Mụn nội tiết và cách điều trị

Cập nhập: Thứ sáu, 28/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Mụn nội tiết là vấn đề gây ám ảnh cho lứa tuổi dậy thì và cả nữ giới tiền mãn kinh. Đặc biệt, loại mụn này còn rất khó cải thiện nếu chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da bên ngoài. Qua bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mụn nội tiết và cách chăm sóc làn da bị mụn thật khoa học.

 

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là gì?

 

Mụn nội tiết là gì?

   Mụn nội tiết là mụn xuất hiện do sự tăng - giảm bất thường của nội tiết tố trong cơ thể.

   Mụn nội tiết có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt ở các đối tượng sau:

  • Những người đang trong độ tuổi dậy thì.
  • Phụ nữ trước và sau sinh.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Phụ nữ trước hoặc trong thời kỳ hành kinh.
  • Người trưởng thành có bệnh lý về nội tiết như  hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS.

 

Đặc điểm của mụn nội tiết

   Mụn nội tiết có nhiều dạng như mụn đầu đen, đầu trắng, mụn ẩn, mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm sưng đỏ.

   Ở tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T trên gương mặt gồm trán, mũi và cằm.

   Ở người trưởng thành, mụn xuất hiện ở phần dưới của gương mặt như má và vùng xương quai hàm.

 

Cách nhận biết mụn nội tiết

   Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn nhận biết mụn nội tiết:

  • Bị nhiều mụn ở cằm và xương hàm: Đây là một dấu hiệu điển hình của mụn nội tiết. Do đây là vị trí tập trung nhiều của phần lớn tuyến dầu. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều hormone, những tuyến dầu này hoạt động mạnh hơn bình thường và gây mụn.
  • Thường là mụn bọc, mụn mủ thay vì mụn ẩn, mụn đầu đen. Những nốt mụn bị sưng to và đỏ, có xu hướng xuất hiện tại cùng một vị trí, lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Thường tái phát theo chu kỳ hành kinh: Vào thời kỳ hành kinh, nồng độ  estrogen và progesterone trong cơ thể thay đổi nhiều. Chúng khiến tuyến nội tiết hoạt động mạnh mẽ và gây mụn.
  • Thường xuyên tái phát dù đã có chế độ chăm sóc da hợp lý và khoa học.
  • Dễ nổi mụn khi bị stress: Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra nhiều hormon cortisol hơn. Hormone này làm biến đổi nội tiết của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mụn.

 

Cơ chế gây mụn nội tiết

   Bước vào tuổi dậy thì, nồng độ testosterone tăng cao làm tăng tiết bã nhờn nang lông.

   Phụ nữ bị mụn trứng cá trong thời kỳ mãn kinh thường có nồng độ androgen trong giới hạn bình thường, nhưng lượng estrogen lại giảm.Sự mất cân bằng này làm phát sinh mụn nội tiết.

 

Cách điều trị mụn nội tiết

Điều trị bằng thuốc

   Mụn nội tiết không thể điều trị đơn thuần chỉ bằng các biện pháp chăm sóc da bên ngoài. Người bệnh cần phải được điều hòa nồng độ hormone trong cơ thể.

   Một số thuốc được sử dụng để điều trị mụn nội tiết là:

  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Thường chứa các hoạt chất ethinyl estradiol cùng với drospirenone, norgestimate và norethindrone. Đây là những hoạt chất có khả năng cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, giúp giảm tình trạng mụn nội tiết. Tuy nhiên, chỉ những phụ nữ khỏe mạnh và chưa có dự định sinh con mới nên sử dụng phương pháp trị mụn này. Thuốc tránh thai chống chỉ định cho người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, có cục máu đông, tiền sử ung thư, mắc bệnh gan hoặc tiểu đường, phụ nữ bị béo phì nặng hoặc bất động về thể chất…
  • Thuốc chống androgen: Giúp giảm nội tiết tố androgen. Bởi nồng độ androgen quá cao là tác nhân làm to lỗ chân lông khiến da tăng sản sinh bã nhờn. Từ đó dẫn đến nổi mụn trứng cá, mụn nội tiết, mụn mủ, mụn bọc…
  • Kháng sinh: Được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp mụn bọc, mụn viêm nặng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Kháng sinh thường được sử dụng là Clindamycin, Erythromycin,... Bác sĩ có thể kê kháng sinh dạng uống hoặc thoa ngoài da.
  • Isotretinoin: Dùng trong trường hợp mụn trứng cá nặng. Bạn không được sử dụng trong thời gian mang thai hoặc có ý định mang thai trong vòng 6 tháng.
  • Kem bôi retinoid: Được chỉ định trong trường hợp bạn bị mụn nội tiết nhẹ. Khi sử dụng dạng thuốc bôi này, bạn phải chú ý bôi kem chống nắng thật kỹ và đều đặn để bảo vệ da.

 

Thuốc tránh thai thường được chỉ định để điều trị mụn nội tiết

Thuốc tránh thai thường được chỉ định để điều trị mụn nội tiết

 

   Tất cả những loại thuốc trên đều là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Do đó, bạn không được tự ý sử dụng hay thay đổi liều mà chưa có sự đồng ý của các bác sĩ.

Điều trị mụn nội tiết bằng công nghệ cao

   Bệnh nhân bị mụn nội tiết nặng, dai dẳng và gây tổn thương trên da có thể phải điều trị bằng các phương pháp như laser CO2 vi điểm, oxy jet, ánh sáng IPL, điện di…

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các trung tâm y tế uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn.

 

Cách chăm sóc da khi bị mụn nội tiết

   Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc da bị mụn nội tiết:

  • Giữ vệ sinh cho da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt và nước tẩy trang dịu nhẹ cho da. Chỉ nên rửa mặt 2 lần/ ngày, không nên rửa nhiều hơn hoặc ít hơn.
  • Hạn chế trang điểm khi mụn đang phát triển. Nếu bắt buộc phải trang điểm, bạn cần tẩy trang kỹ lưỡng để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Nếu sử dụng các thuốc trị mụn nội tiết, da thường sẽ trở nên khô và dễ bị tổn thương hơn. Lúc này, bạn cần chống nắng và dưỡng ẩm đúng cách, đầy đủ để bảo vệ da.
  • Uống đủ nước: Mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5 - 2ml nước mỗi ngày để quá trình hydrat da diễn ra bình thường.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều hoa quả và rau củ, hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có khả năng làm gia tăng phản ứng viêm của cơ thể, khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc để da được nghỉ ngơi và thải độc.
  • Tránh căng thẳng, stress, áp lực.
  • Tránh chà xát, nặn mụn và chạm tay lên mặt vì rất dễ khiến da bị nhiễm khuẩn.
  • Nên thăm khám với các bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị da phù hợp.
  • Lựa chọn mỹ phẩm có nguồn gốc/ xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo và tuyệt đối phù hợp với làn da.
  • Thay vỏ gối và làm sạch mũ bảo hiểm thường xuyên.
  • Tránh môi trường nóng ẩm, dễ gây mồ hôi.

 

Không nên tự ý nặn mụn

Không nên tự ý nặn mụn

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn nội tiết và cách điều trị. Mụn nội tiết thường phải được điều trị từ cả bên trong và bên ngoài. Nếu bạn đang bối rối và tự ti về loại mụn này, hãy đến các trung tâm da liễu uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh viện Chợ Rẫy tư vấn sức khỏe miễn phí cho sĩ tử mùa thi 2023

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) lần đầu tiên triển khai nhóm tư vấn, chăm sóc sức khỏe miễn phí mùa thi 2023

Sắp có thêm thuốc trị béo phì hiệu quả cao nhất từ trước đến nay

Mới đây, nghiên cứu tại Trường Y Yale ở New Haven, Connecticut (Hoa Kỳ) đã phát triển một loại thuốc tiêm mới mang lại lợi ích giảm cân lớn hơn các loại thuốc béo phì hiện có.

Những cách chống lão hóa cho từng độ tuổi 20, 30, 40 và 50

Lão hóa da là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, da bạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như các nếp nhăn, nám...Dưới đây là các phương pháp giảm nếp nhăn cho phái đẹp theo từng lứa tuổi 20, 30, 40 và 50.

6 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ

Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng và cách tăng chiều cao của trẻ nhé!

Mách bạn cách trị mụn cám hiệu quả, giúp da láng mịn như ý

Bạn có thể thực hiện các cách trị mụn cám như xông hơi, dùng miếng lột mụn, dùng thuốc, tẩy tế bào chết định kỳ…
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844