Vai trò của enzym với cơ thể con người

Cập nhập: Thứ năm, 09/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Enzym không phải là chất dinh dưỡng, nhưng nếu không có chúng, cơ thể không thể chuyển hóa và hấp thu được bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, đồng thời mọi hoạt động trong cơ thể sẽ bị ngưng trệ. Để hiểu rõ hơn về vai trò cực kỳ quan trọng của Enzym đồng thời có phương pháp bổ sung chất này đúng cách cho cơ thể, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Vai trò của enzym với cơ thể con người

Vai trò của enzym với cơ thể con người

 

Enzym là gì và vai trò của nó đối với cơ thể con người

    Enzyme là chất được cấu tạo từ các chuỗi phân tử protein, chúng hoạt động như chất xúc tác cho mọi sự kiện sinh hóa xảy ra bên trong cơ thể (không chỉ trong hệ thống tiêu hóa mà còn ở khắp các cơ quan khác).

     Có hàng ngàn loại enzym khác nhau và mỗi loại đều có vai trò cụ thể với con người, chúng được chia làm 3 nhóm chính:

Nhóm thứ nhất: Enzym được bổ sung từ thực phẩm tươi

    Enzym được cung cấp từ thực phẩm tươi sẽ giúp cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn. Nhưng các loại enzym sẽ chết ở nhiệt độ trên 50oC. Vì vậy, ở những người “ăn chín, uống sôi” đối với tất cả các món ăn thì cơ thể sẽ không nhận được những enzym loại này.

Nhóm thứ 2: Enzym ở dạng men tiêu hóa

    Enzym nhóm này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Men tiêu hóa có chức năng chuyển hóa chất dinh dưỡng. Ví dụ như amylase phân hủy carbohydrate, nó tồn tại trong nước bọt của chúng ta. Đây là nơi quá trình tiêu hóa thực sự bắt đầu. Hoặc như lipase là enzym xúc tác cho quá trình thủy phân chất béo. Protease xúc tác cho quá trình phân hủy protein, giúp con người thu được các acid amin khi ăn thịt…

 

Enzym giúp tiêu hóa thức ăn

Enzym giúp tiêu hóa thức ăn

 

Nhóm thứ ba: Enzym hệ thống (enzym phân giải protein)

    Enzym phân giải protein là chất xúc tác cho tất cả các phản ứng sinh hóa, giống như enzym tiêu hóa nhưng chúng hoạt động trên toàn bộ cơ thể của chúng ta.

    Các enzym này thực hiện nhiều công việc quan trọng như chống viêm, kiểm soát hệ thống miễn dịch và làm sạch máu, cùng nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nữa.

    Gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của enzym phân giải protein trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư. Các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng việc bổ sung enzym phân giải protein trong điều trị các chấn thương trong thể thao. Enzym cũng được cho là có tác dụng làm giảm thời gian phục hồi sau chấn thương và sau phẫu thuật chỉnh hình.

 

Bổ sung enzym cho cơ thể bằng cách nào?

    Có thể thấy, enzym rất quan trọng với cơ thể. Sự thiếu hụt enzym khiến quá trình tiêu hóa thức ăn không được trọn vẹn, đồng thời các quá trình chuyển hóa khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng.

   Cơ thể có thể tự tạo ra enzym từ gan và tuyến tụy. Tuy nhiên, gan cũng có nhiều nhiệm vụ và công việc khác, trong đó quan trọng nhất đó là giải độc cho cơ thể. Chúng ta phải giảm bớt áp lực để gan được nghỉ ngơi, đó là lý do vì sao việc bổ sung các enzym từ các nguồn thực phẩm bên ngoài và viên uống bổ sung enzym là cực kỳ quan trọng.

   Trong thực phẩm có 8 loại enzym chính quan trọng với cơ thể, có thể kể đến:

  • Lactase: Enzym phân hủy sữa
  • Cellulase: Enzym phân hủy chất xơ.
  • protease: Enzym phân giải protein.
  • Lipase: Enzym phân giải chất béo.

    Vậy cụ thể các enzym này có trong thực phẩm nào? Hầu hết các loại thực phẩm đều có chứa enzym giúp phân hủy chúng. Ví dụ, sữa có chứa enzym lactase giúp chuyển hóa lactose cũng có trong sữa. Tuy nhiên, đó là thực phẩm nguyên sơ khi chưa qua chế biến.

    Nồng độ enzym bắt đầu giảm ngay sau khi rau hoặc trái cây thu hoạch. Khi chúng ta nấu nướng, chỉ cần nhiệt độ trên 47 OC là đã đủ giết chết các enzym. Vì vậy, những thực phẩm đã qua chế biến bằng cách nấu chín thì sẽ không còn enzym để cung cấp cho cơ thể. Nếu muốn bổ sung enzym, bên cạnh các món ăn nấu chín, bạn nên ăn các món salad với nhiều loại rau củ tươi sống.

 

Ăn salad để bổ sung enzym cho cơ thể

Ăn salad để bổ sung enzym cho cơ thể

 

   Một số thực phẩm rất giàu enzym bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày có thể kể đến là:

  • Dứa: Loại quả này có chứa nhiều Enzym tiêu hóa, đặc biệt là Bromelain - 1 loại protease, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu protein.
  • Đu đủ: đu đủ chứa papain, cũng là 1 protease giúp tiêu hóa protein. Papain là 1 enzym quan trọng giúp làm mềm và tiêu hóa thịt tốt hơn trong quá trình tiêu hóa. Nhận thấy tầm quan trọng của loại enzym này, một số sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ tiêu hóa đã đưa nó vào trong thành phần, ví dụ như sản phẩm BoniBaio của Mỹ.
  • Mật ong nguyên chất: Trong mật ong có rất nhiều enzym tiêu hóa, có thể kể đến như: Diastase (phân hủy tinh bột thành maltose), Amylase, Protease, Invertase (phá vỡ sucrose, một loại đường, thành glucose và fructose)...
  • Bơ: Bơ chứa enzyme tiêu hóa lipase, polyphenol oxyase… Trong đó, Lipase cũng được tạo ra bởi tuyến tụy của bạn, vì vậy bạn không cần thiết phải bổ sung nó từ chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, việc ăn bơ để tăng cường cung cấp lipase cho cơ thể có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, đặc biệt là sau bữa ăn nhiều chất béo.

 

Enzym có nhiều trong đu đủ, dứa, mật ong

Enzym có nhiều trong đu đủ, dứa, mật ong

 

    Như vậy, enzym rất quan trọng với cơ thể con người và để bổ sung chúng hiệu quả, bạn cần nhớ 2 nguyên tắc đó là ăn rau tươi sống bằng món salad và ăn những thực phẩm giàu enzym như dứa, đu đủ, mật ong nguyên chất, bơ… Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: vai trò của Enzym
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà