Bị tiểu đường đang uống thuốc chuyển sang tiêm insulin có phải bệnh nặng lên?

Cập nhập: Thứ sáu, 12/05/2023

 

Câu hỏi:

   Chào chuyên gia! Bố tôi năm nay 57 tuổi và mới phát hiện bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thời gian đầu, bác sĩ kê thuốc tây uống hàng ngày nhưng ở lần tái khám tiếp theo, bố tôi lại được chuyển sang tiêm insulin với liều sáng tiêm 24 đơn vị, chiều tiêm 22 đơn vị.

   Tôi nghe nói chỉ bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc nếu bị tiểu đường tuýp 2 thì khi nào nặng mới phải tiêm insulin. Vậy tôi muốn hỏi có phải bố tôi bị tiểu đường tuýp 1 không? Hay do bố tôi bệnh nặng rồi nên phải chuyển sang tiêm? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Bình, Hà Nội

 

Bị tiểu đường đang uống thuốc chuyển sang tiêm insulin có phải bệnh nặng lên?

Bị tiểu đường đang uống thuốc chuyển sang tiêm insulin có phải bệnh nặng lên?

 

Trả lời:

    Chào chị Bình, bệnh tiểu đường tuýp 1 thường được phát hiện khi bệnh nhân còn trẻ, rất ít khi hoặc hầu như không có ai phát hiện khi đã ngoài 50 tuổi. Trường hợp của bác trai, bác sĩ sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng mới đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chị nên tin tưởng kết quả chẩn đoán của bác sĩ.

    Với bệnh tiểu đường tuýp 2, đúng là trong một số trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, không còn đáp ứng với thuốc đường uống thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân kết hợp hoặc chuyển hẳn sang tiêm insulin. Tuy vậy, bác trai mới phát hiện tiểu đường thì việc bác sĩ chỉ định tiêm insulin có thể do một số nguyên nhân khác như sau:

  • Dùng thuốc điều trị đường uống nhưng đường huyết không giảm.
  • Dùng thuốc điều trị đường uống gặp một số tác dụng không mong muốn và không có thuốc thay thế phù hợp.
  • Đường huyết tăng quá cao, cần giảm nhanh lượng đường trong máu để hạn chế những biến chứng cấp tính như toan ceton, hôn mê xảy ra.
  • Khi người bệnh có các vấn đề khác trên sức khỏe như suy gan, suy thận, suy tim (có thể do biến chứng tiểu đường, tác hại của dùng thuốc tây lâu dài…). Lúc này, việc ngưng dùng thuốc tây trị tiểu đường đường uống để dùng insulin đường tiêm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của thuốc tây trên các cơ quan đó.
  • Người bệnh đang mắc một số bệnh lý nhiễm trùng cấp tính như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận. Trong trường hợp này, đường huyết tăng cao sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định tiêm insulin để hạ đường huyết nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng đó. Sau khi khỏi các bệnh mắc kèm, bệnh nhân hoàn toàn có thể quay lại dùng thuốc đường uống. 

 

Bác sĩ chỉ định tiêm insulin khi bệnh nhân đang mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản cấp

Bác sĩ chỉ định tiêm insulin khi bệnh nhân đang mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản cấp

 

  • Trường hợp người bệnh chuẩn bị làm xét nghiệm X-quang có thuốc cản quang.
  • Người bệnh chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật mổ mở cần hạ nhanh đường huyết. Nếu mổ mở khi đường huyết cao sẽ khiến bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, yêu cầu bắt buộc là bệnh nhân cần hạ lượng đường trong máu thì mới tiến hành phẫu thuật được. Sau khi ra viện, bệnh nhân có thể trở lại sử dụng thuốc uống bình thường.

    Như vậy, có rất nhiều trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiểu đường chuyển từ thuốc uống sang tiêm insulin. Để hiểu rõ hơn về tình trạng của bác trai nhà mình, chị nên trao đổi lại với bác sĩ để được giải thích, từ đó yên tâm hơn trong quá trình điều trị. Chúc chị và gia đình sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm thuốc trị tiểu đường phổ biến hiện nay

Các nhóm thuốc thường dùng để điều trị tiểu đường là: Nhóm thuốc Biguanid (Metformin), Nhóm thuốc Sulfonylurea (Diamicron,...),...

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 chỉ chiếm 5-10% trong tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường nhưng chúng lại vô cùng nguy hiểm. Vậy bạn đã biết gì về bệnh trên?

Đường huyết cao gây ảnh hưởng thế nào tới sinh sản?

Hiện nay, người mắc bệnh tiểu đường ngày càng nhiều và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trong độ tuổi sinh sản. Vậy đường huyết cao ở bệnh nhân tiểu đường ảnh hưởng thế nào tới khả năng sinh sản?

Chỉ số HbA1c an toàn nhưng đường huyết cao có nguy hiểm không?

Chỉ số HbA1c an toàn nhưng đường huyết cao có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà