Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng gia tăng. Điều trị bằng thuốc vẫn là phương pháp được sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh lý này. Vậy những loại thuốc trị tiểu đường nào đang được sử dụng phổ biến? Ưu - nhược điểm của từng loại là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Các thuốc trị tiểu đường thường gặp là gì?
Các nhóm thuốc trị tiểu đường phổ biến
Nhóm thuốc Biguanid
Trong nhóm thuốc này, thuốc duy nhất được sử dụng để điều trị đái tháo đường hiện nay là Metformin.
- Biệt dược thường gặp: Glucophage, Panfor, Glucofast, Metformin Stella,...
- Cơ chế tác dụng: Tác dụng chủ yếu của Metformin là làm giảm tân tạo glucose ở gan. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cải thiện tính kháng insulin và ức chế hấp thu glucose tại ruột.
- Ưu điểm: Metformin có khả năng dung nạp tốt khi sử dụng. Khi sử dụng đơn trị liệu, Metformin khá an toàn và không làm hạ glucose máu quá mức. Ngoài ra, thuốc trị tiểu đường này không gây tăng cân.
- Nhược điểm: Thuốc gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn,... Một tác dụng phụ khác của Metformin là gây nhiễm toan lactic có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tương đối hiếm gặp (< 1/100.000).
Nhóm thuốc Sulfonylurea
Các thuốc trị tiểu đường thường dùng thuộc nhóm Sulfonylurea là Glimepiride, Gliclazide, Glipizide và Glibenclamide,....
Diamicron là biệt dược quen thuộc của nhóm thuốc Sulfonylurea.
- Biệt dược thường gặp: Glimepiride (Amaryl, Perglim,...), Gliclazide (Diamicron, Clazic, Pyme Diapro,...), Glipizide(Glucotrol, Savi Glipizide, Stadpizide,...), Glibenclamide (Euglucon,…).
- Cơ chế tác dụng: Nhóm thuốc này làm giảm glucose máu thông qua kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin.
- Ưu điểm: Nhóm thuốc này có tác dụng khá nhanh, có thể sử dụng lâu năm.
- Nhược điểm: Do có tác dụng nhanh nên thuốc nhóm này có thể làm hạ đường huyết quá mức, do đó bệnh nhân sử dụng thuốc này không nên bỏ bữa. Một tác dụng phụ khác của thuốc trị tiểu đường nhóm này là gây tăng cân.
Nhóm thuốc ức chế enzyme Alpha - glucosidase
Acarbose, miglitol và voglibose là một số thuốc thuộc nhóm này, trong đó Acarbose (biệt dược thường gặp Glucobay) là thuốc thường được sử dụng nhất.
- Cơ chế tác dụng: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm sự hấp thu carbohydrat ở ruột non, nhờ đó ức chế tăng đường huyết sau ăn.
- Ưu điểm: Không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc.
- Nhược điểm: Do thuốc ức chế hấp thu carbohydrate ở ruột non dẫn đến lượng carbohydrate xuống đại tràng nhiều, khiến bệnh nhân dễ gặp các tác dụng phụ về tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi,... Do đó, các bệnh nhân có sẵn tiền sử bị các bệnh đường ruột không nên dùng thuốc nhóm này.
Nhóm thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 (DPP - 4)
Các thuốc trị tiểu đường phổ biến thuộc nhóm này là: Sitagliptin (Januvia), saxagliptin (Onglyza), vildagliptin (Galvus) và linagliptin (Trajenta).
Biệt dược Januvia có hoạt chất Sitagliptin.
- Cơ chế tác dụng: Nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của men DPP - 4, làm tăng nồng độ GLP - 1. GLP - 1 là hormone được tiết ra từ ruột sau khi chúng ta ăn hoặc uống các chất tinh bột hoặc đường, giúp kiểm soát đường huyết.
- Ưu điểm: Thuốc có khả năng dung nạp tốt, không gây hạ đường huyết đơn độc. Thuốc không gây tăng cân hoặc giảm cân.
- Nhược điểm: Tác dụng phụ chủ yếu là đau đầu, buồn nôn và nôn, có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay,... Ngoài ra, thuốc còn tác dụng trên hệ miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viêm đường hô hấp trên.
Nhóm thuốc ức chế SGLT2
Các thuốc tiêu biểu thuộc nhóm này là canagliflozin, dapagliflozin, empagliflozin…
- Cơ chế tác dụng: Nhóm thuốc trị tiểu đường này có tác dụng giúp giảm hấp thu glucose tại ống thận, giúp cơ thể loại bỏ glucose qua đường nước tiểu, giúp hạ đường huyết.
- Ưu điểm: Bên cạnh kiểm soát đường huyết, nhóm thuốc này còn có tác dụng giúp kiểm soát huyết áp và cân nặng tốt hơn. Ngoài ra, thuốc làm chậm sựt iến triển của bệnh thận.
- Nhược điểm: Do thuốc làm tăng đường trong nước tiểu nên nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, bệnh nhân cần uống nhiều nước, giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tác dụng phụ này.
Insulin
Insulin thường được sử dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như dùng các thuốc đường uống không đáp ứng hoặc chức năng gan thận đang suy giảm, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được chỉ định tiêm insulin.
Một số lưu ý khi dùng thuốc trị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điều sau khi dùng thuốc trị tiểu đường:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có đơn của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không được tự mua và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dùng theo đơn của người khác.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều lượng hay thời gian sử dụng thuốc.
- Bệnh nhân nên uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian dùng thuốc cho từng loại thuốc thường là:
- Nhóm Sulfonylureas: Uống thuốc trước khi ăn 15 – 30 phút. Trong đó Diamicron MR chỉ uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng.
- Metformin: Uống ngay sau khi ăn.
- Nhóm Acarbose: Uống vào đầu mỗi bữa ăn.
- Nhóm ức chế DPP-4: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
- Nhóm thuốc ức chế SGLT2: Uống vào buổi sáng trước khi ăn.
- Nếu quên uống thuốc, bạn nên uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra đã sát lần uống thuốc tiếp theo, bạn bỏ qua liều thuốc đã quên chứ không uống gấp đôi liều thuốc.
- Khi bạn gặp các tác dụng phụ khi dùng thuốc trị tiểu đường, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Khi phải dùng cùng một loại thuốc nào khác, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tương tác không mong muốn.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc để đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần phải điều chỉnh cả chế độ ăn uống và lối sống. Bạn không nên ỷ lại vào việc dùng thuốc mà không thay đổi chế độ sinh hoạt, vì điều này rất dễ dẫn đến việc bạn phải tăng liều thuốc điều trị, từ đó dẫn đến tăng tác dụng phụ của thuốc.
Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt.
- Bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.
BoniDiabet + - Bí quyết giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả từ Mỹ
BoniDiabet + là sản phẩm được nhập nguyên lọ từ Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần tự nhiên sau:
- Nhóm thảo dược giúp hạ đường huyết: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội.
- Nhóm các nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom. Những nguyên tố vi lượng này giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
- Nhóm vitamin và dưỡng chất: Acid alpha lipoic, acid folic, vitamin C.
Nhờ có thành phần toàn diện như trên, kết hợp với công nghệ bào chế Microfluidizer tiên tiến bậc nhất thế giới, BoniDiabet + là sự lựa chọn tuyệt vời để:
- Giúp hạ và ổn định đường huyết.
- Giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
- Giúp hạ mỡ máu.
BoniDiabet + của Mỹ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
Trong thời gian đầu sử dụng, bạn nên uống BoniDiabet + với liều 4 - 6 viên/ ngày chia 2 lần. Sau 1 tháng sử dụng BoniDiabet + , bạn sẽ thấy đường huyết giảm dần. Và sau 3 tháng sử dụng đều đặn, đường huyết của bạn sẽ hạ và ổn định tại mức an toàn hơn.
Lưu ý: Nếu đang sử dụng thuốc tây trị tiểu đường thì thời gian đầu bạn cần dùng BoniDiabet + kèm với thuốc tây, không tự ý dừng thuốc tây khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Khi đường huyết đã ổn định ở mức an toàn, bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ điều trị để giảm liều thuốc tây.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được các thuốc trị tiểu đường thường dùng. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần phải thay đổi lối sống và có chế độ ăn uống phù hợp. Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet +, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn tận tình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: