Để đạt được hiệu quả cao khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đó là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và nên sử dụng thêm một số loại thảo dược tốt cho dạ dày. Để có thêm thông tin về các phương pháp này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.
Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và những lưu ý cần biết
Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. Các thuốc được dùng là thuốc giảm tiết acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kháng sinh diệt vi khuẩn HP (nếu có HP (+)). Cụ thể:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) làm giảm acid dạ dày: Omeprazol, lansoprazol, rabeprazol, esomeprazol và pantoprazol.
- Các thuốc kháng histamin H2: Thuốc này có cơ chế ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày. Từ đó, chúng làm giảm bài tiết và giảm nồng độ acid dịch vị. Các thuốc này gồm cimetidin, famotidin và nizatidin.
- Thuốc kháng acid (antacid). Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa acid dạ dày (HCl) và hạn chế khả năng hoạt động của pepsin. Các thuốc này gồm: Bicarbonat natri và canxi cacbonat, hydroxit nhôm...
- Bismuth: Thuốc này giúp bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày (không có tác dụng trên niêm mạc dạ dày bình thường), bảo vệ niêm mạc khỏi dịch vị hoặc các enzym trong ruột. Điều này giúp cho vết loét dạ dày tá tràng có thời gian lành lại.
- Kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định khi người bệnh dương tính với vi khuẩn HP. Có nhiều phác đồ điều trị khác nhau gồm phác đồ 3 thuốc, phác đồ 4 thuốc, phác đồ nối tiếp và phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin.
Các thuốc trên đều gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Nếu chỉ dùng thuốc mà không thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh nhân rất khó thu được hiệu quả điều trị cao.
Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thay đổi chế độ ăn uống trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Với viêm loét dạ dày tá tràng, việc có chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh. Ví dụ, một người bị loét dạ dày do uống nhiều rượu bia thì nếu không bỏ rượu, vết loét sẽ tái đi tái lại cho dù dùng thuốc đều đặn.
Người viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì?
- Kiêng rượu bia. Nếu nghiện rượu, hãy sử dụng BoniAncol + của Mỹ với liều 4 viên/ngày để bỏ rượu.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đây là loại thực phẩm làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Chúng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến những vết loét sẵn có.
- Kiêng thực phẩm cay nóng: Đây là kẻ thù đối với những vết loét trong dạ dày và tá tràng. Vì vậy, người bệnh cần kiêng những món ăn có ớt, hạt tiêu…
- Hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu, đồ ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, thực phẩm thô, cứng.
- Hạn chế ăn thực phẩm chua, đặc biệt là khi đang đói.
Người bệnh cần kiêng rượu bia
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu flavonoid như táo, hành, gừng, trà xanh. Những thực phẩm này giúp hỗ trợ trong việc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét ở dạ dày.
- Thực phẩm nhiều lợi khuẩn như sữa chua, kefir. Lợi khuẩn có thể làm giảm tác dụng phụ của kháng sinh. Đồng thời, nó sẽ cải thiện các triệu chứng khó tiêu.
- Thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, quýt, rau bina, cải kale… Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó đem lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ diệt trừ vi khuẩn HP.
Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
Việc ăn uống không đúng bữa, thường xuyên bỏ ăn sáng, thói quen ăn khuya, ăn không nhai kỹ… cũng là nguyên nhân gây ra và khiến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nặng hơn. Vì vậy, bạn cần tránh những thói quen xấu trong chế độ ăn uống này.
Thay đổi chế độ sinh hoạt và vai trò trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày. Ví dụ, thói quen thức khuya hoặc thường xuyên căng thẳng, stress là những nguyên nhân thường gặp gây bệnh và khiến bệnh nặng hơn.
Vì vậy, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh như sau:
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Hạn chế căng thẳng, stress.
- Không hút thuốc lá, bỏ thuốc lá nếu nghiện, tránh xa khói thuốc;
- Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá khuya.
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục.
- Không tự ý dùng thuốc giảm đau, đặc biệt là những loại được quảng cáo là thuốc trị xương khớp, thuốc chữa bệnh gout gia truyền.
Người bệnh cần ngủ đúng giờ và đủ giấc
Dùng các loại thảo dược giúp cải thiện hiệu quả bệnh
Đối với viêm loét dạ dày tá tràng, việc dùng một số loại thảo dược có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét là lựa chọn tốt. Bởi chúng đã được chứng minh mang lại hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Một số thực phẩm tốt hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng như:
- Nghệ vàng và mật ong: Đây là công thức kinh điển trong cải thiện viêm loét dạ dày tá tràng. Nghệ và mật ong có công dụng kháng viêm, hỗ trợ lành vết loét hiệu quả.
- Lô hội (nha đam): Lô hội có tác dụng giúp làm lành vết viêm ở dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Nó cũng được chứng minh có tác dụng hỗ trợ làm giảm nồng độ acid dịch vị.
Nghệ vàng và mật ong tốt cho người bệnh
Phương pháp này được ưu tiên sử dụng cho những người bị viêm dạ dày nhẹ, với cường độ cơn đau thấp. Còn với trường hợp nặng thì người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, trong trường hợp nhiễm khuẩn HP, bệnh nhân bắt buộc phải dùng phác đồ có kháng sinh. Hiện nay, chưa có loại thực phẩm, thảo dược nào có thể tiêu diệt hoàn toàn loại vi khuẩn này.
Trong trường hợp nặng, có biến chứng (hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày) thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Một số phẫu thuật thường gặp là cắt dây thần kinh phế vị, cắt 1 phần dạ dày, cắt ung thư dạ dày…
Đến đây, hy vọng bạn đã nắm được các cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
- Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do ngồi điều hòa ngay sau khi đi nắng về