Những biến chứng nguy hiểm do hẹp động mạch cảnh và cách điều trị

Cập nhập: Thứ bảy, 18/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Động mạch cảnh là động mạch lớn nhất, nằm ở vùng cổ và nắm giữ nhiệm vụ đưa máu từ tim lên não. Bình thường, động mạch cảnh có đường kính vào khoảng 4mm. Khi động mạch cảnh bị thu hẹp bởi nguyên nhân nào đó, đường kính của nó sẽ bị giảm đi. Từ đó, máu lưu thông rất khó khăn và làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm do hẹp động mạch cảnh và cách điều trị nhé!

 

hẹp động mạch cảnh

Tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm do hẹp động mạch cảnh và cách điều trị

 

Hẹp động mạch cảnh thường xuất hiện ở đối tượng nào?

   Hẹp động mạch cảnh là kết quả của quá trình tích tụ các mảng bám trong động mạch. Các mảng bám này được hình thành bởi các thành phần có sẵn trong máu như: Cholesterol, canxi, mô sợi và các mảnh vụn tế bào,...

   Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây hẹp động mạch cảnh như: Phình mạch, viêm động mạch, bóc tách động mạch, chứng loạn sản của sợi cơ, tổn thương mô sau xạ trị, sự co thắt của các mạch máu,...

    Như vậy, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng hẹp động mạch cảnh. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên ở một số đối tượng đặc biệt như:

  • Người cao tuổi do mạch máu bị lão hóa, khả năng đàn hồi kém, các mảng bám xuất hiện từ lúc còn trẻ đã dày lên theo thời gian.
  • Người có thành viên trong gia đình từng bị xơ vữa động mạch hoặc mắc bệnh mạch vành.
  • Người béo phì, thừa cân do có hàm lượng LDL cholesterol và triglyceride trong máu cao , mảng bám hình thành nhanh hơn bình thường.
  • Người mắc bệnh tiểu đường do đường huyết cao gây tổn thương trực tiếp lên thành mạch máu, và rối loạn mỡ máu khiến các mảng bám dễ hình thành hơn.
  • Người mắc bệnh cao huyết áp: do thành động mạch chịu áp lực lớn trong thời gian dài và suy yếu, cuối cùng là bị hư hại và lòng mạch bị thu hẹp.
  • Người uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc cao hơn do cồn và nicotine gây tổn thương thành mạch máu, đồng thời làm tăng đường huyết, huyết áp, mỡ máu khiến các mảng bán dễ hình thành hơn.
  • Người ít vận động, tập thể dục, thường xuyên căng thẳng, stress,...

 

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị hẹp động mạch cảnh

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị hẹp động mạch cảnh

 

Hẹp động mạch cảnh gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

   Động mạch cảnh có chức năng chính là cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết cho não bộ hoạt động bình thường. Do đó, khi bị hẹp, máu sẽ lưu thông khó khăn hơn trong lòng mạch, từ đó não bộ sẽ nhận được ít oxy và dinh dưỡng hơn.

   Trước tiên, điều này sẽ gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua với những triệu chứng như: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đầu ngón tay, chân bị tê bì, nhức mỏi, cứng hàm, mờ mắt, mất ngủ, lạnh sống lưng,...

    Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các tế bào não vẫn chưa bị tổn thương nhiều nên chưa gây ra các biến chứng nguy hiểm. Theo thời gian, động mạch cảnh bị thu hẹp quá mức, dòng máu bị cản trở sẽ là điều kiện thuận lợi cho các cục máu đông hình thành.

   Khi các cục máu đông này di chuyển đến các mạch máu nhỏ hơn trong não, chúng sẽ gây tắc mạch. Các tế bào não không nhận được đủ oxy sẽ chết đi một cách nhanh chóng chỉ sau vài phút. Lúc này, một biến chứng vô cùng nguy hiểm của hẹp động mạch cảnh sẽ xuất hiện. Đó chính là tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não.

    Vùng não bị tổn thương càng lớn thì chức năng của não càng bị ảnh hưởng nặng nề. Người bệnh có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, chân tay tê yếu, méo miệng, hôn mê, co giật,... Đột quỵ nhồi máu não là một trình trạng nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng như: Phù não, viêm phổi, đau tim, trầm cảm, giảm thị lực, liệt, mất trí nhớ, nói khó, mất nhận thức,... Nếu cấp cứu quá muộn, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

 

đột quỵ

Biến chứng nguy hiểm nhất của hẹp động mạch cảnh là đột quỵ

 

Điều trị hẹp động mạch cảnh như thế nào?

   Tùy theo mức độ hẹp động mạch cảnh, mà bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp khác nhau. Trước hết, người bệnh sẽ được dùng thuốc aspirin liều thấp 81 – 325mg nhằm ngăn chặn sự hình thành của huyết khối.

   Cùng với đó, người bệnh cũng cần kiểm soát các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… nếu có. Nếu mức độ hẹp động mạch cánh từ 70 - 99% và đã xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các thủ thuật khác. Các phương pháp này có thể kể đến như:

  • Bóc nội mạc động mạch cảnh

   Bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc cục bộ trước khi phẫu thuật. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật mổ động mạch cảnh bị hẹp và loại bỏ các mảng xơ vữa bằng các dụng cụ cắt lọc.

  Sau đó, động mạch sẽ được khâu lại bằng chỉ hoặc mảnh ghép. Người bệnh có thể bị đau ở vết rạch và một khó nuốt trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng có một số biến chứng. Khoảng 1 - 3% có nguy cơ đột quỵ sau phẫu thuật.

   Một biến chứng khá hiếm là tái hẹp động mạch cảnh. Bạn cũng có thể bị tê ở mặt hoặc lưỡi do tổn thương thần kinh tạm thời. Nhưng, tình trạng này thường khỏi trong vòng một tháng mà không cần điều trị.

  • Nong và đặt stent động mạch cảnh

   Đặt stent động mạch cảnh là thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị thu hẹp. Nó được tiến hành bằng cách đưa dụng cụ qua lỗ chọc kim động mạch sau đó đưa lên vị trí động mạch bị tổn thương giúp mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp, ép mảng xơ vữa vào thành động mạch, khôi phục lưu lượng máu lên não.

   Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, rút ngắn thời gian nằm viện so với bóc nội mạc động mạch cảnh. Tuy nhiên, thủ thuật này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro như: Chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương mạch máu, dị ứng, hình thành huyết khối, loạn nhịp tim,...

 

   Đặt stent giúp lòng mạch được mở rộng

Đặt stent giúp lòng mạch được mở rộng

 

Phòng ngừa bệnh hẹp động mạch cảnh

   Chúng ta có thể thấy, hẹp động mạch cảnh là tình trạng đáng lo ngại nhưng khá khó nhận biết do các triệu chứng không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Do đó, nếu bạn nằm trong số những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, thì cần phải thường xuyên đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị từ sớm.

    Cùng với đó, bạn cần giữ lối sống khoa học, lành mạnh bằng cách:

  • Cai thuốc lá và không đến những nơi nhiều khói thuốc. Nếu gặp khó khăn khi muốn bỏ thuốc, bạn nên sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia. Bạn có thể dùng sản phẩm BoniAncol + để bỏ rượu, nếu người thân đang lạm dụng rượu, nghiện rượu quá mức.
  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc. Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, stress và mất ngủ, hãy sử dụng sản phẩm BoniHappy +BoniSleep +.
  • Bạn cũng cần kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu,... Nếu mắc tiểu đường và mỡ máu cao, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniDiabet +.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về các biến chứng và cách điều trị hẹp động mạch cảnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến tổng đài 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà