“Mỗi năm, người bệnh tiểu đường nên khám bàn chân ít nhất 1 lần” - đây chính là khuyến cáo của các chuyên gia y tế, dành cho những người đang mắc phải căn bệnh này. Bởi lẽ, khám bàn chân tiểu đường là việc làm vô cùng cần thiết để tránh được một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều đó nhé!
Khám bàn chân tiểu đường - Việc người bệnh cần làm ít nhất mỗi năm 1 lần
Biến chứng bàn chân tiểu đường - Không thể xem nhẹ!
Chúng ta đều biết rằng, tiểu đường là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao hoặc thay đổi lên xuống thất thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể thiếu hụt hoặc tăng đề kháng với insulin.
Chính tình trạng rối loạn đường huyết là nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng bàn chân tiểu đường. Đường huyết cao gây ra biến chứng này thông qua 2 cơ chế:
Tổn thương mạch máu ngoại vi
Đây là tình trạng dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau của bệnh tiểu đường. Đường huyết cao và kháng insulin sẽ làm tăng mỡ máu và tạo điều kiện thuận lợi để các mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch. Từ đó, máu sẽ lưu thông khó khăn, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là những nơi cách xa tim như bàn chân.
Việc máu lưu thông khó khăn sẽ khiến lượng oxy và chất dinh dưỡng đến bàn chân bị giảm đi, gây ra tình trạng hoại thư. Da chân của người bệnh bị co rút, chuyển dần sang màu xanh, đen rồi bong ra. Tổn thương sẽ bắt đầu từ ngón chân đi lên, đến những phần mô có đủ máu nuôi thì dừng lại.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu cũng khiến các vết thương ở chân người bệnh lâu lành hơn và dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến lở loét, hoại tử. Rất nhiều người bệnh đã phải cắt cụt chi để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
Tăng đường huyết và kháng insulin khiến các mảng xơ vữa dễ hình thành
Tổn thương dây thần kinh
Đường huyết cao và thiếu máu cũng khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Biểu hiện của tình trạng này chính là tê bì, châm chích, cảm thấy lạnh, và mất cảm giác. Điều này khiến người bệnh không phát hiện sớm khi vô tình bị thương, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, lở loét.
Nguy cơ loét bàn chân tăng gấp 7 lần ở những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh ngoại vi do tiểu đường. Ước tính có khoảng 60% các vết loét ở bệnh nhân tiểu đường là vì bệnh lý thần kinh. Trong đó, 45% các vết loét là do yếu tố thần kinh và thiếu máu cục bộ kết hợp.
Tê bì, mất cảm giác là dấu hiệu của tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường
Bên cạnh hai cơ chế trên, một số yếu tố khác cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ gặp phải biến chứng bàn chân tiểu đường có thể kể đến là: Lười vận động hoặc vận động sai cách, suy giảm thị lực, tổn thương thận, không chăm sóc chân thường xuyên, đi giày quá chật, không đi khám định kỳ,...
Khám bàn chân tiểu đường - Việc người bệnh cần làm ít nhất mỗi năm 1 lần
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên khám bàn chân ít nhất mỗi năm 1 lần. Đây là biện pháp cần thiết để phát hiện sớm những tổn thương và khắc phục kịp thời, từ đó giảm nguy cơ biến chứng.
Nếu người bệnh bị tiểu đường lâu năm, kiểm soát đường huyết kém, thì cần đi khám thường xuyên hơn. Khi khám bàn chân tiểu đường, người bệnh sẽ được kiểm tra một cách toàn diện thông qua:
- Đánh giá chung nhằm tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra những vấn đề tại bàn chân như mụn nước, vết chai, vết loét,...
- Đáng giá da liễu để tìm hiểu về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề trên da. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem da, móng chân, các kẽ ngón chân có bị khô, nứt nẻ, nhiễm nấm hay không.
- Đánh giá thần kinh để kiểm tra khả năng phản xạ của người bệnh khi chạm vào bàn chân bằng các bài test như monofilament, dùng âm thoa và kiểm tra cảm nhận hình ảnh, kiểm tra pinprick,...
- Đánh giá cơ xương khớp để tìm những bất thường về hình dạng và cấu trúc ở bàn chân của người bệnh.
- Đánh giá mạch máu để kiểm tra khả năng lưu thông của máu nhờ siêu âm Doppler.
Bài test monofilament giúp đánh giá phản xạ chân của người bệnh tiểu đường
Do đó, nếu bạn thường xuyên bị đau, sưng tấy, có cảm giác bỏng rát ở bàn chân, khó khăn khi đi lại thì nên thường xuyên đi khám bàn chân. Trong trường hợp vết thương không lành sau nhiều ngày, có cảm giác ấm nóng khi chạm vào, sưng đỏ xung quanh, hay vết thương màu đen, nặng mùi; máu khô ở trong vết chai thì người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt.
Người bệnh có thể khám bàn chân tiểu đường ở đâu?
Để khám bàn chân tiểu đường, người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín như các bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết. Dưới đây là một số địa chỉ mà người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn:
Tại thành phố Hà Nội
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại số 80, ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa, hoặc ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì.
- Khoa Nội tiết - đái tháo đường của bệnh viện Bạch Mai tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa.
- Trung tâm Y khoa số 1 của bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa.
- Chuyên khoa Nội Tiết của bệnh viện Thanh Nhàn tại số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng.
- Bệnh viện Lão khoa Trung ương tại số 1A Phương Mai, Đống Đa.
Tại thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tại số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5 hoặc số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5.
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tại 468 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5.
- Bệnh viện Chợ Rẫy tại 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5.
- Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tại 120 Hồng Bàng, phường 12, quận 5.
- Bệnh viện Nhân dân 115 tại 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10.
Bệnh viện nội tiết Trung ương là cơ sở khám tiểu đường uy tín tại Hà Nội
Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên, người bệnh cũng cần tự chăm sóc bàn chân tại nhà. Việc này sẽ giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị thương cũng như theo dõi mức độ tiến triển của các vết thương nếu có. Vậy, người bệnh sẽ cần phải làm những gì?
Những việc cần làm để phòng ngừa và cải thiện biến chứng bàn chân tiểu đường
Trước hết, đối với vết thương nhỏ, bạn cần loại bỏ dị vật (nếu có), rồi rửa vết thương với nước sạch, nước muối sinh lý hay povidon iod 10%, sau đó thấm khô bằng bông sạch, không dùng oxy già để rửa vết thương. Tiếp theo, bạn hãy bôi 1 lớp mỏng thuốc mỡ kháng khuẩn đề phủ kín vết thương, rồi băng vết thương lại. Mỗi ngày, bạn thay băng 2 lần, mỗi lần thay hãy chú ý xem vết thương có bất thường gì hay không.
Đối với những vết thương lớn hơn, hay khi bị nhiễm trùng, lở loét, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ xử lý sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chăm sóc chân hàng ngày bằng cách:
- Rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày với xà phòng nhẹ. Bạn có thể dùng nhiệt kế hoặc nhờ người khác kiểm tra nhiệt độ của nước.
- Giữ chân khô ráo, đặc biệt là các kẽ ngón chân.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để tránh khô da, nứt nẻ.
- Kiểm tra móng chân và cắt gọn thường xuyên. Khi cắt, bạn không nên cắt xuống hai bên móng, và cần làm mịn móng bằng giũa.
- Luôn mang giày dép kể cả khi đi trong nhà.
- Đi giày đúng cỡ, giày đế mềm và tránh đi giày cao gót.
- Massage chân, thường xuyên di chuyển chân và không ngồi bắt chéo chân để máu lưu thông dễ dàng.
Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm chân hàng ngày để tránh nứt nẻ
Cùng với những điều trên, người bệnh cần duy trì đường huyết ở mức an toàn vì đây mới là nguyên nhân chính đứng sau biến chứng bàn chân tiểu đường. Để thực hiện được điều này, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và sử dụng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.
Hy vọng, bài viết trên đã giúp quý độc giả hiểu rõ về tầm quan trọng của việc khám bàn chân tiểu đường. BoniDiabet + là sản phẩm hàng đầu giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh nhờ thành phần kết hợp thảo dược tự nhiên với các nguyên tố vi lượng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm BoniDiabet +, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: