Lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Cập nhập: Thứ năm, 29/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ khoa được bắt gặp khá nhiều ở phụ nữ. Theo ước tính, cứ khoảng 10 người, lại có 1 trường hợp mắc bệnh. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, nhiều phụ nữ thường khá hoang mang, lo lắng.

   Bởi lẽ, những thay đổi tại tử cung sẽ có thể ảnh hưởng nhất định đến khả năng mang thai. Vậy, lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

Lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

 

Lạc nội mạc tử cung là gì?

   Nội mạc tử cung là lớp tế bào niêm mạc bao phủ bề mặt bên trong tử cung. Lớp tế bào này phát triển nhờ vào hormone estrogen được tạo ra bởi buồng trứng. Nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiếp nhận và nuôi dưỡng phôi thai phát triển thành bào thai.

   Khi đến thời kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên. Nếu sự thụ thai không diễn ra, lớp tế bào này bong ra tạo thành kinh nguyệt. Sau đó, chúng lại được tái tạo để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.

   Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài buồng tử cung. Chúng có thể được tìm thấy ở nhiều vị trí khác nhau, ví dụ như: Tại lớp cơ tử cung, vòi trứng, ống dẫn trứng, buồng trứng, âm đạo, tầng sinh môn, bám vào màng bụng, ruột, bàng quang,...

 

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

   Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung chưa được xác định cụ thể. Một số yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như:

  • Kinh nguyệt trào ngược được xem là cơ chế chính. Kinh nguyệt chảy ngược kéo theo các mô vào ống dẫn trứng, dính vào bề mặt các cơ quan trong khu vực chậu và tiếp tục phát triển.
  • Sự biến đổi tế bào phúc mạc: Các chuyên gia cho rằng, các tế bào phúc mạc bị biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung do ảnh hưởng của hormone, yếu tố miễn dịch.
  • Các tế bào nội mạc tử cung dính lên vết mổ sau phẫu thuật như khi cắt tử cung.
  • Tế bào nội mạc tử cung di chuyển vào mạch máu hoặc dịch mô và đi đến các phần khác của cơ thể.
  • Bất thường về miễn dịch khiến cơ thể không phát hiện và phá huỷ các mô nội mạc tử cung phát triển lạc chỗ.

 

Các tế bào bị biến đổi có thể gây lạc nội mạc tử cung

Các tế bào bị biến đổi có thể gây lạc nội mạc tử cung

 

Phân loại lạc nội mạc tử cung

   Lạc nội mạc tử cung được phân thành 4 loại là:

  • Hẹp nội mạc tử cung: Đây là tình trạng nhẹ nhất, xảy ra khi tế bào nội mạc tử cung bám vào màng bụng và một số cơ quan trong khoang bụng.
  • U nội mạc tử cung: Đây là những u nang chứa chất lỏng, hình thành chủ yếu tại buồng trứng. Một số ít trường hợp u nang xuất hiện tại các phần của xương chậu, hoặc bụng.
  • Lạc nội mạc tử cung xâm nhập sâu: Tế bào nội mạc xuất hiện tại nhiều cơ quan bao gồm: buồng trứng, trực tràng, bàng quang và ruột của người bệnh. Trường hợp này xảy ra ở khoảng 1 - 5% số người mắc bệnh.
  • Lạc nội mạc tử cung thành bụng xảy ra khi các tế bào nội mạc phát triển tại thành bụng, có thể là tại các vết mổ.

 

Các giai đoạn của lạc nội mạc tử cung

   Các giai đoạn của lạc nội mạc tử cung được xác định dựa vào mức độ lan rộng của các tế bào nội mạc. Có 4 giai đoạn của lạc nội mạc tử cung là:

  • Giai đoạn 1: Kích thước và số lượng các khối lạc nội mạc tử cung còn ít, có thể tìm thấy ở các cơ quan. Mô sẹo ít hoặc không có.
  • Giai đoạn 2: Độ dài, độ sâu cấy ghép của nội mạc tử cung phát triển hơn so với giai đoạn 1, mô sẹo có thể đã xuất hiện.
  • Giai đoạn 3: Độ sâu cấy ghép của nội mạc tử cung phát triển mạnh hơn. Các khối u nang nhỏ xuất hiện trên một hoặc cả hai buồng trứng. Các dải mô sẹo dày xuất hiện.
  • Giai đoạn 4: Các mô nội mạc cấy ghép xuất hiện nhiều, xâm lấn sâu và bám dính dày hơn. Các khối u nang lớn xuất hiện trên một hoặc cả hai buồng trứng.

 

Các giai đoạn lạc nội mạc tử cung

Các giai đoạn lạc nội mạc tử cung

 

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung

   Triệu chứng lạc nội mạc tử cung không giống nhau ở mỗi người. Có những người chỉ có biểu hiện nhẹ, nhưng có người gặp triệu chứng rất nặng. Nhìn chung, các triệu chứng lạc nội mạc tử cung có thể kể đến như:

  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều khi hành kinh hoặc ở giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thống kinh trong giai đoạn hành kinh. Các cơn đau vùng chậu có thể xuất hiện sớm và kéo dài đến khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau trong hoặc sau khi giao hợp, đau khi đi tiểu, đại tiện, đau hông hoặc kể cả khi di chuyển.
  • Hiếm muộn.
  • Mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn,... trong suốt đợt hành kinh.

 

Đối tượng có nguy cơ cao mắc lạc nội mạc tử cung

    Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc lạc nội mạc tử cung là: Phụ nữ chưa từng sinh con, kinh nguyệt xuất hiện trước 11 tuổi, mãn kinh muộn, chu kỳ kinh nguyệt dưới 27 ngày, chảy máu nhiều và kéo dài hơn 7 ngày trong kỳ kinh, nồng độ estrogen cao, thiếu cân, bất thường trong hệ thống sinh sản, có mẹ hoặc chị/ em gái ruột mắc bệnh,...

 

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

   Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Vô sinh, khó mang thai được bắt gặp ở khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh. Lạc nội mạc tử cung có thể ngăn chặn tinh trùng tiếp cận trứng hoặc phá hủy cả trứng và tinh trùng.
  • Ung thư. Một số ít các trường hợp lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.

 

Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh

Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh

 

Điều trị lạc nội mạc tử cung

   Các biện pháp điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Các cách giảm đau không dùng thuốc: Tắm nước ấm, chườm ấm, massage,...
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, aspirin, diclofenac, ibuprofen, meloxicam, tramadol, hydrocodon, fentanyl,...
  • Liệu pháp hormone: Thuốc progestin (đơn độc hoặc dạng kết hợp với estrogen), thuốc chủ vận GnRH, thuốc ngăn chặn giải phóng hormone và sự rụng trứng, chất ức chế aromatase,...
  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc đốt laser để loại bỏ các khối lạc nội mạc tử cung.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng, loại bỏ các mô xung quanh là biện pháp cuối cùng nếu tình trạng bệnh không được cải thiện.
  • Điều trị vô sinh bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm.

 

Cách phòng ngừa lạc nội mạc tử cung

   Một số cách giúp giảm nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung có thể kể đến như:

  • Khi sử dụng cách ngừa thai bằng nội tiết tố (uống thuốc, miếng dán, hay đặt vòng tránh thai,...) thì nên được bác sĩ tư vấn.
  • Tập thể dục tối thiểu 4 tiếng mỗi tuần giúp duy trì tỷ lệ chất béo trong cơ thể.
  • Không sử dụng chất kích thích như: Bia, rượu, các đồ uống có chứa caffeine.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về bệnh lạc nội mạc tử cung. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Hội chứng Lynch là gì? Những thông tin mà bạn cần biết

  Hội chứng Lynch là một dạng rối loạn di truyền có liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư nội mạc tử cung,...

Đau bụng kinh nên làm gì? Có nên uống thuốc giảm đau không?

Đau bụng kinh nên làm gì? Khi đau bụng kinh, chị nên uống trà gừng, nghỉ ngơi, chườm ấm bụng và uống thuốc giảm đau khi cần thiết...

Sai lầm thường gặp khi chị em điều trị vô sinh, hiếm muộn

BS. CK I Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho hay: “Sai lầm của nhiều chị em điều trị vô sinh, hiếm muộn là đều muốn đặt được nhiều phôi để tăng tỉ lệ thụ thai.

TP. HCM hướng tới trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của ASEAN

Trong thời gian tới, ngành y tế TP. HCM sẽ hướng đến mục tiêu là trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN.

Bị buồng trứng đa nang có con được không?

Bị buồng trứng đa nang có con được không?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà