Không rụng trứng – Nguyên nhân khiến phụ nữ hiếm muộn

Cập nhập: Thứ ba, 01/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn phóng noãn (không rụng trứng) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới, nhiều người phải dùng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mới có con.

 

Rối loạn phóng noãn: Nguyên nhân chính dẫn đến hiếm muộn ở nữ

Rối loạn phóng noãn: Nguyên nhân chính dẫn đến hiếm muộn ở nữ

 

Nguyên nhân của 40% trường hợp hiếm muộn ở nữ giới

   Chị Bình, 32 tuổi, khoảng 6 tháng mới có kinh nguyệt một lần do rối loạn phóng noãn. Chị lập gia đình 6 năm chưa có con, uống thuốc nam lẫn thuốc bắc vẫn không mang thai. Vợ chồng dành dụm tiền, đến bệnh viện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hai lần, đều thất bại. Đến khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) - tốn kém hơn, chị mới có cơ hội được làm mẹ.

   Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM, rối loạn phóng noãn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở người phụ nữ. Đây là hiện tượng noãn không được phóng ra khỏi nang trứng theo một chu kỳ nhất định, trứng rụng không đều đặn gây ra rối loạn kinh nguyệt, khó có thai.

   Rối loạn phóng noãn là nguyên nhân chiếm khoảng 40% trường hợp hiếm muộn, nhiều người phải dùng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mới có con.

 

Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng không rụng trứng

   Theo bác sĩ Như, một số nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng rối loạn rụng trứng bao gồm:

- Bất thường hệ thống nội tiết ở vùng dưới đồi tuyến yên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phóng noãn.

- Rối loạn chức năng buồng trứng: thường được gặp ở những nữ giới bị mắc bệnh về buồng trứng như buồng trứng đa nang, suy buồng trứng... hoặc nhóm phụ nữ lớn tuổi khi các nang đã phát triển hết và chỉ còn sót lại một vài nang noãn.

- Rối loạn nội tiết tố do căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến việc rụng trứng.

- Tăng hoặc giảm cân mất kiểm soát gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ phóng noãn, đồng thời việc rụng trứng theo chu kỳ không đều cũng khiến chị em khó mang thai trong thời gian này.

 

Bác sĩ thực hiện chuyển phôi cho một bệnh nhân bị rối loạn phóng noãn.

Bác sĩ thực hiện chuyển phôi cho một bệnh nhân bị rối loạn phóng noãn.

 

Rối loạn phóng noãn – Điều trị như thế nào?

   Tùy theo nguyên nhân gây không rụng trứng sẽ có hướng điều trị cụ thể, thích hợp cho từng trường hợp. Nếu rối loạn phóng noãn do hội chứng buồng trứng đa nang thì bệnh nhân sẽ được kích thích buồng trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc điều trị thụ tinh trong ống nghiệm...

   Với phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kích thích buồng trứng. Thuốc dùng trong các trường hợp này là các loại thuốc nội tiết, có thể là thuốc uống hoặc thuốc tiêm nhằm kích thích các nang noãn phát triển. Khi các nang đủ lớn sẽ dùng thuốc kích thích phóng noãn và lọc rửa tinh trùng để bơm vào buồng tử cung.

   Với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cũng cần phải kích thích buồng trứng, sau đó sẽ chọc hút trứng cho thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Phôi sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người vợ.

   Để điều trị đạt kết quả, người bệnh cần chuẩn bị tốt về sức khỏe và ổn định tâm lý, phải tìm hiểu thông tin, sắp xếp thời gian phù hợp bởi phương pháp này cần một quá trình dài và chi phí cao. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải được theo dõi sát sao, cẩn thận để tránh các biến chứng không mong muốn.

   Bác sĩ Như khuyến cáo phụ nữ chưa lập gia đình có chu kỳ kinh dài ngày kèm theo béo phì, mụn trứng cá... nên đến bác sĩ sản phụ khoa và bác sĩ nội tiết kiểm tra. Vợ chồng hiếm muộn, vợ có chu kỳ kinh nguyệt không đều và kéo dài trên 35 ngày, cần khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Vô sinh nam: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Vô sinh nam chiếm khoảng 40% các trường hợp cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn hiện nay. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị vô sinh nam…

Phép màu trên hành trình tìm con bằng công nghệ IVF

Nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp sàng lọc di truyền, mới đây, một cặp vợ chồng đều mang gene bệnh teo cơ tủy đã vỡ òa hạnh phúc khi chào đón thành viên mới của gia đình khỏe mạnh, không mang gene bệnh

Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là gì?

Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là vấn đề được nhiều chị em băn khoăn. Theo chuyên gia, chậm kinh có thể do nguyên nhân bệnh lý và ....

Xuất tinh ngược dòng có nguy hiểm không? Có chữa được không và chữa như thế nào?

Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được xuất tinh ngược dòng là gì, nó có nguy hiểm không, có chữa được không và cách chữa như thế nào?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà