Nhắc tới bệnh Gout, nhiều người bệnh chỉ có thể dùng một từ “kinh hoàng” để mô tả sự đau đớn trong các cơn gout cấp mà căn bệnh này mang lại. Không chỉ là các cơn gout cấp, khi bệnh tiến triển lâu ngày, người bệnh còn có nguy cơ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout. Vậy cụ thể, đó là những biến chứng nào? Làm sao để phòng ngừa biến chứng gout mãn tính và giảm nhẹ được các biến chứng đó khi đã mắc phải? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!
Các biến chứng gout mãn tính có thể gặp phải
Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric trong máu, dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp, gây viêm khớp cấp tính (hay còn gọi là các cơn gout cấp).
Các tinh thể muối urat tại vị trí khớp ngón chân
Khi bệnh gout không được điều trị đúng cách, bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh phải đối diện với một số biến chứng nguy hiểm sau đây:
Hạt tophi
Hạt tophi (hay nốt tophi) hình thành do các những tinh thể natri urat kết tủa trong mô liên kết, tăng dần trong nhiều năm, lắng đọng tại các vị trí khớp xương và phần mềm quanh khớp. Chúng trông như các nốt sần nhỏ, căng phồng và phát triển ngay bên dưới da tại vị trí các khớp xương.
Hạt tophi là biến chứng gout mãn tính thường gặp nhất
Ở bệnh nhân gout lâu năm, các hạt tophi thường xuất hiện tại các vị trí khớp bàn chân và khớp bàn tay. Các hạt tophi có kích thước quá lớn sẽ gây biến dạng khớp, dần dần làm hạn chế khả năng vận động của khớp, khiến người bệnh đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là tàn phế. Trong trường hợp các hạt tophi bị vỡ sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
Sỏi thận, suy thận
Thận là cơ quan đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, acid uric tăng cao trong một thời gian dài sẽ khiến lắng đọng các tinh thể muối urat tại thận, từ đó hình thành nên sỏi thận, dẫn tới ứ đọng nước, mủ gây suy thận.
Biến chứng sỏi thận
Sỏi cũng có thể rơi khỏi thận, theo đường niệu quản xuống bàng quang, gây sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, và đặc biệt là những cơn đau dữ dội dọc theo đường di chuyển của viên sỏi.
Hình minh họa
Một điều đáng lo ngại là bệnh gút khi mắc kèm suy thận sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của con người. Vậy cụ thể: Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ gì với nhau? Tìm hiểu ngay!
Biến chứng do dùng thuốc điều trị
Ngoài các biến chứng hạt tophi, sỏi thận, suy thận, người bệnh còn phải đối mặt với một số biến chứng đến từ chính các loại thuốc mà họ đang dùng để điều trị bệnh, trong đó điển hình như:
- Nhóm thuốc hạ acid uric máu (điển hình như allopurinol): tác dụng phụ nguy hiểm nhất của nhóm thuốc này đó là dị ứng allopurinol, gây mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là viêm gan nhiễm độc.
- Thuốc giảm đau Colchicin: thuốc giảm đau đặc hiệu cho bệnh gout, giúp giảm nhanh các cơn đau. Nhưng đây là một loại thuốc có khoảng điều trị hẹp, tức là khoảng cách giữa liều điều trị và liều gây độc là rất nhỏ, người bệnh khi dùng quá liều có thể dẫn tới suy đa tạng, gây nhiễm trùng và tử vong.
- Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau corticoid: người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ thường gặp của các nhóm thuốc này như loét dạ dày, loãng xương, suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp …
Thuốc giảm đau - “Con dao 2 lưỡi” (Hình minh họa)
Vì vậy, người bệnh cần có những biện pháp phù hợp giúp phòng ngừa những biến chứng này.
Kiểm soát acid uric - chìa khóa giúp phòng ngừa và giảm nhẹ biến chứng gout mãn tính
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, hạt tophi là một trong những biến chứng thường gặp và nguy hiểm ở bệnh nhân gút. Chính vì vậy, “Làm thế nào để co nhỏ hạt tophi? Hạt tophi có tự tan hay không?” đều là những câu hỏi phổ biến, đặc biệt ở những bệnh nhân gout đã lâu năm. Để giảm sự khó chịu mà các hạt tophi mang lại, nhiều người bệnh đã phải tìm tới các biện pháp can thiệp ngoại khoa như tiến hành chích hoặc gọt bỏ các hạt tophi có kích thước lớn. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là biện pháp điều trị phần “ngọn”, chưa tác động vào phần “gốc” của vấn đề đó là sự gia tăng của acid uric. Vì vậy, theo thời gian, các hạt tophi sẽ tiếp tục mọc thêm, các hạt tophi kích thước nhỏ sẽ phát triển trở thành các hạt tophi kích thước lớn.
Do đó, việc hạ và ổn định acid uric ở ngưỡng an toàn (<420 micromol/l với nam, <360 micromol/l với nữ) sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các hạt tophi mới, ngăn không cho các hạt kích thước nhỏ tiếp tục phát triển, thậm chí có thể giúp co nhỏ, làm tan các hạt tophi.
Không chỉ vậy, kiểm soát acid uric cũng sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng sỏi thận, suy thận, giảm tần suất các cơn gout cấp, nhờ vậy người bệnh sẽ bớt phải dùng tới thuốc giảm đau, từ đó sẽ giúp hạn chế tác dụng không mong muốn của các loại thuốc này.
Vì vậy, có thể nói, kiểm soát chỉ số acid uric chính là chìa khóa giúp phòng ngừa các biến chứng gout mãn tính, giúp giảm nhẹ với người bệnh đã xuất hiện các biến chứng này. Nhưng làm sao để thực hiện được điều này? Chúng ta cần thực hiện một số điều sau:
Chế độ dinh dưỡng
Để hạ acid uric, bạn cần hạn chế nguồn cung cấp acid uric từ chính những loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Theo đó, những loại thực phẩm mà người bệnh gout nên tránh đó là các loại thực phẩm giàu nhân purin. Bởi khi vào cơ thể, purin dưới sự xúc tác của enzyme xanthine oxidase sẽ bị chuyển hóa thành acid uric.
Những thực phẩm giàu purin cần tránh
Cụ thể, thực phẩm giàu nhân purin đó là:
- Các loại thịt có màu đỏ như: thịt bò, thịt dê, thịt chó…
- Các loại hải sản, đặc biệt là các loại có vỏ cứng như tôm, cua, sò…
- Phủ tạng động vật
- Một số loại cố nguồn gốc thực vật như: nấm, măng tây, giá đỗ
Thay vào đó, người bệnh nên thay thế bằng các loại rau xanh, thịt có màu trắng như ức gà, thịt nạc. Và đặc biệt, người bệnh cần uống đủ nước (tối thiểu 1,5 - 2l nước mỗi ngày) để tăng đào thải acid uric qua thận.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gout
Chế độ điều trị
Đối với bệnh gout, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định 2 loại thuốc: 1 loại giúp giảm đau trong các cơn gout cấp, 1 loại giúp hạ acid uric. Tuy nhiên như đã phân tích, đây đều là những nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định đã được bác sĩ điều trị đưa ra, tuyệt đối không tự ý tăng liều hay lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau.
BoniGut+ - Giúp hạ acid uric theo 3 cơ chế
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm BoniGut + bao gồm 12 loại thảo dược giúp hạ acid uric, giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.
Các nhóm thảo dược có trong BoniGut +
Nhóm 1: giúp ức chế hình thành acid uric: quả anh đào đen, hạt nhãn
Đây là các thảo dược giúp ức chế enzyme xanthine oxidase (đây là enzyme chuyển hóa purin thành acid uric trong máu) từ đó sẽ giúp ức chế hình thành acid uric ngay khi thức ăn mới vào cơ thế.
Nghiên cứu của đại học y khoa Boston ( Mỹ) thực hiện trên 634 bệnh nhân gút vào năm 2008 cho kết quả: sau 4 tuần sử dụng quả anh đào đen, 100% bệnh nhân hạ acid uric trong máu, trong đó 57% bệnh nhân đã về được ngưỡng an toàn.
