Về tổng thể, chế độ ăn thực dưỡng là một lối sống lành mạnh dành cho mọi người nhờ sự kết hợp giữa chọn lựa thực phẩm cho thể chất và bồi dưỡng về mặt tinh thần. Thế nhưng, khi có cái nhìn sai lệch và lạm dụng chế độ ăn này, chúng ta sẽ phải trả giá, có thể là cả mạng sống của mình. Trường hợp của bệnh nhân nữ, sinh năm 1961 ở Hà Nội, một bệnh nhân tiểu đường đã tử vong sau khi bỏ thuốc để ăn thực dưỡng ngay sau đây chính là bài học dành cho tất cả chúng ta.
Bỏ thuốc điều trị tiểu đường để ăn thực dưỡng có thể dẫn đến tử vong
Người phụ nữ tử vong vì bỏ thuốc tiểu đường để ăn thực dưỡng
Vừa qua, khoa Cấp cứu A9, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhân nữ bị điều đường ở Hà Nội với tiên lượng rất nặng.
Bệnh nhân sinh năm 1961, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được phát hiện bị tiểu đường cách đây 2 năm. Bệnh nhân được dùng thuốc hạ đường huyết đều đặn để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, hai tháng trở lại đây, bệnh nhân đột ngột ngưng dùng thuốc tây để chuyển qua thực hiện chế độ ăn thực dưỡng với thực đơn bao gồm gạo lứt, sữa hạt và muối mè.
Hậu quả là sau 2 tháng, bệnh không thuyên giảm mà bệnh nhân sụt 7kg kèm theo đau bụng và phải nhập viện cấp cứu. Khi nhập viện, bệnh nhân ở trong tình trạng suy kiệt, nhiễm toan chuyển hóa nặng, gan bị tổn thương nặng nề với men gan tăng cao.
Bệnh nhân được cho thở máy và lọc máu liên tục. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã không thể qua khỏi và gia đình đã đưa về lo hậu sự.
Bệnh nhân được thở máy và lọc máu liên tục tuy nhiên vẫn không qua khỏi
Tử vong không phải do thực dưỡng mà do kém hiểu biết
Chế độ thực dưỡng nếu áp dụng đúng cách, đúng người và kết hợp với các phương pháp điều trị khi cần thiết sẽ không gây hại cho sức khỏe, thậm chí là mang lại những lợi ích nhất định.
Tuy nhiên, nếu do kém hiểu biết và tin mù quáng vào việc thực dưỡng chữa được bách bệnh, từ đó bài xích các phương pháp điều trị cần thiết thì hậu quả sẽ là khôn lường. Như trường hợp của bệnh nhân nữ kể trên, nguyên nhân dẫn đến cái chết đầy bi thương đó chính là do tự ý bỏ thuốc điều trị và ăn uống không đúng cách.
Thuốc điều trị tiểu đường tây y tuy gây ra nhiều tác dụng phụ nhưng là cần thiết để giúp người bệnh hạ đường huyết. Nếu không sử dụng, đường huyết sẽ tăng quá cao và gây ra những biến chứng cấp tính nguy hiểm như nhiễm toan chuyển hóa, tăng áp lực thẩm thấu máu dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.
Còn chế về chế độ ăn, PGS.TS. Vũ Bích Nga - Trưởng Khoa Nội tiết Đái tháo đường, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hóa, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Nguyên tắc cơ bản của người bệnh tiểu đường thứ nhất là phải ăn ít tinh bột, thứ hai là phải ăn đầy đủ thực phẩm khác nhau như ngũ cốc nguyên hạt, rau, quả, loại có chỉ số đường huyết (GI) thấp (rau xanh sẫm, rau đỏ, bưởi, ổi....), bổ sung đầy đủ protein, lipid mỗi ngày. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp luyện tập thể lực, lối sống (rượu, bia, thuốc lá...).
Người bệnh tiểu đường cần ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng
Trường hợp của bệnh nhân nữ kể trên đã thực hiện ăn gạo lứt, sữa hạt và muối mè nên bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác trong thời gian dài. Cơ thể con người mỗi ngày vẫn cần các chất bột đường, chất béo, vitamin để các tế bào hoạt động, nếu thiếu hàm lượng đó thì cơ thể phải ly giải từ các mô mỡ để chuyển hóa và khi ly giải như thế lại trở thành chất không tốt gây ảnh hưởng đến tế bào.
Còn trong trường hợp ăn thực dưỡng nhưng với lượng quá ít, thường xuyên nhịn đói thì người bệnh dễ bị tụt đường huyết. Điều này cũng rất nguy hiểm và dễ dẫn đến tử vong.
Như vậy, việc bỏ thuốc điều trị tiểu đường để đi theo một chế độ ăn thực dưỡng là điều hoàn toàn không nên.
Cần làm gì để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường bắt buộc phải tuân thủ chế độ ăn và tập luyện cho người bệnh tiểu đường một cách nghiêm ngặt đồng thời kết hợp với điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn khoa học dành cho người bệnh tiểu đường
Trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh tiểu đường cần lưu ý:
- Khẩu phần ăn cần cân đối giữa thành phần các chất: Glucid chiếm 50- 60%, protid chiếm 15- 20%, lipid chiếm 20 - 30% tổng số calo trong ngày.
- Kiêng đồ ngọt như nước ngọt, các loại hoa quả ngọt hoặc hoa quả sấy khô, các loại bánh kẹo ngọt… Hạn chế các loại thực phẩm quá giàu tinh bột và nhiều dầu mỡ.
- Chia nhỏ bữa ăn thành các bữa chính và bữa phụ (3 bữa chính và 3 bữa phụ).
- Lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp (<55) hoặc kết hợp giữa các thực phẩm có chỉ số GI thấp với các thực phẩm có chỉ số GI trung bình trong mỗi bữa ăn, nên ưu tiên chọn các thực phẩm giàu chất xơ.
Người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt
Chế độ tập luyện dành cho người bệnh tiểu đường
Chế độ tập luyện rất quan trọng trong việc bệnh tiểu đường có được kiểm soát tốt hay không. Người bệnh nên:
- Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
- Lựa chọn môn thể thao và chế độ tập luyện phù hợp. Người bệnh nên theo dõi huyết áp và đường huyết trước và sau khi tập để lựa chọn cho mình một chế độ và bài tập phù hợp. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện một môn thể thao mới.
- Các loại hình tập luyện tốt cho bệnh tiểu đường đó là: Đi bộ, bơi lội, leo cầu thang, chơi cầu lông, đạp xe đạp… Tuy nhiên, cần lựa chọn môn thể thao và cường độ tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe.
- Khi đường huyết lúc đói dưới 5 mmol/l hoặc trên 14 mmol/l, người bệnh không luyện tập.
Người bệnh cần có chế độ tập luyện hợp lý
Sử dụng thuốc tây điều trị tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ
Tùy vào từng tuýp tiểu đường mà người bệnh có cách điều trị khác nhau. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải tiêm insulin suốt đời cùng với việc điều chỉnh, thay đổi lối sống.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ được dùng thuốc hoặc tiêm insulin hoặc kết hợp cả hai theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý bỏ thuốc, đổi thuốc, giảm hoặc tăng liều thuốc tây.
Các thuốc tây điều trị tiểu đường có đặc điểm là hạ đường huyết nhanh và mạnh. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm khi chúng gây nguy cơ tụt đường huyết cho người bệnh. Đồng thời, chúng có rất nhiều tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, dị ứng thuốc, viêm đường hô hấp trên,... Các thuốc hạ đường huyết theo cơ chế kích thích tụy tăng tiết insulin sau một thời gian sử dụng sẽ khiến tụy giảm khả năng tiết insulin, sau này phải tăng liều thuốc.
TS.BS Nguyễn Chí Bình - Bệnh viện lão khoa TW cho biết: “Người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để được dùng loại thuốc phù hợp. Đồng thời, người bệnh nên dùng thêm sản phẩm từ thảo dược và nguyên tố vi lượng để làm hạ và ổn định đường huyết. Các nguyên tố vi lượng rất quan trọng, vừa giúp hạ vừa giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Tôi luôn dành sự ưu tiên lựa chọn của mình cho sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.”
Mời bạn theo dõi chia sẻ của TS.BS Nguyễn Chí Bình về giải pháp hạ và ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường trong video sau đây:
Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Chí Bình về giải pháp hạ và ổn định đường huyết
Một số câu hỏi về BoniDiabet + và giải đáp của chuyên gia
Thành phần BoniDiabet + là gì?
BoniDiabet + là sự kết hợp của các nguyên tố vi lượng, thảo dược, vitamin và những tinh chất quý, cụ thể:
- 4 nguyên tố vi lượng là magie, kẽm, selen, chrom giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, cụ thể:
+ Magie: Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn giàu magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng của tiểu đường typ 2 so với những người có chế độ ăn nghèo magie. Magie giúp hạ và ổn định đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau như: Tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu; tham gia vào sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
+ Kẽm, chrom: Giúp giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim mạch, võng mạc.
+ Selen: Nghiên cứu chỉ ra rằng, Selen có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là các biến chứng trên tim mạch.
- Các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả
+ Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi: Đây đều là những thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả nổi tiếng, giúp đưa nồng độ đường trong máu về ngưỡng an toàn.
+ Quế: Giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Tác dụng này rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng trên tim mạch của bệnh tiểu đường
+ Lô hội: Thành phần BoniDiabet + này giúp các vết thương ở người bệnh tiểu đường nhanh lành hơn.
- Acid alpha lipoic: Acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận; huy động đường trong máu vào bắp thịt; kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng trên mắt, thận… của bệnh tiểu đường.
- Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.
- Acid folic: Giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Nhờ thành phần toàn diện như trên, BoniDiabet + sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết đồng thời phòng ngừa biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh hiệu quả.
Thành phần BoniDiabet +
Cách dùng BoniDiabet + là gì?
Thời gian đầu, bạn uống BoniDiabet + với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần, uống đều đặn hàng ngày. Sau khi đường huyết về an toàn và ổn định, bạn có thể giảm liều sản phẩm và uống với liều 2 viên/ngày.
Để thu được hiệu quả tốt, bạn cần chú ý kết hợp với chế độ kiêng khem, tập luyện hợp lý. Để giúp người dùng BoniDiabet + có chế độ sinh hoạt hợp lý nhất, công ty Botania có chương trình tặng cuốn cẩm nang miễn phí về bệnh tiểu đường với nội dung đầy đủ về những loại thực phẩm nên ăn; những thực phẩm cần kiêng và hạn chế; những bài tập nên tập luyện hàng ngày… Để nhận cuốn cẩm nang miễn phí, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 đăng ký.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã trang bị cho mình được các kiến thức cơ bản nhất về bệnh tiểu đường và hiểu rằng, bỏ thuốc điều trị tiểu đường để ăn thực dưỡng hay bất kỳ phương pháp ăn kiêng nào cũng là điều tuyệt đối không nên. Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ là giải pháp toàn diện dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: