Theo các chuyên gia, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hay cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, khả năng kiểm soát bệnh… Thời gian gần đây, Đại học Cambridge còn chứng minh được thời điểm mắc cũng là yếu tố nguy cơ, đặc biệt những người mắc bệnh ở tuổi 30 thì có thể bị rút ngắn 14 năm tuổi thọ.
Mối quan hệ giữa thời điểm chẩn đoán tiểu đường và tuổi thọ của người bệnh
Tuổi thọ suy giảm đáng kể nếu mắc bệnh tiểu đường khi còn trẻ
Để có được kết quả trên, các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge đã tiến hành phân tích dữ liệu từ 19 quốc gia thu nhập cao cùng với sự tham gia của 1.5 triệu người.
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí y khoa Lancet Diabetes & Endocrinology vào tháng 10 đã chỉ ra mối quan hệ giữa thời điểm chẩn đoán tiểu đường và tuổi thọ của người bệnh. Kết quả thu được là: nhìn chung, đối với một người, khi mắc bệnh tiểu đường sớm hơn 10 năm có thể giảm khoảng 4 năm tuổi thọ. Cụ thể:
- Ở tuổi 30 thì tuổi thọ giảm 14 năm.
- Chẩn đoán bệnh ở tuổi 40 thì giảm 10 năm tuổi thọ.
- Phát hiện tiểu đường ở tuổi 50, tuổi thọ giảm 6 năm.
Ngoài tuổi tác, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng cần lưu ý đến những yếu tố nguy cơ khác làm giảm tuổi thọ.
Những yếu tố nguy cơ khác làm giảm tuổi thọ người bệnh tiểu đường
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường có thể bị rút ngắn do những yếu tố nguy cơ sau:
Lượng đường trong máu
Một nghiên cứu cho thấy lượng đường trong máu thấp hơn có liên quan đến tuổi thọ cao hơn. Cụ thể là những người trong nghiên cứu giảm mức HbA1c từ 9,9% xuống 7,7% sẽ tăng thêm 3,4 năm tuổi thọ và giảm HbA1c xuống 6,8% thêm 0,5 năm nữa.
Thật vậy, khi lượng đường huyết được kiểm soát ở ngưỡng an toàn thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm sẽ giảm, tính mạng của người bệnh sẽ ít bị đe dọa hơn.
Ngược lại, khi đường huyết thường xuyên cao hoặc lên xuống thất thường, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng:
- Cấp tính: tụt đường huyết, nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
- Mãn tính: Bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim mạch…
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường bị rút ngắn nếu lượng đường trong máu luôn cao
Huyết áp cao
Tiểu đường và cao huyết áp là 2 bệnh riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo báo cáo của hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, có tới 60% số bệnh nhân tiểu đường đồng thời mắc tăng huyết áp hoặc phải sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp.
Và bệnh nhân tiểu đường khi mắc kèm huyết áp cao sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi huyết áp tăng khiến đường huyết khó kiểm soát hơn, làm bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nhanh hơn, đặc biệt là trên tim mạch, từ đó làm gia tăng tỷ lệ tử vong.
Trường Whitehall (Anh) đã thực hiện nghiên cứu và thu được kết quả là: nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường có kèm bệnh huyết áp cao tăng gấp 2 lần bệnh nhân chỉ mắc đái tháo đường.
Mỡ máu cao
Đường huyết tăng cao kèm mỡ máu cao sẽ tăng nguy cơ gây tổn thương và viêm thành mạch, từ đó thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa lớn dần sẽ làm hẹp hoặc tắc mạch máu. Hậu quả là, người bệnh có nguy cơ cao gặp các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Người bệnh tiểu đường có mỡ máu cao cũng có nguy cơ gặp các biến chứng mạch máu nhỏ (suy thận, mù lòa, loét chân) cao hơn so với người có các chỉ số mỡ máu bình thường.
Tất cả những điều này đều làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.
Hút thuốc lá
Việc hút thuốc lá sẽ làm tăng tình trạng đề kháng insulin và làm giảm sản xuất insulin của tuyến tụy). Những tác động này khiến đường huyết khó được kiểm soát.
Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như xơ vữa động mạch, bệnh thận mạn, bệnh lý nhiễm trùng cao hơn so với người không hút thuốc lá.
Hút thuốc lá có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường
Như vậy, có rất nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Điều này cũng một phần giải thích vì sao căn bệnh được ví như một sát thủ thầm lặng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Vậy có cách nào kéo dài tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?
Để kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh tiểu đường cần:
- Bỏ thuốc lá (nếu hút) và tránh xa khói thuốc.
- Kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ để phát hiện các biến chứng sớm.
- Kiểm soát tốt các chỉ số trong cơ thể, đặc biệt là 3 chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu:
- Huyết áp: mức huyết áp tối ưu mà người bệnh tiểu đường cần duy trì là ở dưới ngưỡng 130/80 mmHg. Trong trường hợp huyết áp cao, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thuốc tây y, đồng thời điều chỉnh lối sống như tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, giảm muối trong khẩu phần ăn, tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo….
>>>Xem thêm: Cách hạ huyết áp tự nhiên, không dùng thuốc mà bạn không thể bỏ qua.
- Mỡ máu: Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì. Tăng cường rau xanh, giảm chất béo bão hòa (nội tạng động vật, da gà, da vịt…), loại bỏ chất béo chuyển hóa (bơ thực vật, bánh quy…), bổ sung chất béo lành mạnh (óc chó, hạnh nhân, cá hồi, cá thu…). Và dùng thuốc theo chỉ định (nếu có).
- Đường huyết: Đây là chỉ số quan trọng nhất với người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân cần đo đường huyết thường xuyên, đồng thời tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thêm BoniDiabet + của Mỹ, kết hợp thêm ăn uống hợp lý, giảm đường, giảm tinh bột, giảm chất béo, tăng cường rau xanh. hoa quả ít ngọt, kiêng rượu bia, nước ngọt…
BoniDiabet + của Mỹ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa thời điểm chẩn đoán tiểu đường và tuổi thọ của người bệnh. Nếu có bất kỳ vấn đề gì băn khoăn về bệnh tiểu đường, bạn hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi lên số hotline miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính nhé!
XEM THÊM: