Góc giải đáp: Bệnh tiểu đường có lây không?

Cập nhập: Thứ tư, 20/07/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường hiện đang được coi là một vấn nạn toàn cầu với số người mắc bệnh ngày càng tăng lên. Không những vậy, đây còn là mối lo ngại lớn khi mà nó có thể kéo theo nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Trước những nguy cơ này, “Bệnh tiểu đường có lây không?” là câu hỏi đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

Góc giải đáp: Bệnh tiểu đường có lây không?

 

Bệnh tiểu đường có lây không?

   Bệnh lây hay chính xác hơn là bệnh truyền nhiễm - là bệnh lý do các loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,... gây ra. Đặc điểm của bệnh lý này là có thể lan truyền từ người này qua người khác bằng những con đường như:

Lây truyền trực tiếp

- Qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn, dịch tiết của người bệnh.

- Qua đường da và niêm mạc do tiếp xúc gần, quan hệ tình dục.

- Qua đường máu do truyền máu, truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh nở.

Lây truyền gián tiếp

- Lây qua vật chủ trung gian truyền bệnh như: Sốt xuất huyết qua muỗi vằn, chuột mang theo bọ chét gây bệnh dịch hạch, rùa mang vi khuẩn thương hàn,...

- Lây qua dùng chung đồ đạc vật dụng với người bệnh.

  Chính những điều này đã giúp chúng ta phần nào biết được câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh tiểu đường có lây không?”.

   Bởi lẽ, tiểu đường là bệnh lý mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể không có đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng được insulin, hay còn gọi là kháng insulin.

   Insulin làm một loại hormone được sản sinh bởi những tế bào beta của tuyến tụy. Insulin có nhiệm vụ đưa đường vào trong tế bào để sản sinh năng lượng, cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Đồng thời, insulin giúp đưa lượng đường dư thừa trong máu về gan để dự trữ. Nhờ đó, hormone này giúp giữ đường huyết ổn định.

 

Cách hoạt động của insulin

Cách hoạt động của insulin

 

   Khi không có đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng được insulin, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tăng đường huyết hoặc đường huyết lên xuống thất thường. Chính điều này cũng sẽ kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa đạm và mỡ ở người bệnh tiểu đường.

   Như vậy, bệnh tiểu đường không do bất cứ một tác nhân vi sinh vật nào gây ra cả. Do đó, lời giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh tiểu đường có lây không?” được gói gọn trong 3 chữ: “Hoàn toàn không”. Vậy, những yếu tố nào khiến cho bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng như hiện nay ?

 

Yếu tố nào khiến cho bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng ?

   Mặc dù bệnh tiểu đường không lây từ người sang người, nhưng lại có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê, có trên 3,5 triệu người Việt đang phải chung sống với tiểu đường. Vào năm 2045, con số này được dự kiến sẽ là gần 6,3 triệu người.

   Không những vậy, bệnh tiểu đường còn có xu hướng trẻ hóa. Những yếu tố khiến bệnh tiểu đường không lây nhưng lại ngày càng phổ biến có thể kể đến như:

Tiểu đường là bệnh mãn tính

   Là một bệnh mãn tính, đồng nghĩa với việc, bệnh tiểu đường sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh một khi đã mắc thì sẽ phải chung sống với nó suốt đời. Do đó, số ca mắc chỉ có thể giảm đi khi số lượng người bệnh qua đời nhiều hơn số người mắc mới. Tuy nhiên, đây là điều khó có thể xảy ra.

Sự già hóa dân số

   Dân số thế giới đang bước vào thời kỳ thoái trào. Trong đó, tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Theo dự tính, số lượng người trên 60 tuổi sẽ đạt khoảng 25% vào năm 2050.

   Bệnh tiểu đường type 2 (loại bệnh tiểu đường chiếm đa số hiện nay) thường khởi phát ở những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là ở nhóm người từ 45 - 65 tuổi. Do đó, sự già hóa dân số chính là một yếu tố khiến bệnh tiểu đường không lây, nhưng lại gia tăng nhanh.

 

Sự già hóa dân số là một yếu tố khiến bệnh tiểu đường gia tăng

Sự già hóa dân số là một yếu tố khiến bệnh tiểu đường gia tăng

 

Bệnh tiểu đường có tính di truyền

   Tuy không lây nhiễm nhưng tiểu đường lại có tính di truyền. Điều này có nghĩa là, nếu cha hay mẹ của bạn mắc tiểu đường, thì bạn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn.

   Đối với tiểu đường type 1, tỷ lệ di truyền cho con cái là khoảng 30% nếu cả bố và mẹ đều mắc. Nếu chỉ riêng người cha, thì tỷ lệ này là khoảng 6% và chỉ riêng mẹ là 4%.

    Đối với tiểu đường type 2, nếu cha hoặc mẹ được chẩn đoán mắc bệnh dưới 50 tuổi, thì con cái có tỷ lệ mắc là 14%, sau 50 tuổi là 7,7%. Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh thì khả năng con mắc bệnh sẽ trên 50%.

Lối sống không lành mạnh

   Sự hình thành bệnh lý tiểu đường có quan hệ mật thiết với lối sống. Trong đó, những thói quen xấu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể kể đến như:

- Sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều tinh bột, nhiều đường,...

- Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt đóng chai,...

- Ít vận động thể lực.

- Thường xuyên căng thẳng, stress, mất ngủ.

 

Thói quen lạm dụng đồ ăn nhanh có thể hình thành bệnh tiểu đường

Thói quen lạm dụng đồ ăn nhanh có thể hình thành bệnh tiểu đường

 

   Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường cũng có thể hình thành ở một số đối tượng như: Phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ; phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang; người thừa cân, béo phì;... Vậy, những biện pháp nào sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường, cũng như giúp kiểm soát bệnh tiểu đường?

 

Biện pháp phòng tránh và kiểm soát bệnh tiểu đường

   Chúng ta sẽ không thể can thiệp vào những yếu tố như tuổi tác hay di truyền. Do đó, để phòng tránh, cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường chúng ta cần phải bắt đầu từ việc thay đổi lối sống lành mạnh như:

- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,...

- Bổ sung thêm chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau, củ, quả tươi, nhưng tránh hoa quả có vị quá ngọt.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, đồ ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp,..

- Thay thế chất béo động vật bằng dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hướng dương,...

- Không uống rượu bia, hút thuốc lá, hay chất kích thích khác,...

- Tập thể dục đều đặn ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần 30 phút.

- Tránh căng thẳng, stress và nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

 

Vận động thể lực giúp giảm nguy cơ mắc và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Vận động thể lực giúp giảm nguy cơ mắc và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

 

  Bên cạnh đó, nếu đang ở giai đoạn tiền tiểu đường hoặc đã mắc tiểu đường, thì bạn cần có thêm những biện pháp khác giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người bệnh.

   Trong đó, sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ chính là một sự lựa chọn hoàn hảo. BoniDiabet + được sản xuất bằng công nghệ nano Microfluidizer, giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, tăng độ ổn định, kéo dài thời gian sử dụng và tăng khả năng hấp thu lên đến 100%.

 

BoniDiabet + - Không lo biến chứng bệnh tiểu đường

   Với tình trạng rối loạn đường huyết mãn tính, bệnh tiểu đường có thể gây ra hàng loạt những biến chứng trên tim mạch, gan, thận, thần kinh, mắt,... Điều này sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đi đáng kể.

  Do đó, với sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau, BoniDiabet + sẽ mang lại những lợi ích với người dùng như:

- Giúp hạ đường huyết với mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi.

- Giúp hạ mỡ máu với quế.

- Giúp các vết thương chóng lành với lô hội.

- Giúp giữ đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường nhờ có: Kẽm, crom, selen, magie, acid folic.

- Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch với Alpha lipoic acid.

- Giúp hạn chế sự tổn thương của đáy mắt và cầu thận nhờ vitamin C acid folic.

 

Thành phần của BoniDiabet +

Thành phần của BoniDiabet +

 

   Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

   Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

 

Chia sẻ của khách hàng về BoniDiabet +

   BoniDiabet + đã nhận được sự ủng hộ và niềm tin của hàng vạn khách hàng sau hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!

   Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở tại Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang, số điện thoại: 0983.090.165.

   Chú Hải chia sẻ: “Chú bị tiểu đường cũng gần chục năm rồi. Lúc phát hiện ra, đường huyết đã lên đến 12 mmol/l. Lúc đấy, chú được cho liền mấy loại thuốc về uống. Tuy nhiên, chú uống thuốc đều mà đường huyết không giảm được là bao, người lúc nào cũng mệt mỏi, chân tay tê bì vô cùng khó chịu. Ăn uống không cẩn thận là đường huyết lại tăng vọt lên ấy. Một thời gian sau, chú bắt đầu nhìn không rõ cái gì nữa, như kiểu có lớp sương mù trước mắt ấy.”

   “Sau đó, chú có nghe người ta nói về sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ, giúp hạ đường huyết tốt lắm. Chú cũng mua về dùng thử xem thế nào. Thời gian đầu, chú uống kèm với thuốc tây và ăn kiêng. Sau 2 tháng, đường huyết đã giảm được về 6 mmol/l. Khoảng 4 tháng sau, tình trạng tê bì, mệt mỏi, mờ mắt cũng có cải thiện rõ rệt. Chú đọc báo, đọc sách vô tư, đi bộ cả cây số mà cũng không phải nghỉ lần nào. Thấy có cải thiện, bác sĩ còn giảm bớt liều thuốc tây cho chú.”

 

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi

  

   Hy vọng, bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của quý độc giả về vấn đề: “Bệnh tiểu đường có lây không?”, cũng như lý do khiến bệnh đang gia tăng nhanh chóng. BoniDiabet + là giải pháp toàn diện giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng của tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Gia Lai - Hành trình bỏ thuốc lá đơn giản của người đàn ông nghiện hơn 40 năm

Chú Lê Văn Sinh, 60 tuổi, thôn Đức Nghĩa, xã Ia Đrăng, huyện Chư Prông, Gia Lai

Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Bệnh tiểu đường ăn chuối được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra với các chuyên gia sức khỏe. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc tham khảo.

Bắc Giang: BoniDiabet đã giúp đường huyết của tôi ổn định sau hơn 10 năm

Bác Nguyễn Quang Yên, 53 tuổi, xóm Chẽ, Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang.

Bệnh tiểu đường là gì? Tổng quan:nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và giải pháp từ A-Z (2020)

Bệnh tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ ba tại Việt Nam, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Các số liệu thống kê cho thấy, có đến 6% người dân Việt Nam bị đái tháo đường và có đến 29.000 trường hợp tử vong hàng năm do các biến chứng liên quan. Đáng báo động là tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, tỷ lệ ngày càng tăng, không có dấu hiệu dừng lại.  

Sử dụng kê nội kim có giúp giảm triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính không?

Người bệnh thường có xu hướng sử dụng những kinh nghiệm dân gian để giảm thiểu những triệu chứng này, một trong số đó là dùng kê nội kim. Phương pháp này có thực sự chính xác hay không?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi