Chắc hẳn, mỗi người trong chúng ta đều đã từng bị đau đầu ít nhất 1 lần. Tuy nhiên, không mấy ai biết rằng, đau đầu có tới 13 loại khác nhau. Và, đau đầu do đau thần kinh chẩm là một trong số đó. Đây là căn bệnh khiến người mắc luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, biện pháp để thoát khỏi tình trạng này là gì?
Phải làm gì để thoát khỏi những cơn đau nhói ở đầu do đau thần kinh chẩm?
Đau thần kinh chẩm là tình trạng như thế nào?
Dây thần kinh chẩm là dây thần kinh xuất phát từ đốt sống cổ thứ 2 (C2) và thứ 3 (C3), kéo dài và chi phối tới da đầu vùng sau gáy. Đau thần kinh chẩm xảy ra khi những dây thần kinh này bị hư hại, tổn thương do một nguyên nhân nào đó. Từ đó, nó gây ra các cơn đau đầu ở vùng chẩm, bệnh lý này còn được gọi là đau đầu Arnold.
Đau thần kinh chẩm được bắt gặp ở khoảng 5% dân số trong độ tuổi trưởng thành. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Ban đầu, người bệnh cảm thấy đau nhức, nhói và rát vùng sọ gáy. Sau đó, cơn đau lan dần tới vùng sau mắt và các vùng khác xung quanh.
Cơn đau có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên đầu, kéo dài từ 1 - 3 ngày, và rất dễ tái phát khi bạn cử động cổ, hay thậm chí là khi chải tóc. Người bệnh cũng có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, đau thần kinh chẩm có triệu chứng khá tương đồng với các loại đau đầu khác, như chứng đau nửa đầu hay đau đầu Migraine. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt nhờ cơn đau kịch phát một cách dữ dội, được mô tả như dao đâm, hay điện giật vào phần sau đầu (phần chẩm).
Để biết rõ được tình trạng đau đầu của mình có phải do đau thần kinh chẩm hay không, tốt nhất, bạn nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh.
Đau thần kinh chẩm rất dễ tái phát và có thể trở nên rất dữ dội
Nguyên nhân nào gây đau thần kinh chẩm?
Trong một số trường hợp, nguyên nhân của đau thần kinh chẩm không thể xác định rõ. Nhưng đối với các trường hợp còn lại, đau thần kinh chẩm có thể là hậu quả của một số tình trạng như:
Bệnh lý tại cột sống cổ
Cột sống cổ được tạo thành bởi 7 đốt sống (từ C1 - C7) kết nối gốc hộp sọ với đỉnh của vai. Các bệnh lý tại cột sống cổ có thể gây đau thần kinh chẩm phải kể đến là: Thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng hao mòn sụn và xương dưới sụn ở cột sống cổ. Đây là bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở người lớn tuổi, với hơn 85% người trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi thoái hóa đốt sống cổ. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tác động bởi một lực đủ lớn, khiến cho bao đĩa đệm bị rách, và nhân thoát ra ngoài.
Bệnh tiểu đường
Đau thần kinh chẩm có thể xuất hiện như một biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Đường huyết tăng cao hoặc lên xuống thất thường có thể làm tổn thương trực tiếp đến các dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh chẩm. Đồng thời, các mạch máu bị tổn thương cũng làm gián đoạn việc cung cấp dinh dưỡng để nuôi các dây thần kinh.
Bệnh gút
Chúng ta đều biết rằng, bệnh gút nổi tiếng với những cơn đau kinh hoàng tại vùng khớp, điển hình là khớp ngón chân, bàn ngón chân, mắt cá,... Tuy nhiên, ở người mắc bệnh gút lâu năm, acid uric có thể tích tụ ở rất nhiều nơi ngoài khớp, trong đó có ở vùng cột sống. Trường hợp này được gọi là bệnh gút cột sống.
Vào năm 2018, bệnh viện C Đà Nẵng đã tiếp nhận 1 trường hợp bị gút cột sống. Bệnh nhân nam, 55 tuổi, nhập viện với các triệu chứng đau và tê vùng chẩm, vùng cổ, đau tăng lên khi ngồi, và yếu tứ chi. Bệnh nhân có tiền sử mắc gút 27 năm.
Bên cạnh những bệnh lý kể trên, đau thần kinh chẩm cũng xuất hiện trong một số trường hợp khác như: Chấn thương phía sau đầu, viêm xương khớp, nhiễm trùng, khối u ở cổ, viêm mạch máu,...
Đường huyết cao hoặc lên xuống thất thường làm tổn thương dây thần kinh chẩm
Phải làm gì để thoát khỏi những cơn đau nhói ở đầu do đau thần kinh chẩm?
Như đã nhắc đến, đau thần kinh chẩm có thể là hậu quả của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, để tìm được cách khắc phục chính xác nhất, bạn nên đi khám từ khi có những triệu chứng đầu tiên.
Nếu nguyên nhân là do bệnh tiểu đường, bạn sẽ cần phải kiểm soát đường huyết tốt hơn bằng cách dùng thuốc, tiêm insulin, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hay sử dụng sản phẩm BoniDiabet +.
Nếu nguyên nhân là do bệnh gút, bạn sẽ cần dùng thuốc hạ acid uric máu, kiêng ăn thực phẩm giàu purin, không uống rượu bia, và sử dụng sản phẩm BoniGut +. Cùng với đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định một số phương pháp giúp giảm bớt cơn đau thần kinh chẩm như:
Các biện pháp không dùng thuốc
Sử dụng túi nhiệt để chườm ở cổ, dùng thiết bị sưởi, miếng đệm nhiệt, massage cơ cổ kết hợp với việc nghỉ ngơi ở những chỗ yên tĩnh sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Chườm túi nhiệt ở cổ có thể giúp giảm bớt cơn đau
Các biện pháp dùng thuốc
Người bệnh có thể cần sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen,... để làm dịu các cơn đau. Nếu cách này không có hiệu quả, một số loại thuốc khác sẽ được chỉ định bao gồm:
- Các loại thuốc giãn cơ dành cho người bệnh đau thần kinh chẩm do căng và cứng cơ cổ.
- Thuốc chống động kinh, như carbamazepine và gabapentin dành cho những người bệnh bị đau do viêm dây thần kinh, nhiễm trùng, hay hậu phẫu.
- Thuốc chống trầm cảm dành cho người bệnh đau có kèm theo theo căng thẳng, trầm cảm, mất ngủ.
- Thuốc phong bế thần kinh và tiêm steroid giúp gây tê cục bộ, giảm đau ngay lập tức, hiệu quả kéo dài khoảng 12 tuần.
Tiêm botox
Phương pháp này được sử dụng cho người bệnh đau thần kinh chẩm có dấu hiệu của chứng co thắt cơ, như: loạn trương lực vùng cổ, đầu bị vẹo, rối loạn chuyển động của mắt, co giật trên gương mặt.
Phẫu thuật
Một số phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như:
- Giải nén vi mạch: giúp điều chỉnh những mạch máu chèn ép dây thần kinh.
- Kích thích dây thần kinh chẩm: bằng các xung điện, ngăn chặn sự truyền tín hiệu đau đến não.
- Kích thích tủy sống: nguyên lý tương tự như kích thích dây thần kinh chẩm. Những điện cực đặt dưới da sẽ giúp tạo ra các xung điện để ngăn chặn tín hiệu đau từ tủy sống đến não.
- Cắt bỏ hạch C2, C3: Đây là phương pháp phá vỡ hạch gốc cảm ở đốt sống cổ thứ 2 và thứ 3. Cắt bỏ hạch có thể giúp cơn đau giảm ngay lập tức, hiệu quả duy trì trong 1 năm.
- Cắt bỏ khối u: được chỉ định khi phát hiện có khối u chèn ép vào dây thần kinh chẩm.
Cắt bỏ hạch C2, C3 có thể giúp cơn đau giảm ngay lập tức
Phòng ngừa đau dây thần kinh chẩm bằng cách nào?
Đau thần kinh chẩm tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mắc. Do đó, tốt nhất, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này bằng cách:
- Kéo căng và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh vùng cổ, hạn chế căng cơ quá mức.
- Giữ các tư thế tốt trong sinh hoạt, làm việc.
- Không giữ đầu ở tư thế cúi xuống trong thời gian dài.
- Thư giãn các cơ nếu bị căng cơ.
- Thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế nếu như đang mắc các bệnh lý có thể gây đau thần kinh chẩm.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về cách để thoát khỏi những cơn đau nhói ở đầu do đau thần kinh chẩm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: