Nhóm thuốc corticoid: công dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng

Cập nhập: Thứ sáu, 30/06/2023

 

    Corticoid là một nhóm thuốc thông dụng được sử dụng trong rất nhiều bệnh lý khác nhau như: hen phế quản, dị ứng,... Nhưng đây cũng là loại thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nhất mà chúng ta cần thận trọng.

    Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu về công dụng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng thuốc corticoid nhé!

 

Nhóm thuốc corticoid: công dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng

Nhóm thuốc corticoid: công dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng

 

Nhóm thuốc corticoid là gì?

  Nhóm thuốc corticoid là tập hợp các loại thuốc có cấu trúc tương đồng với cortisol - một loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Nhóm thuốc này còn được gọi với cái tên khác là: Glucocorticoid, corticosteroid hoặc steroid,...

   Thuốc corticoid được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: uống, bôi, hít, nhỏ mắt, tiêm truyền,... Các thuốc trong nhóm này được chia thành 3 loại sau:

  • Corticoid tác dụng ngắn (8 - 12 giờ): Cortisol, Hydrocortisone,...
  • Corticoid tác dụng trung bình (12 - 36 giờ): Prednisolone và các dẫn xuất như Methylprednisolone,...
  • Corticoid tác dụng dài (36 - 72 giờ): Betamethasone, dexamethasone,...

 

Công dụng của thuốc corticoid

    Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm sưng, chống dị ứng (ngăn chặn giải phóng histamin), ức chế miễn dịch. Nhờ những tác dụng này, corticoid được sử dụng trong rất nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Các bệnh tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus ban đỏ,... Đây là các bệnh lý xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và tấn công vào các mô, cơ quan khỏe mạnh.
  • Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhờ khả năng làm giảm tình trạng viêm, phù nề tại đường hô hấp, giúp điều trị dự phòng tái phát hoặc giảm mức độ nghiêm trọng các đợt cấp.
  • Bệnh gút: giúp làm giảm nhanh tình trạng sưng, viêm khi  cơn gút cấp bùng phát.
  • Sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng buồn nôn và nôn do thuốc điều trị ung thư.
  • Điều trị thay thế hormone cortisol khi tuyến thượng thận không sản xuất được đủ hormone này.
  • Dự phòng thải ghép. Nhờ khả năng ức chế miễn dịch, corticoid có thể được sử dụng cùng các thuốc khác để ngăn hệ miễn dịch đào thải các cơ quan vừa được cấy ghép (ghép gan, thận,...)
  • Giảm các phản ứng dị ứng nặng trong thời gian ngắn.
  • Một số bệnh lý ngoài da: eczema, vảy nến, phát ban, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt,...

 

Corticoid được sử dụng trong các loại thuốc hít trị hen suyễn

Corticoid được sử dụng trong các loại thuốc hít trị hen suyễn

 

Tác dụng phụ của corticoid

   Thông thường, sử dụng corticoid trong khoảng 1 – 2 tuần có thể không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ thường gặp của corticoid đường uống khi sử dụng ngắn ngày có thể kể đến là: gây kích ứng dạ dày, khó ngủ…

   Nếu lạm dụng thuốc corticoid (kể cả khi ngắn ngày hoặc trong thời gian dài) thì nguy cơ gặp tác dụng phụ càng cao. Bao gồm:

  • Giảm mật độ xương, loãng xương do ức chế hình thành collagen, giảm lượng canxi hấp thụ vào xương và tăng tốc độ hủy xương.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị ức chế, không thể bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn, virus,...
  • Tăng huyết áp do tăng giữ muối và nước, khiến nước trong máu, dịch gian bào tăng lên.
  • Tăng đường huyết do làm tăng đề kháng insulin và ảnh hưởng đến tế bào beta tuyến tụy.
  • Tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng do ức chế sinh tổng hợp prostaglandin và leukotrien, làm suy giảm lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Tác dụng phụ trên mắt: Đục thủy tinh thể do corticoid tích lũy trong thể thủy tinh. Tăng nhãn áp do tích tụ glycosaminoglycan, tăng sản xuất chất protein-TIGR.
  • Tác dụng phụ trên da: Chậm lành vết thương, da teo mỏng, dễ bị bầm tím, rạn da, giảm sắc tố,...
  • Chậm lớn, thấp còi ở trẻ em do ức chế phát triển xương và sụn.
  • Hội chứng Cushing với biểu hiện: mặt tròn như mặt trăng, lắng đọng mỡ ở vùng cổ, lưng trong khi chân tay teo nhỏ.

   Đặc biệt, nếu dùng corticoid quá dài sẽ làm tăng nguy cơ suy tuyến thượng thận.  Nồng độ corticoid trong cơ thể cao sẽ ức chế tuyến thượng thận, làm suy giảm chức năng bài tiết hormon.

 

Hội chứng Cushing khi lạm dụng corticoid

Hội chứng Cushing khi lạm dụng corticoid

 

Lưu ý khi dùng thuốc corticoid

    Có thể thấy, mặc dù có nhiều công dụng, nhưng corticoid cũng có hàng loạt tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì vậy, khi sử dụng corticoid, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Chỉ sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua và dùng bừa bãi. Nếu phải dùng corticoid dài ngày, người bệnh cần tuân theo phác đồ của bác sĩ, không tự tăng liều hay ngừng dừng đột ngột. Khi ngừng sử dụng, người bệnh sẽ cần giảm liều từ từ, để khả năng sản xuất hormone của tuyến thượng thận được khôi phục trở lại.
  • Corticoid nên dùng vào buổi sáng để không làm rối loạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Bởi lẽ, tuyến thượng thận sản xuất nhiều hormone cortisol vào buổi sáng và giảm đi vào buổi chiều tối.
  • Với thuốc corticoid dạng uống (viên, siro...), bạn nên dùng với thức ăn để hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Với corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bệnh, đồng thời không nên băng vùng bôi thuốc. Bạn cần tránh bôi thuốc vào vùng da trầy xước, không lành lặn hoặc thường xuyên bị cọ xát.
  • Corticoid dạng hít thường gây nấm miệng, khàn giọng,... Người bệnh cần thực hiện đúng kỹ thuật xịt, hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.
  • Không sử dụng rượu, bia khi đang dùng thuốc corticoid.

 

Thuốc corticoid có thể tương tác với những thuốc nào?

   Thuốc corticoid có thể tương tác với thuốc khác, làm giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của chúng. Một số loại thuốc thông dụng có thể tương tác với corticoid là: Clarithromycin, Celecoxib, Diclofenac, Etodolac, Etoricoxib, Fentanyl, Ibuprofen, Indomethacin, Itraconazole, Ketoconazole,....

   Khi đang sử dụng những thuốc này, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi dùng corticoid. Bác sĩ sẽ cân nhắc đổi thuốc khác hoặc điều chỉnh liều để hạn chế tương tác không mong muốn giữa chúng.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về thuốc corticoid. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM

 

Bài viết cùng chủ đề

Corticoid - “Con dao 2 lưỡi” trong điều trị bệnh gút!

Corticoid giúp giảm nhanh cơn đau gút cấp, nhưng sẽ khiến bệnh gút nặng hơn nếu bạn sử dụng sai cách. Để hiểu rõ hơn về “con dao 2 lưỡi” corticoid trong điều trị bệnh gút, mời các bạn đọc bài viết dưới đây!

Suy tuyến thượng thận - Hệ lụy tai hại do lạm dụng corticoid

Suy tuyến thượng thận là bệnh gì? Lạm dụng corticoid gây ra suy tuyến thượng thận như thế nào? Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Lupus ban đỏ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lupus ban đỏ là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ là gì? Điều trị Lupus ban đỏ bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Viêm khớp nhiễm khuẩn - Những thông tin mà bạn cần biết về căn bệnh này!

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý xảy ra do sự xâm nhập của vi sinh vật vào bên trong khớp và gây viêm, với các triệu chứng sưng, đỏ, đau khớp,...

Loãng xương uống thuốc gì?

"Loãng xương uống thuốc gì?" - Các thuốc điều trị loãng xương gồm có: Bisphosphonates, Denosumab, thuốc hormone, và...
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844