4 bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nhất khi bạn căng thẳng

Cập nhập: Thứ tư, 12/04/2023

 

   Trong cuộc sống, có nhiều lý do khiến ta cảm thấy căng thẳng, đó có thể là một thay đổi, một thách thức hay một biến cố nào đó. Trong một thời gian ngắn, căng thẳng giúp bạn tỉnh táo hơn và có năng lượng để hoàn thành công việc, nhưng về lâu dài, căng thẳng lại gây nhiều vấn đề sức khỏe cho bạn. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn thông tin về 4 bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nhất khi bạn căng thẳng và cách đối phó với nó.

 

Căng thẳng gây nhiều vấn đề sức khỏe.

Căng thẳng gây nhiều vấn đề sức khỏe.

 

Căng thẳng là gì? Căng thẳng xảy ra như thế nào?

   Căng thẳng là một phản ứng của cơ thể khi đối mặt với một thay đổi, một biến cố hoặc một thách thức trong cuộc sống.

Có 3 loại căng thẳng chính:

  • Căng thẳng cấp tính: Căng thẳng cấp tính là một loại căng thẳng ngắn hạn xảy ra khi bạn gặp một mối đe dọa hoặc thách thức tức thì. Loại căng thẳng này thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: căng thẳng khi thuyết trình trước đám đông, suýt gặp tai nạn giao thông, chơi các trò chơi mạo hiểm,…
  • Căng thẳng cấp tính từng đợt: căng thẳng cấp tính từng đợt xảy ra khi bạn gặp căng thẳng cấp tính với tần suất đều đặn. Ví dụ: công việc áp lực cao lặp đi lặp lại,…
  • Căng thẳng mãn tính: Căng thẳng mãn tính xảy ra khi bạn gặp áp lực nhất quán và liên tục trong thời gian dài. Ví dụ: mất việc, gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, ly hôn, bệnh tật,…

Căng thẳng xảy ra như thế nào?

   Khi bạn gặp một vấn đề nào đó gây căng thẳng, bộ não của bạn sẽ nhanh chóng nhận biết điều đó và gửi tín hiệu kích hoạt phản ứng “ chiến – hay – chạy” của cơ thể, làm tăng các hormon gây căng thẳng như cortisol và adrenaline và các hệ thống trong cơ thể chúng ta đều thay đổi. Khi kích hoạt phản ứng “chiến – hay – chạy”, nhịp tim của chúng ta tăng lên, huyết áp tăng lên, hơi thở của chúng ta thay đổi để mang nhiều oxy hơn cho máu, cơ bắp căng ra và một số bộ phận của cơ thể hoạt động chậm lại.

 

Phản ứng của stress trong cơ thể.

Phản ứng của stress trong cơ thể.

 

   Các hormone gây căng thẳng tiếp tục tăng cao cho đến khi não bộ và cơ thể nhận thấy rằng môi trường hiện tại đã an toàn và tác nhân gây căng thẳng không còn. Khi đó, hệ thống thần kinh đối giao cảm sẽ khởi động. Sau đó cơ thể bạn trở lại trạng thái trung tính, quá trình hô hấp chậm lại, ổn định nhịp tim.

   Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng lâu dài (căng thẳng mãn tính), bạn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, các vấn đề về thần kinh, đau cơ, các bệnh tiêu hóa, khó ngủ và các bệnh viêm nhiễm khác.

 

4 bộ phận của cơ thể thường bị ảnh hưởng khi căng thẳng.

   Mỗi cá nhân khác nhau lại có những phản ứng khi gặp căng thẳng khác nhau. Dưới đây là những bộ phận nhạy cảm với căng thẳng hơn những bộ phận khác và các cách đối phó với những tác hại đó.

Tim

   Khi chúng ta căng thẳng, nồng độ cortisol và adrenaline tăng lên làm tăng nhịp tim và huyết áp. Ngoài ra, các hormone này khiến các mạch máu của bạn co lại và chuyển nhiều oxy hơn đến những bộ phận cần thiết, ví dụ như cơ bắp.

 

Căng thẳng lâu dài dẫn đến bệnh tim.

Căng thẳng lâu dài dẫn đến bệnh tim.

 

   Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng từng đợt hoặc mãn tính trong thời gian dài, nhịp tim và huyết áp tăng cao liên tục dẫn đến những nguy cơ đau ngực, tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.

Nếu bạn liên tục bị tăng nhịp tim do căng thẳng, các chuyên gia khuyên bạn nên:

  • Hít thở sâu.
  • Thư giãn khuôn mặt.
  • Uống nhiều nước.
  • Ngồi thiền.
  • Đứng dậy và đi lại.

Phổi

   Căng thẳng có nguy cơ gây ra các triệu chứng trên đường hô hấp như khó thở, thở nhanh và không kiểm soát được, thậm chí khiến bạn lên cơn hen suyễn.

   Nguyên nhân gây ra điều này là do khi bạn căng thẳng, đường dẫn khí của bạn bị thu hẹp lại, trong đó có phế quản – bộ phận chịu trách nhiệm phân phối không khí khắp phổi.

   Đối với những người khỏe mạnh và những người không mắc bệnh về phổi, các triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng có nguy cơ làm trầm trọng hơn những bệnh như hen suyễn, COVID, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và các bệnh lý hô hấp khác.

Để kiểm soát hơi thở khi căng thẳng, bạn nên:

  • Hít vào và thở ra chậm rãi
  • Thư giãn cơ ở cổ và vai của bạn
  • Ngồi thẳng và nghiêng về phía trước, hoặc đứng lên.

Dạ dày và ruột

   Các hormon gây căng thẳng như cortisol và adrenalin làm tăng tốc độ chuyển động trong ruột già và làm chậm hoặc ngừng nhu động ruột non, khiến cho bạn gặp một số triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,…

 

Căng thẳng gây ảnh hưởng đến dạ dày và ruột.

Căng thẳng gây ảnh hưởng đến dạ dày và ruột.

 

   Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, dẫn đến dạ dày tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

Để giảm bớt cơn đau bụng do căng thẳng, bạn hãy bắt đầu bằng cách kết hợp các biện pháp can thiệp dễ dàng sau:

  • Tập thể dục
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ
  • Uống nhiều nước.

Đầu, cổ, vai và lưng

   Khi bạn căng thẳng, các cơ bắp căng lên, căng cơ gần như là một phản xạ của cơ thể khi căng thẳng, giúp cơ thể chống lại sự đau đớn và chấn thương. Căng thẳng mãn tính khiến các cơ trong cơ thể ở trạng thái bị căng liên tục, đặc biệt ở các vùng cổ, lưng hoặc vai, khiến bạn cảm thấy đau cơ và có thể gặp các rối loạn liên quan khác.

Ví dụ: đau đầu và đau nửa đầu khi căng thẳng đều liên quan đến việc bị căng cơ mãn tính ở vùng vai, cổ và đầu.

Ngoài ra, căng thẳng lâu dài còn làm tăng nguy cơ thoát vị, phồng và vỡ đĩa đệm, cũng như đau dây thần kinh tọa.

Nếu bạn bị đau cơ do căng thẳng, bạn có thể tập các bài tập sau:

  • Tập xoay cổ.
  • Yoga
  • Pilates
  • Vận động thường xuyên trong ngày, đặc biệt nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều.

   Căng thẳng ảnh hưởng nhiều đến cơ thể của bạn, đặc biệt là các bộ phận như tim, phổi, hệ tiêu hóa và các cơ ở đầu, cổ, vai, lưng. Để kiểm soát căng thẳng, trước hết bạn cần phải tìm được nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân gây ra căng thẳng đó, ngủ đủ giấc, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và gặp các bác sĩ tâm lý nếu cần thiết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

Dấu hiệu của bệnh tim mạch là đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mạch đập không đều, khó thở, hụt hơi, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ.

Nitrat trong thực phẩm tốt hay xấu với sức khỏe chúng ta?

Nitrat là hợp chất có thể chuyển hóa thành oxit nitric có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhưng cũng có thể chuyển thành nitrosamine gây ung thư

Bệnh Alzheimer - Một loại sa sút trí tuệ nghiêm trọng ở người cao tuổi

Những người có tuổi thường gặp nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe, trong đó có tình trạng suy giảm trí trớ, sa sút trí tuệ. Hiện nay, một trong những dạng mất trí nhớ được nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh Alzheimer.

3 việc mà bạn cần làm ngay hôm nay để phòng ngừa ung thư!

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 3 việc cần làm để phòng ngừa ung thư nhé!

Cảnh báo bệnh tim mạch tại Việt Nam: Người bệnh ngày càng trẻ hóa

Các chuyên gia tim mạch hàng đầu tại Việt Nam đã cảnh báo về tình trạng bệnh lý tim mạch tại nước ta đang ngày càng nghiêm trọng khi số bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày một nhiều hơn
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844