Chúng ta đều biết rằng, thuốc lá chứa vô vàn những chất độc hại gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Những cơ quan tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và gây ra những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Từ trước tới nay chúng ta đều biết hệ hô hấp là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều bởi khói thuốc nhưng ngoài hệ này ra thì còn hệ cơ quan nào khác cũng chịu ảnh hưởng hay không?
Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khói thuốc và cách bỏ thuốc hiệu quả nhé!
Thuốc lá gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Thuốc lá chứa những chất độc hại gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 7 triệu người chết vì những chất độc trong thuốc lá, trong đó có tới 890.000 người không trực tiếp hút mà chỉ tiếp xúc với khói thuốc.
Những chất độc trong thuốc lá được biết đến là:
Nicotine
Nicotine gây nghiện mạnh. Nó kích thích tuyến thượng thận giải phóng Adrenaline, làm tăng nhịp tim, hô hấp và huyết áp, gián tiếp làm giải phóng Dopamine tương tự khi dùng Heroin hoặc Cocaine.
Benzopyrene
Benzopyrene làm giảm khả năng hoạt động của các thụ thể thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự tiếp thu và trí nhớ. Ngoài ra, nó còn làm hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn, giảm khả năng sinh sản và gây ung thư.
Chì
Chì gây tổn thương tế bào thần kinh, huỷ hoại và thoái hoá dây thần kinh, ức chế tổng hợp hồng cầu, tổn thương thận, suy giảm chức năng tuyến giáp, tuyến yên – thượng thận, giảm hình thành xương.
Formaldehyde
Formaldehyde gây tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và ung thư.
Carbon monoxide (CO)
CO ức chế hấp thụ oxy, gây mệt mỏi, đau đầu ở người khỏe mạnh, đau thắt ngực ở người bệnh tim, tiếp xúc nhiều có thể bị suy giảm thị lực, chức năng não.
Asen
Asen gây tổn thương ADN, có khả năng gây ung thư ở tất cả các cơ quan đặc biệt là phổi, bàng quang, thận, gan,… và có thể gây dị tật bẩm sinh.
Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại.
Hệ cơ quan nào trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi thuốc lá nhiều nhất?
Những cơ quan tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khói thuốc. Sau đó, các chất độc trong khói thuốc lắng đọng ở phổi sẽ ngấm dần vào cơ thể và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Những hệ cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khói thuốc gồm:
Hệ hô hấp
Có thể nói đây là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất của khói thuốc. Phổi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với khói thuốc. Tất cả những chất độc trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phổi. Chúng khiến phổi sản xuất dịch nhầy quá mức và làm giảm khả năng đào thải các dịch này ra khỏi cơ thể.
Niêm mạc phế quản của người hút thuốc nhiều năm bị dày lên, gây hẹp đường thở và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp. Phổi của người hút thuốc lá lâu năm có thể chuyển sang màu đen, trong khi ở người khỏe mạnh thì hồng hào.
Ở những người hút thuốc nhiều và lâu, phổi có thể cứng lại, giảm độ đàn hồi, gây ảnh hưởng đến chức năng phổi.
Hệ thần kinh trung ương
Chất ảnh hưởng mạnh nhất tới hệ thần kinh là Nicotin. Khi bạn hút thuốc, Nicotin sẽ nhanh chóng được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi.
Nicotin sẽ nhanh chóng tác động đến não bộ và kích thích giải phóng dopamin – một chất tạo ra cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ,…
Thời gian và lượng thuốc hút càng nhiều thì bạn càng nhanh bị lệ thuộc vào thuốc lá và càng khó từ bỏ thói quen này.
Do đó, khi bạn ngừng sử dụng thuốc lá đột ngột, bạn sẽ gặp phải tình trạng suy giảm về nhận thức, lo âu, dễ bị kích động, chán nản, mất ngủ và đau đầu.
Hệ tim mạch
Thuốc lá ảnh hưởng rất lớn tới hệ tim mạch như:
- Tăng nồng độ của LDL cholesterol - nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.
- Giảm nồng độ HDL cholesterol - chất béo không bão hòa rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Không chỉ như vậy, những yếu tố trên kết hợp với sự tác động của CO và Nicotin làm tổn thương trong lòng mạch máu.
Cơ thể của những người hút thuốc lá sẽ bị giảm cung lượng máu mang oxy nên dẫn đến thiếu máu cơ tim và co thắt mạch vành. Hút thuốc lá cũng góp phần làm tăng fibrinogen và tăng kết tập tiểu cầu gây ra những cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não.
Thuốc lá có thể gây ra cục máu đông.
Ngoài ra, khói thuốc còn gây ra những tình trạng khác như: Giảm thị lực, loãng xương, suy giảm chức năng sinh lý, ung thư,…
Những biện pháp giúp bỏ thuốc lá hiện nay
Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại sản phẩm giúp bỏ thuốc lá như:
Miếng dán nicotine
Miếng dán sẽ đưa nicotine thấm từ từ qua da vào máu người nghiện thuốc lá giúp thỏa mãn nhanh nhu cầu về nicotine của cơ thể. Nhờ đó, miếng dán giúp giảm các dấu hiệu cai thuốc cũng như các cơn thèm thuốc.
Miếng dán nicotine có một số tác dụng phụ như: kích ứng da, rối loạn giấc ngủ, tăng nhịp tim, chóng mặt, đau cơ, buồn nôn,…Kẹo cao su nicotine
Kẹo cao su nicotine là một sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá, trong đó nicotine được hấp thụ thông qua các tuyến ở miệng. Nó bao gồm liều 2 mg, 4 mg.
Kẹo cao su nicotine có thể gây dị ứng (phát ban, mề đay, ngứa, khó thở,…), nhịp tim nhanh, vấn đề về răng miệng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn hoặc suy nhược.
Thuốc xịt nicotine
Thuốc xịt đưa một lượng nicotine qua đường hô hấp sẽ đi vào mạch máu gây hưng phấn ở não bộ, làm cho bạn quên đi phần nào cơn thèm thuốc.
Thuốc xịt nicotine có thể gây ra cảm giác cay nồng, hơi ngứa râm ran ở mũi, họng, chảy nước mũi, viêm họng, nhịp tim tăng nhanh bất thường,…
Các chế phẩm Nicotin có thể giúp bỏ thuốc lá.
Có thể thấy, điểm chung của những phương pháp trên là đều cần nạp một lượng nicotin nhất định vào cơ thể. Điều này có thể dẫn đến bỏ thuốc thất bại hoặc dễ tái nghiện thuốc lá hay nghiện các chế phẩm cai thuốc lá.
Do đó, xu hướng sử dụng thảo dược để bỏ thuốc đang được quan tâm vì tính an toàn, không có tác dụng phụ và hiệu quả.
Tại Việt Nam, nước súc miệng thảo dược Boni-Smok là sản phẩm nổi trội được giới chuyên gia y học và người dùng đánh giá cao vì tính an toàn và hiệu quả.
Boni-Smok – sản phẩm từ thảo dược giúp bỏ thuốc lá an toàn và hiệu quả
Boni-Smok đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ những năm 2008, với khả năng bỏ thuốc lá an toàn mà lại rất hiệu quả. Sản phẩm đã chiếm được lòng tin của rất nhiều chuyên gia Y tế và người nghiện thuốc lá.
Boni-Smok giúp bỏ thuốc lá như thế nào?
Để bỏ thuốc, việc duy nhất bạn cần làm là thực sự quyết tâm, những việc còn lại hãy giao cho Boni-Smok. Bạn hãy sử dụng Boni-Smok theo hướng dẫn sau:
- Khi thèm thuốc, bạn hãy súc miệng với Boni-Smok trước. Bạn nên súc thật kỹ để Boni-Smok bao phủ được hết khoang miệng.
- Nhổ bỏ Boni-Smok và hút luôn một điếu thuốc. Các thành phần trong sản phẩm sẽ tác dụng với nicotin trong thuốc lá tạo nên vị đắng ngắt và khiến bạn không thể hút hết được điếu thuốc này.
- Bạn lặp lại các thao tác trên 5 – 6 lần một ngày đến khi không còn thấy thèm thuốc nữa là bạn đã thành công.
Cách sử dụng Boni-Smok để bỏ thuốc lá.
Boni-Smok có ưu điểm gì?
Thứ nhất, Boni-Smok được sản xuất từ các thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như:
- Tinh chất Kim ngân hoa 5gam.
- Tinh chất Bồ công anh 5gam.
- Tinh chất Cúc hoa 5gam.
- Tinh dầu Quế 0.5 gam.
Thứ hai, Boni-Smok chỉ là nước súc miệng nên không gây bất cứ tác dụng phụ nào. Hơn nữa, các thành phần trong sản phẩm còn giúp giữ cho hơi thở thơm tho và làm sạch răng miệng, ngăn ngừa viêm lợi, sâu răng khi hút thuốc lá.
Thứ ba, khi sử dụng Boni-Smok bạn sẽ không gặp phải hội chứng cai thuốc lá. Thời gian để bỏ thuốc là sau từ 5 – 7 ngày, nhanh hơn nhiều so với các cách bỏ thuốc lá thông thường.
Thứ tư, Boni-Smok là sản phẩm bỏ thuốc lá duy nhất đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương, kết quả thu được rất khả quan với 72,7% người bỏ thuốc lá hoàn toàn sau 3 - 7 ngày chỉ với 5 - 6 lần súc miệng 1 ngày.
Boni-Smok đã giúp người nghiện bỏ thuốc lá như thế nào?
Có mặt trên thị trường nhiều năm, Boni-Smok đã giúp rất nhiều người bỏ hoàn toàn thuốc lá một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Chú Hà Văn Chung, 51 tuổi, ở thôn 5, xã Yên Phú, Hàm yên, Tuyên Quang, số điện thoại: 0358.757.783.
Chú chia sẻ: ”Chú hút thuốc ngót nghét cũng hơn 30 năm rồi, từ lúc 20 tuổi, ngày hút ít cũng phải 1 bao. Càng ngày, sức khỏe của chú càng yếu dần đi, ho suốt ngày đêm. Nhất là khi trở lạnh, chú ho dữ dội. Vì vậy, chú quyết tâm bỏ thuốc, mà mỗi lần bỏ là một lần thất bại, chán nản, cơn thèm thuốc cứ cuốn lấy không buông”.
“Sau đó, chú nghe quảng cáo về Boni-Smok, chú dùng thử, súc miệng xong chú hút thuốc ngay, không ngờ là thuốc lá nó trở lên đắng ngắt như là ăn khổ qua ý, đắng lắm, chú không dám hút nữa. Sau 6 ngày, chú bỏ thuốc được hoàn toàn, 30 năm hút thuốc, không ít lần bỏ thuốc thất bại mà bây giờ chú bỏ được rồi đấy. Chú vui lắm, từ giờ không còn bị ảnh hưởng bởi tác hại từ khói thuốc nữa rồi”.
Chú Hà Văn Chung, 51 tuổi.
Anh Trần Văn Hiệp,34 tuổi, địa chỉ tại số 12, phố hàng Rươi, Phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm,, Hà Nội.
Anh Hiệp chia sẻ: “Anh hút thuốc lá từ khi 14 tuổi, đến nay cũng 20 năm rồi, ngày hút ít cũng một bao. Gần đây, anh thấy người cứ mệt mỏi, khó thở, rồi mắt mũi thì kèm nhèm, tròng mắt cứ đỏ cả lên, rồi chảy nước mắt suốt. Anh tưởng bị đau mắt nên mua thuốc về nhỏ, mà vẫn không đỡ. Anh tìm hiểu qua sách báo, thì được biết rằng, tình trạng này do hút thuốc lâu, tiếp xúc với khói thuốc nhiều nên mắt bị ảnh hưởng, nếu không bỏ lâu dần có thể mất thị lực vĩnh viễn. Anh sợ quá, nên tìm cách bỏ ngay.”
“Anh có tìm hiểu thông tin, thì vô tình đọc được về sản phẩm Boni-Smok giúp bỏ thuốc lá sau 3 – 7 ngày, lại an toàn và không gây tác dụng phụ. Anh mua về dùng, sau khoảng 5 ngày sử dụng, anh đã bỏ được thuốc lá hoàn toàn, không còn cảm thấy thèm thuốc nữa. Anh cứ nghĩ bỏ thuốc khó lắm, ai ngờ lại đơn giản vậy, chỉ cần súc miệng trước khi hút,là mùi vị điếu thuốc nó biến đổi ngay, khó chịu lắm, anh chỉ hút được 1-2 hơi thôi là phải bỏ điếu thuốc đi, không hút tiếp được. Anh cũng hết bị khó thở, mắt cũng hết bị đỏ, không còn bị khô ngứa, chảy nước mắt nữa.”
Anh Trần Văn Hiệp,34 tuổi.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về những tác hại của thuốc lá với cơ thể cho các bạn độc giả. Boni-Smok sẽ giúp bạn bỏ thuốc lá hết sức dễ dàng, nhanh chóng mà lại rất an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện tới số hotline miễn cước: 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: