Những mối nguy hiểm tiềm tàng từ thức ăn nhanh mà bạn không thể ngờ tới!

Cập nhập: Thứ bảy, 01/04/2023

 

   Thức ăn nhanh ngày càng trở nên thịnh hành trong xã hội hiện đại. Phần lớn mọi người đều lựa chọn sử dụng những thực phẩm này vì chúng tiện lợi, không mất nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, thức ăn nhanh tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!

 

thức ăn nhanh

Những mối nguy hiểm tiềm tàng từ thức ăn nhanh mà bạn không thể ngờ tới!

 

Thức ăn nhanh là thủ phạm gây béo phì

  Đa số các loại thức ăn nhanh đều chứa nhiều carbohydrate, đường, chất béo không có lợi và cung cấp lượng calo dư thừa cho cơ thể. Các chuyên gia cho biết, một người trưởng thành có cân nặng trung bình cần khoảng 2.000 - 2.500 calo mỗi ngày. Trẻ em từ 9 - 18 tuổi cần khoảng 1.600 - 1.800 calo mỗi ngày.

   Trong khi đó, một phần gà rán 100g cung cấp khoảng 450 - 460 calo, và một chiếc pizza là 1.500 calo. Điều này có nghĩa là một bữa ăn này có thể cung cấp lượng calo gần đủ cho một người trưởng thành và đã dư thừa với trẻ em. Nếu như các bữa ăn khác trong ngày không được điều chỉnh, cùng với việc ít hoạt động thể chất thì việc thừa cân, béo phì xảy ra là điều tất yếu.

 

Thức ăn nhanh đứng sau các bệnh tim mạch

   Cùng với lượng calo cao, lượng chất béo trong thức ăn nhanh cũng rất nhiều. Khoảng 100g khoai tây chiên có chứa 8g acid béo; 100g bánh ngọt phủ kem, đường có chứa 5g acid béo, hay 100g kẹo thanh cũng chứa đến 3g acid béo. Các loại chất béo này phần lớn là acid béo bão hòa, dầu thực vật đã bị hydroxyl hóa, trở thành những chất rất có hại.

    Khi các chất béo xấu này vào cơ thể sẽ làm tăng cholesterol xấu, đồng thời làm giảm cholesterol tốt. Đây là nguyên nhân khiến các mảng xơ vữa động mạch hình thành và tăng dần kích thước. Từ đó, lòng mạch dần dần bị thu hẹp khiến cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch.

  Theo khuyến cáo, nếu một người bình thường ăn trung bình khoảng 3,6g acid béo xấu mỗi ngày, thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim tới ba lần so với mức 2,5g. Với trẻ em, nguy cơ này còn cao hơn rất nhiều khi trẻ dùng thức ăn nhanh quá 2 lần mỗi tuần.

 

Thức ăn nhanh là đồng minh của bệnh tiểu đường

  Lượng carbohydrate và đường dồi dào trong thức ăn nhanh khi được hấp thu vào cơ thể đều được cơ thể chuyển hóa thành glucose. Phần lớn lượng glucose này được sử dụng để tạo ra năng lượng cho cơ thể, một phần khác được chuyển hóa thành glycogen và dự trữ ở trong gan. Khi lượng glycogen trong gan đạt giới hạn, glucose sẽ được đưa về tích tụ tại các mô mỡ, từ đó khiến lớp mỡ ngày càng dày lên.

  Lượng glucose trong máu tăng cao sẽ kích thích tuyến tụy giải phóng nhiều insulin hơn. Nếu tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên, lượng đường trong máu sẽ tăng lên một cách không kiểm soát và lượng insulin cũng tăng lên.

  Theo thời gian, lượng insulin trong máu quá cao sẽ gây độc. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách kháng insulin. Điều này khiến cho cơ thể lại càng cần nhiều insulin hơn để kiểm soát đường huyết. Tuyến tụy sẽ phải làm việc đến mức quá tải để sản xuất insulin.

   Cuối cùng, tuyến tụy suy kiệt và không thể sản xuất đủ insulin. Kết cục là những người dùng thức ăn nhanh thường xuyên sẽ trở thành nạn nhân của bệnh tiểu đường. Những ai càng ăn nhiều thức ăn nhanh bao nhiêu, thì càng nhanh đi đến kết cục này nhanh bấy nhiêu.

   Thực tế cho thấy, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Năm 2019, một cậu bé 9 tuổi ở Hà Nội đã được xác định mắc tiểu đường type 2, với mức đường huyết lên tới 15 mmol/l và HbA1c là 11,7%.

 

béo phì

Sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên sẽ gây béo phì, tiểu đường và mắc bệnh tim

 

Thức ăn nhanh là kẻ thù của đường tiêu hóa

   Việc sử dụng nhiều đường, muối và các hương liệu tạo mùi vị thơm ngon và hấp dẫn khiến các thức ăn nhanh hoàn toàn không lành mạnh với đường tiêu hóa. Chúng là nguyên nhân khiến cơ thể bị giữ nước, và gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, tạo cảm giác tức bụng, ậm ạch sau khi ăn.

   Bên cạnh đó, chế biến bằng cách chiên rán hoặc thêm vào nhiều loại kem, bơ rất dễ gây ra gánh nặng cho đường tiêu hóa. Nếu những chướng ngại vật này không được xử lý hết, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ xảy ra.

   Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh cũng không được đánh giá cao khi có ít, hoặc thậm chí là không có chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất vốn dĩ rất cần thiết với cơ thể. Ăn quá ít chất xơ sẽ gây ra tình trạng táo bón kéo dài, đồng thời làm suy giảm số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Điều này là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý đường tiêu hóa, điển hình như viêm đại tràng mãn tính.

 

Thức ăn nhanh là tác nhân gây dậy thì sớm

   Chất béo dư thừa trong cơ thể có thể làm thay đổi mức độ hormone và thúc đẩy thời gian dậy thì sớm hơn. Bên cạnh đó, thức ăn nhanh dùng những loại thực phẩm trái mùa như rau, củ, quả thường sử dụng nhiều loại hóa chất, trong đó có chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, chất bảo quản.

   Những hoá chất này ức chế hoặc thay đổi hoạt động của các hormone tự nhiên. Nếu trẻ ăn nhiều loại thực phẩm này cũng có thể bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị dậy thì sớm.

    Ngoài ra, màng bọc thực phẩm, túi nilon để đựng thực phẩm nóng sẽ đưa vào cơ thể các hạt vi nhựa và chất hóa dẻo độc hại. Những tác nhân này đều có thể khiến trẻ em bị dậy thì sớm, hay thậm chí là đối diện với nguy cơ ung thư.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về các mối nguy hại do sử dụng các loại thức ăn nhanh. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Nguy hiểm sức khỏe vì trào lưu “bữa ăn khổng lồ” Mukbang

Đằng sau những video mukbang “bữa ăn khổng lồ” chứa đầy món ngon hấp dẫn, người quay phải đối mặt với nguy cơ tăng cân khó kiểm soát và những hệ lụy về sức khỏe khác

Béo phì ảnh hưởng đến chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ và khiến bệnh nặng hơn. Chứng ngưng thở khi ngủ cũng khiến người bệnh bị tăng cân.

Tác hại của thừa cân, béo phì đối với sức khỏe con người

Chắc chắn bạn đã biết rằng, béo phì là điều hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cụ thể người bị thừa cân, quá béo sẽ gặp những vấn đề gì?

Ngày béo phì thế giới bàn về béo phì - "Thủ phạm" gây 200 bệnh khác nhau

Nhân Ngày Béo phì thế giới (4.3 hằng năm), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa gióng lên hồi chuông báo động: Hơn 1 tỉ người trên toàn cầu hiện đang mắc bệnh béo phì

Báo động: Gần 5 triệu trẻ em Việt Nam đang bị thừa cân, béo phì!

Nhận biết trẻ em bị thừa cân, béo phì bằng cách nào? Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì là gì? Phòng ngừa thừa cân, béo phì bằng cách nào?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844