Nhập viện nguy kịch do ngộ độc thuốc tiểu đường

Cập nhập: Thứ bảy, 15/04/2023

 

   Bệnh nhân nữ 70 tuổi, bị ngộ độc do sử dụng thuốc điều trị tiểu đường liều cao dẫn tới suy thận, tổn thương gan.

 

Bệnh nhân tiếp tục theo dõi tại Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

Bệnh nhân tiếp tục theo dõi tại Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

 

   Trong vài tháng qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn la đã điều trị cho trên 10 bệnh nhân bị ngộ độc thuốc điều trị tiểu đường Metformin. Có những bệnh nhân toan chuyển hóa rất nặng đã phải lọc máu cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi.

   Gần nhất là bệnh nhân nữ, 70 tuổi nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tức ngực và khó thở, thở nhanh sâu.

   Qua thăm khám, được biết người bệnh có tiền sử tiểu đường và đang uống duy trì thuốc Metformin 750mg x 02 viên/ngày. Bà cũng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhiều năm, suy tim, tăng huyết áp, hội chứng Cushing.

   Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tiểu đường Metformin 750mg, kèm theo suy thận, tổn thương gan cấp, đợt cấp COPD, suy tim, hội chứng Cushing tiên lượng rất nặng.

   Sau đó, bệnh nhân được điều trị tích cực như: Đặt ống nội khí quản, thở máy, truyền dịch thải độc, lợi tiểu, truyền Natribicarbonate. Hiện tại, bệnh nhân đang tiếp tục điều trị đợt cấp COPD. May mắn bệnh nhân chưa phải lọc máu để điều trị toan chuyển hoá do ngộ độc Metformin.

   Bác sĩ Mè Thị Xuân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết, gần đây bệnh viện đã điều trị cho khoảng trên 10 bệnh nhân toan chuyển hóa do ngộ độc thuốc tiểu đường Metformin. Có những bệnh nhân toan chuyển hoá rất nặng đã phải lọc máu cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi. Loại thuốc này chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân suy thận nặng, nguy cơ nhiễm toan lactic rất nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

   Bác sĩ Xuân cũng khuyến cáo những bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng Metformin cần được đánh giá chức năng gan, thận trước và trong quá trình điều trị, đặc biệt ở người lớn tuổi. Đồng thời bệnh nhân cũng cần đánh giá về các yếu tố nguy cơ liên quan như suy tim, suy giáp và nhiễm trùng cấp tính nặng.

   Người bệnh lớn tuổi cũng cần được người thân quan tâm, kiểm soát liều lượng thuốc uống hàng ngày để tránh tình trạng bệnh nhân tự dùng thuốc, quên hoặc uống thuốc quá liều, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

   Khi xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ, yếu cơ, nôn mửa, đau bụng, khó thở, hạ thân nhiệt, giảm nhịp tim…người bệnh cần ngừng ngay việc dùng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường Metformin

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường Metformin

 

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường Metformin

   Theo bác sĩ Xuân, Metformin là một thuốc trong nhóm biguanide để điều trị tiểu đường type 2 khi không thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục. Metformin hoạt động thông qua việc giảm sản xuất glucose ở gan, giảm đề kháng insulin và giảm lượng đường hấp thu qua ruột.

   Thuốc giúp kiểm soát đường huyết tốt và không gây tăng cân, được chỉ định cho các trường hợp thừa cân, béo phì. Thuốc cũng có hiệu quả hạ đường huyết tương đương ở các trường hợp không béo phì.

   Tuy nhiên Metformin khi sử dụng cũng để lại một số tác dụng phụ, trong đó phổ biến nhất là các rối loạn ở đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Các triệu chứng này liên quan đến liều dùng và thường xuất hiện lúc mới bắt đầu sử dụng thuốc. Do đó, thuốc được khởi đầu với liều thấp và tăng liều từ từ; nên uống cùng lúc với bữa ăn để giảm các tác dụng phụ này.

   Bác sĩ Xuân cho hay, tác dụng phụ nguy hiểm nhất của thuốc tiểu đường Metformin là nhiễm toan lactic. Do đó, khi sử dụng cần chú ý:

  • Người bệnh cần tuyệt đối sử dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không may quên 1 liều, nên dùng liều tiếp theo vào thời gian thông thường. Tuyệt đối không uống dồn hai liều cùng một lúc để bù thuốc cho liều quên. Nếu quá liều thuốc, có thể dẫn đến việc hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc nhiễm acid lactic. Do vậy khi không may uống quá liều, hãy gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi.
  • Cách tốt nhất là hẹn giờ uống thuốc, chia thuốc đều vào các hộp có ghi chú ngày, thứ… để tránh việc quên uống thuốc hoặc uống lặp lại liều trong ngày.
  • Người bệnh dùng metformin trị tiểu đường cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực.
  • Người bệnh cần được khuyến cáo trong điều chỉnh chế độ ăn uống, vì dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường. Ðiều trị bằng thuốc tiểu đường metformin chỉ được coi là biện pháp hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc thực hiện chế độ ăn hợp lý.
  • Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận. Do đó nguy cơ tích lũy và nhiễm axit lactic càng tăng cao theo mức độ suy giảm chức năng thận. Bệnh nhân cần kiểm tra chức năng thận trước và sau khi điều trị bằng thuốc này.
  • Phải ngừng điều trị với metformin 2 − 3 ngày trước khi chụp X-quang có sử dụng các chất cản quang chứa i-ốt và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá chức năng thận cho kết quả bình thường
  • Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự phân bố metformin
  • Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành phẫu thuật
  • Không dùng thuốc ở người bệnh suy giảm chức năng gan.

   Tiểu đường là bệnh mạn tính, có thể kiểm soát và hạn chế tối thiểu các biến chứng của nó nếu bệnh nhân tuân thủ một liệu trình điều trị, theo dõi liên tục, đúng đắn, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ Xuân chia sẻ

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Người nguy kịch, người tử vong sau khi uống rượu chuối hột ngâm

  Bệnh nhân C.A.P. (43 tuổi, nhân viên văn phòng) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng tự thở nhưng rối loạn tri giác, lừ đừ, mờ mắt.

Suy giáp và cường giáp - Bạn biết gì về 2 căn bệnh này?

Suy giáp và cường giáp khác gì nhau? Suy giáp và cường giáp bệnh nào nguy hiểm hơn?

10% bệnh nhân suy tim bỏ tái khám – Bác sĩ cảnh báo nguy cơ

"10% bệnh nhân suy tim bỏ tái khám" - Thông tin trên được tiến sĩ Vũ Quỳnh Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết

Acid folic là gì? Acid folic có tác dụng gì?

Acid folic là dạng tổng hợp của vitamin B9 có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, thiếu máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm rụng và bạc tóc,...

Người lớn bị chán ăn là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Người lớn bị chán ăn là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Khan hiếm thuốc điều trị tay chân miệng nặng, Bộ Y tế vào cuộc

Khan hiếm thuốc điều trị tay chân miệng nặng, Bộ Y tế vào cuộc

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng thể nặng tại thành phố có dấu hiệu gia tăng nhanh trong thời gian gần đây, đáng chú ý là tình trạng khan hiếm thuốc điều trị bệnh.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844