Trầm cảm - Đừng sống mãi với những cảm xúc tiêu cực!

Cập nhập: Thứ sáu, 24/02/2023

 

    Năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thông báo, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Tại nước ta, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó, tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người tự tử ở Việt Nam lên đến 36.000 - 40.000 người, và trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% số đó. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này nhé!

 

Trầm cảm

Trầm cảm - Đừng sống mãi với những cảm xúc tiêu cực!

 

Nhận diện trầm cảm thông qua các triệu chứng

   Theo WHO, trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần gây ra cảm giác buồn bã, trống rỗng, mất hứng thú, thậm chí là cảm giác tuyệt vọng trong thời gian dài. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện và kéo dài ít nhất hai tuần sau đó có thể tiếp tục diễn tiến qua hàng tháng hoặc thậm chí là trong nhiều năm.

  Không phải tất cả những người mắc trầm cảm đều có biểu hiện giống nhau, nhưng bạn có thể nhận diện căn bệnh này qua các dấu hiệu dưới đây:

Các triệu chứng tâm lý

  • Chán nản, buồn bã, ủ rũ kéo dài, luôn cảm thấy lo lắng hay sợ hãi vô cớ.
  • Rơi vào tình trạng tuyệt vọng, bất lực, bi quan, cảm thấy vô dụng, tội lỗi và mất niềm tin vào cuộc sống.
  • Dễ xúc động, trở nên dễ khóc hoặc cáu kỉnh, và không thể khoan dung cho người khác.
  • Mất động lực và hứng thú với mọi thứ, không tìm thấy cách để tận hưởng niềm vui.
  • Cảm thấy do dự, khó khăn khi phải đưa ra quyết định.
  • Có suy nghĩ tiêu cực, không còn lối thoát, muốn tự tử hoặc đã từng tự làm hại bản thân.

Các triệu chứng thể chất

  • Đi đứng chậm chạp hoặc nói chậm hơn bình thường.
  • Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường, từ đó dẫn đến sụt cân hoặc tăng cân.
  • Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc, mất ngủ mãn tính. Tình trạng này chiếm 95% số trường hợp trầm cảm.
  • Thiếu năng lượng, thường xuyên than phiền mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Dễ bị mất tập trung, sao nhãng, luôn cảm thấy không có đủ sức khỏe, khiến hiệu quả công việc giảm sút.
  • Đau nhức không rõ nguyên nhân, nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực.
  • Giảm hoặc không còn ham muốn tình dục.
  • Phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh.

Các triệu chứng xã hội

  • Tránh gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người và thường xuyên vắng mặt trong các hoạt động xã hội.
  • Gặp khó khăn, bất hòa, xa cách với các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, công việc và xã hội
  • Không còn suy nghĩ và quan tâm đến những sở thích và đam mê trước kia.

 

triệu chứng của trầm cảm

Buồn vã, tuyệt vọng, tự cô lập là triệu chứng của trầm cảm

 

Những loại trầm cảm thường gặp hiện nay

   Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng trầm cảm là một bệnh lý đơn. Tuy nhiên, không chỉ có 1 hoặc 2 loại trầm cảm mà có đến rất nhiều tình trạng khác nhau, xuất hiện xuyên suốt hoặc theo từng thời điểm. Những loại trầm cảm thường gặp hiện nay có thể kể đến như:

Rối loạn trầm cảm nặng (major depressive disorder)

   Đây là dạng trầm cảm phổ biến nhất, được gọi với cái tên “trầm cảm lâm sàng”. Có người trải qua một chu kỳ trầm cảm mạnh rồi hết, nhưng cũng có người bị kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng không dứt.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Persistent depressive disorder)

   Tình trạng này còn được gọi là trầm cảm mãn tính, thường kéo dài 2 năm hoặc lâu hơn. Các biểu hiện không dữ dội như trầm cảm mạnh, nhưng vẫn làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder)

   Rối loạn lưỡng cực còn có tên khác là hưng trầm cảm. Tình trạng này đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm diễn ra xen kẽ với các giai đoạn hưng phấn bất thường. Do đó, đôi khi người bệnh bị lầm tưởng là làm việc tùy hứng, lười biếng hoặc vô tổ chức. Hầu hết, những người bị rối loạn lưỡng cực cũng có những giai đoạn bị trầm cảm nặng.

Trầm cảm trước sinh (peripartum depression)

   Trầm cảm trước sinh còn được gọi là trầm cảm khi mang thai. Tình trạng này có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho bà mẹ và thai nhi. Sản phụ bị trầm cảm thường ít quan tâm đến việc khám thai, ít chú ý, chăm sóc bản thân. Chính vì vậy, sự phát triển của thai nhi cũng có nhiều ảnh hưởng và gián tiếp tác động xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh khi chào đời.

Trầm cảm sau sinh (postpartum depression)

    Có thể nói, đây là tình trạng đang được quan tâm rất nhiều trong thời điểm hiện nay. Rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho cả người mẹ, em bé và những người thân trong gia đình. Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh và trước sinh có nhiều điểm tương đồng như: do rối loạn nội tiết tố, thiếu ngủ, nhạy cảm hơn, không nhận được sự quan tâm cần thiết của người thân dẫn đến việc cảm thấy cô độc,...

 

trầm cảm sau sinh

Tình trạng trầm cảm sau sinh đang tăng nhanh hiện nay

 

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual dysphoric disorder)

   Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Khoảng 20 – 40% phụ nữ phải trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt từ mức độ trung bình đến nặng. Trong đó, khoảng 3 – 8% các triệu chứng này khiến nữ giới không thể sinh hoạt như bình thường.

Rối loạn tâm lý theo mùa (seasonal affective disorder)

   Rối loạn tâm lý theo mùa còn được gọi là trầm cảm theo mùa. Tình trạng này xảy ra theo chu kỳ mùa nhất định. Nó phổ biến vào mùa thu và đông, khi thời tiết chuyển lạnh, ngày ngắn dần và đêm dài lên, ánh nắng mặt trời giảm xuống ảnh hưởng đến cảm xúc và việc ở trong nhà nhiều hơn ảnh hưởng đến tâm trạng.

Trầm cảm tình huống (situational depression)

   Đây là kiểu trầm cảm không điển hình, xảy ra khi người bệnh rơi vào những tình huống tiêu cực như: người thân qua đời, mắc bệnh nặng, gặp phải khủng hoảng tài chính, ly hôn, kiện tụng,… Trầm cảm tình huống có biểu hiện tương tự trầm cảm mạnh, nhưng chỉ diễn ra trong quá trình khủng hoảng.

   Một ví dụ điển hình cho trầm cảm tình huống là trong đại dịch covid-19, khi người dân phải thực hiện các biện pháp giãn cách, hay mới đây nhất là vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria khiến rất nhiều người đột ngột mất đi gia đình, trở thành người vô gia cư,...

 

Trầm cảm - Cách phòng ngừa và thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực

   Nếu bạn đang mắc phải trầm cảm, thì đừng quá lo lắng, vì căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Thời gian để bạn hồi phục hoàn toàn sẽ phụ thuộc vào quyết tâm và sự hợp tác của bạn với các biện pháp điều trị. Có người mất đến hàng chục năm, nhưng cũng có người chỉ mất thời gian ngắn.

   Cũng giống như các bệnh lý về tâm thần khác, ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị trầm cảm là sử dụng liệu pháp tâm lý. Khi trò chuyện với chuyên gia tâm lý, người bệnh có thể xác định các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây trầm cảm, những suy nghĩ và hành vi tiêu cực của bản thân.

  Từ đó, người bệnh có thể tự điều chỉnh theo hướng tích cực hơn, học cách xử lý các khủng hoảng, khó khăn trong hiện tại và tìm cách tốt hơn để giải quyết các vấn đề. Người bệnh cũng sẽ được học cách đặt mục tiêu thực tế cho cuộc sống, mở rộng và phát triển các mối quan hệ xung quanh.

   Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ giúp người bệnh phát triển khả năng chịu đựng và chấp nhận đau khổ bằng các hành vi lành mạnh, lấy lại cảm giác hài lòng và kiểm soát cuộc sống, nhằm giúp giảm bớt các triệu chứng tuyệt vọng do trầm cảm.

 

Trò chuyện với chuyên gia tâm lý

Trò chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn thoát khỏi trầm cảm

 

    Ngoài ra, một số biện pháp khác có thể kể đến như:

Dùng thuốc

   Các loại thuốc được sử dụng trong trường hợp người bệnh mắc trầm cảm vừa và nặng. Các loại thuốc này có thể kể đến như:

-Thuốc trầm cảm ức chế tái hấp thu: SSRI, SNRI và NDRI giúp cải thiện khả năng kết nối giữa các tế bào thần kinh, củng cố các mạch máu não, giúp điều chỉnh tâm trạng.

-Thuốc chống trầm cảm Tetracyclics và SARIs giúp làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh hoặc ngăn chặn tái hấp thu serotonin và chuyển hướng serotonin đến các thụ thể mong muốn nhằm giúp các các tế bào thần kinh có mạch tâm trạng tốt hơn.

-Thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ: Tricyclics và MAOIs chỉ được sử dụng khi các loại thuốc mới hơn không dung nạp hoặc không có tác dụng.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa tại nhà

     Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bạn hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Trở nên cởi mở hơn, chia sẻ và trò chuyện với người thân, bạn bè.
  • Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng.
  • Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang cảm thấy chán nản.
  • Tham gia vào các hoạt động xã hội, vui chơi, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch,...
  • Tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,...
  • Chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục, yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc, dành thời gian cho sở thích cá nhân, hẹn hò,...

   Để phòng ngừa trầm cảm tái phát hoặc người khác trong gia đình mắc bệnh, bạn nên giữ không khí hòa thuận, hạnh phúc, yêu thương và quan tâm chăm sóc lẫn nhau, đặc biệt là với trẻ em. Theo các chuyên gia, những trẻ em  bị ngược đãi về thể chất, tinh thần, chứng kiến mâu thuẫn, rạn nứt, đổ vỡ trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh trầm cảm và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết cùng chủ đề

Tự tử vì trầm cảm – Căn bệnh “thầm lặng” khiến nữ ca sĩ Coco Lee qua đời

Coco Lee – danh ca Mỹ gốc Hoa, chủ nhân bản hit “A Love Before Time” đã qua đời ở tuổi 48 sau một thời gian chiến đấu với bệnh trầm cảm.

Bí quyết có được giấc ngủ ngon khi bị trầm cảm

Chị Nguyễn Thị Bình, 38 tuổi ở thôn Thắng Lợi, xã Đồng Tân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Sử dụng thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ gây…trầm cảm

Một tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tránh thai là tác động tiêu cực đến phản ứng căng thẳng của phụ nữ… làm tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm ở những người này.

Tổng hợp những dấu hiệu trầm cảm dễ bị bỏ qua

  Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm và tìm ra giải pháp khắc phục sớm sẽ hạn chế được những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu bệnh trầm cảm, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Những tổn thương thời thơ ấu có thể gây mất ngủ khi trưởng thành

Nhưng năm tháng đầu đời nếu không được suôn sẻ, phải chịu đựng nhiều tổn thương thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khi trưởng thành, trong đó có mất ngủ.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844