bỏ các gốc tự do gây hại. Vitamin C có trong loại rau mầm giúp cho làn da săn chắc, căng mịn hơn thông qua việc kích thích sản sinh collagen và elastin. Ngoài ra, các hợp chất của vitamin A, glucoraphanin (có trong mầm bông cải xanh) cũng giúp tế bào chống lại những tổn thương do gốc tự do.

Giúp làm giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ máu

  Dưỡng chất glucoraphanin có trong rau mầm (đặc biệt là trong mầm bông cải xanh) khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành sulforaphane. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy, sulforaphane có tác dụng làm giảm đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả. Dưỡng chất này cũng giúp làm giảm tình trạng stress oxy hóa, một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp,...

 

Mầm bông cải xanh rất tốt cho người bệnh mỡ máu, tiểu đường

Mầm bông cải xanh rất tốt cho người bệnh mỡ máu, tiểu đường

 

Tốt cho đường ruột

   Với lượng chất xơ cao và dễ tiêu hóa, nên rau mầm đặc biệt tốt với đường ruột. Chúng là nguồn thức ăn của lợi khuẩn, giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Số lượng lợi khuẩn được đảm bảo sẽ giúp sản sinh ra nhiều enzyme tiêu hóa, cũng như ngăn chặn sự phát triển và gây bệnh của vi khuẩn có hại.

 

Tổng hợp một số cách trồng rau mầm tại nhà

    Như đã nhắc đến, rau mầm rất dễ trồng và không tốn công chăm sóc. Ngay cả những hộ gia đình không có nhiều không gian cũng có thể dễ dàng trồng được rau mầm đủ phục vụ cho nhu cầu sử dụng.

   Một số cách trồng rau mầm đơn giản nhất có thể kể đến như:

Cách trồng rau mầm trên đất

   Chuẩn bị: Hạt giống (hướng dương, giá đỗ, cải xanh, rau dền, rau muống,...), đất trồng, chậu, khay nhựa,...

   Tiến hành:

  • Ngâm hạt giống với nước ấm khoảng 55 độ C trong khoảng 5 - 6 giờ đồng hồ, sau đó rửa qua với nước sạch.
  • Rải đều hạt ra khay đất sao cho chúng cách đều và không nằm chồng lên nhau.
  • Sau 2 - 3 ngày, bạn đưa khay hạt giống ra vị trí có nhiều ánh sáng và tưới nước hàng ngày bằng bình phun sương.
  • Sau khoảng 5 - 7 ngày, rau mầm có thể thu hoạch được.

Cách trồng rau mầm thủy canh

   Chuẩn bị: hạt giống rau mầm (đậu nành, mầm cải, đậu xanh...), dung dịch thủy canh, thùng xốp, chậu hoặc khay nhựa.

    Tiến hành:

  • Pha chế dung dịch trồng rau thủy canh theo hướng dẫn trên bao bì của từng nhà sản xuất.
  • Ngâm hạt với nước ấm trong khoảng 4 - 8 giờ đồng hồ.
  • Sử dụng dung dịch thủy canh để gieo hạt sao cho ngập nửa hạt giống. Sau đó, bạn phun thêm lớp nước dạng sương để giữ ẩm.
  • Sau khoảng 5 - 7 ngày, bạn đã có thể thu hoạch rau mầm được.

 

Rau mầm trồng bằng phương pháp thủy canh

Rau mầm trồng bằng phương pháp thủy canh

 

Cách trồng rau mầm không cần giá thể

   Giá thể là tên gọi chung của hỗn hợp, vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Chúng được pha trộn từ nhiều nguyên liệu thô khác nhau như: đất, trấu, phân trùn quế, dung dịch thủy canh,...

   Khác với các loại rau hoa màu khác, rau mầm có thể trồng mà không cần dùng đến giá thể. Cách thực hiện như sau:

   Chuẩn bị: hạt giống rau mầm và khay đựng, xoong, nồi, chậu, hoặc bất cứ vật dụng gì có thể đựng,...

   Thực hiện:

  • Ngâm hạt giống với nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi - 3 lạnh trong khoảng 30 phút. Đối với hạt giống rau cải hay các loại đậu, thì nên ngâm trong khoảng 7 tiếng và hạt rau muống là 12 tiếng.
  • Để hạt vào vật dụng có thể đựng được, với mật độ dày, xếp chồng lên nhau, tưới nước sạch xâm xấp mặt hạt, ngâm 15 phút, rồi đổ hết nước ra, ngày thực hiện khoảng 3 - 4 lần, nhiệt độ trồng là 25 - 30 độ C.
  • Sau khoảng 3 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm, và sau 5 - 6 ngày là có thể thu hoạch được.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về tác dụng của rau mầm, cũng như những cách trồng rau mầm. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Chế độ ăn Địa Trung Hải – Những điều cần biết về chế độ ăn tốt nhất thế giới

Chế độ ăn Địa Trung Hải được các chuyên gia y tế bầu là chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe tổng thể trên thế giới trong 6 năm liên tiếp ( từ năm 2018 – 2023). Vậy chế độ ăn Địa Trung Hải là gì và có lợi ích như thế nào?

Những tác dụng của bí đỏ với đường tiêu hóa mà bạn không thể bỏ qua

Bí đỏ là một loại quả có vị ngọt đặc trưng, được dùng để tạo ra nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn. Không chỉ có vậy, nó còn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng khác nhau với sức khỏe.

Chất chống oxy hóa là gì? Chất chống oxy hóa có tác dụng gì cho sức khỏe?

Chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, cải thiện giấc ngủ và giảm nguy cơ ung thư

Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt gia tăng ở nam giới thừa cân

Thừa cân, béo phì ở nam giới trẻ tuổi làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt lên thêm 10% cho mỗi 0,5kg và nguy cơ tử vong thêm…

Điểm danh các “siêu thực phẩm” giúp tăng đề kháng, bảo vệ bạn trước Covid-19 chủng mới

Điểm danh các “siêu thực phẩm” giúp tăng đề kháng, bảo vệ bạn trước Covid-19 chủng mới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844