Quả anh đào đen
Nhóm 2: giúp trung hòa acid uric nhờ tính kiềm: hạt cần tây
Hạt cần tây
Nhóm 3: giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric: trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù
Nhóm thảo dược giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua thận
Bên cạnh các loại thảo dược giúp hạ acid uric, BoniGut+ còn chứa các loại thảo dược như: bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, húng tây giúp giảm đau, chống viêm trong các cơn gout cấp.
Nhờ vậy, BoniGut+ giúp hạ và ổn định acid uric, từ đó:
- Giúp giảm tần suất mắc các cơn gout cấp, hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau, hạn chế tác dụng phụ của nhóm thuốc này.
- Giúp giảm sự hình thành hạt tophi, giúp co nhỏ các hạt tophi; giúp ngăn ngừa biến chứng sỏi thận, suy thận.
Đánh giá của chuyên gia về BoniGut+
“BoniGut+ được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của FDA Hoa Kỳ và tổ chức Y tế thế giới WHO. Đồng thời, công nghệ bào chế siêu nano giúp tăng khả năng hấp thu hoạt chất có trong các loại thảo dược, giúp tăng hiệu quả cho sản phẩm BoniGut+”.
Đó là những đánh giá của Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Chí Bình đến từ Bệnh viện Lão khoa Trung Ương về sản phẩm BoniGut+.
Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Chí Bình
Để tìm hiểu kĩ hơn về những biến chứng gout mãn tính, cách kiểm soát chỉ số acid uric, cũng như công dụng của sản phẩm BoniGut+, xin mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe những phân tích của Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Chí Bình:
BoniGut+ có thực sự tốt?
Sau khi đã lắng nghe những phân tích của Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Chí Bình, để biết thêm thông tin liệu sản phẩm BoniGut+ có thực sự hiệu quả, xin mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ bác Hoàng Xuân Quyền, 75 tuổi, trú tại đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, điện thoại: 0377.097.848.
Bác Hoàng Xuân Quyền, 75 tuổi
Bị bệnh gout từ năm 2018, và khoảng thời gian kể từ đó cho tới khi biết đến sản phẩm BoniGut+, bác Quyền đã phải sống chung với việc sử dụng thuốc giảm đau colchicin và gặp phải tình trạng tiêu chảy mỗi khi sử dụng loại thuốc này. Chưa hết, bác còn gặp phải biến chứng hạt tophi mà theo bác mô tả, chúng có hình như hình “e-líp, hình viên đạn”, nổi 4-5 hạt ở các kẽ chân, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, tình cờ trong một lần biết tới sản phẩm BoniGut+ qua chương trình tư vấn sức khỏe trên VTV2, mà bác Quyền đã có sức khỏe như mình mong muốn. Bác chia sẻ:
“Nhờ sử dụng BoniGut+ mà lần gần nhất bác đi xét nghiệm, chỉ số acid uric chỉ còn 405 micromol/l, chứ hồi đầu khi mới phát hiện bệnh, acid uric lên tận 593. Bây giờ ở kẽ chân không còn thấy hạt tophi nào nữa. Đi giày, đi dép thoải mái, đi bộ, đi thể thao bình thường. Sau khi uống BoniGut +, bác không còn bị đau nên cũng không cần dùng colchicin nữa. Sử dụng BoniGut + không bị tác dụng phụ gì cả nên bác sẽ sử dụng lâu dài”.
Để lắng nghe kĩ hơn câu chuyện của bác Quyền và hành trình đi tìm lại sức khỏe của bác, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi video:
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về biến chứng Gout mãn tính. BoniGut+ của Mỹ là sản phẩm đang được đánh giá rất cao trên thị trường giúp kiểm soát bệnh Gout hiệu quả, giúp ngừa các cơn đau cấp, phòng ngừa và giảm nhẹ biến chứng của bệnh. Nếu còn bất kỳ những băn khoăn thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ theo số tổng đài miễn phí 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Dấu hiệu bệnh gout là gì? Giải pháp khắc phục ra sao?
- Bệnh gút không nên ăn quả gì? Những loại quả đặc biệt tốt cho người bệnh gút
- Mối liên quan giữa bệnh Gút và các bệnh lý tim mạch