Tàn phế do biến chứng bệnh gút: Hệ lụy đáng tiếc chỉ vì tính chủ quan!

Cập nhập: Thứ năm, 30/11/2023

 

   Thông thường, nỗi đau do cơn gút cấp sẽ thuyên giảm nhanh sau khi người bệnh dùng thuốc tây y giảm đau. Có lẽ vì thế mà nhiều người chủ quan, không kiểm soát tốt bệnh gút ngay từ đầu. Họ đâu biết rằng, chính tâm lý chủ quan đó sẽ khiến họ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế do biến chứng bệnh gút.

 

Bạn có thể bị tàn phế do biến chứng bệnh gút

Bạn có thể bị tàn phế do biến chứng bệnh gút

 

Bệnh gút không phải lúc nào cũng gây đau!

   Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa, gây tăng axit uric trong máu, dẫn đến hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức và gây cơn đau gút cấp. Bởi vậy, bất kỳ yếu tố nào khiến axit uric máu tăng cao đều góp phần hình thành và làm nặng hơn tình trạng bệnh gút, chẳng hạn như:

  • Thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm: Thịt bò, thịt chó, tôm, cua, gan, lòng lợn…
  • Lạm dụng rượu bia.
  • Dùng một số thuốc tây y: Thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc điều trị ung thư…
  • Di truyền.

   Cơn gút cấp thường bộc phát vào lúc nửa đêm và bắt đầu ở ngón chân cái, sau đó lan ra các khớp khác như mu bàn chân, cổ chân, gót chân, khớp gối… Cơn đau dữ dội đến cực độ. Khớp bỏng rát khiến người bệnh mất ngủ, không thể đi lại được. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt nhẹ và rét run.

   Khi mới bị gút, người bệnh có thể vượt qua cơn đau nhanh chóng nhờ thuốc giảm đau, điển hình là colchicin. Điểm đặc biệt ở căn bệnh này là cơn đau không xuất hiện liên tục. Có trường hợp người bệnh phải vài tháng đến vài năm sau mới bị đau lần tiếp theo. Vì vậy mà không ít người chủ quan, không kiểm soát tốt chỉ số axit uric ngay từ đầu khiến bệnh gút ngày càng trở nặng. Người bệnh không chỉ bị đau nhiều hơn mà còn có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn vì biến chứng của bệnh gút.

 

Bệnh gút không phải lúc nào cũng bị đau

Bệnh gút không phải lúc nào cũng bị đau

 

Tàn phế do biến chứng bệnh gút

   Khi axit uric máu tăng cao kéo dài, các tinh thể muối urat sẽ hình thành ngày một nhiều hơn.  Tại các mô liên kết, muối urat kết tủa lại, hình thành hạt tophi. Chúng có màu trắng, rắn tròn, nổi gồ dưới da, gây vướng víu, cản trở vận động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chúng thường xuất hiện ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp tổn thương ở bàn chân, bàn tay, cổ tay.

   Nếu người bệnh chủ quan, không kiểm soát axit uric ở ngưỡng an toàn, theo thời gian, hạt tophi lớn lên sẽ gây biến dạng khớp. Không chỉ vậy, khi chúng phát triển đến kích thước quá lớn sẽ vỡ ra, gây nhiễm khuẩn khớp, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị lở loét đến mức không giữ được khớp, bắt buộc phải tháo khớp, cắt cụt chi, trở thành người tàn phế.

   Ngoài ra, biến chứng bệnh gút còn khiến bạn phải đối mặt với các bệnh lý tại thận như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận… Cuối cùng, thận bị tổn thương quá mức dẫn đến suy thận.

   Các tinh thể urat còn có thể bị lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, làm giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, chúng còn tích tụ ở mạch máu não gây đột quỵ.

   Có thể thấy, bệnh gút không chỉ gây cơn đau gút cấp mà còn khiến bệnh nhân bị tàn phế và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu họ chủ quan. Vậy họ nên làm gì để phòng các biến chứng này?

 

Bệnh nhân gút cần làm gì để phòng tránh tàn phế?

   Biến chứng bệnh gút là do nồng độ axit uric máu không được kiểm soát ở ngưỡng an toàn. Do vậy, để phòng tránh bị tàn phế, người bệnh cần áp dụng biện pháp giúp hạ axit uric máu, co nhỏ hạt tophi. Cụ thể, biện pháp này sẽ được TS.BS Vũ Thị Khánh Vân - Bệnh viện YHCT Quân Đội chia sẻ chi tiết ở video dưới đây:

 

TS.BS Vũ Thị Khánh Vân chia sẻ biện pháp an toàn và hiệu quả giúp co nhỏ hạt tophi

 

   Theo bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân, để hạ axit máu an toàn và hiệu quả, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ đạm, đồng thời sử dụng sản phẩm từ thảo dược đã được chứng minh tác dụng để đẩy lùi bệnh gút, cụ thể:

Chế độ ăn uống hạn chế làm tăng axit uric

  • Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, các loại nước ngọt có ga.
  • Hạn chế những thực phẩm giàu đạm như hải sản, các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật, trứng vịt lộn…
  • Không ăn những thực phẩm đang trong thời kỳ phát triển nhanh như măng, nấm, giá đỗ,...

   Người bệnh nên:

  • Kiềm hóa cơ thể bằng cách sử dụng nước ép rau củ quả mỗi ngày từ cây cần tây, củ dền đỏ, dưa chuột, cà rốt, gừng, táo hoặc ổi.
  • Bổ sung đa dạng các loại rau củ quả tươi, trừ một số loại rau gây tăng axit uric máu.
  • Uống nhiều nước (tối thiểu 2-3 lít nước/ngày), nên uống nước khoáng kiềm.
  • Giảm béo nếu người bệnh đang trong tình trạng thừa cân.
  • Để khớp nghỉ ngơi khi có cơn gút cấp.
  • Giữ ấm cơ thể, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.

 

Người bệnh gút nên uống nước ép rau củ quả để kiềm hóa cơ thể

Người bệnh gút nên uống nước ép rau củ quả để kiềm hóa cơ thể

 

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược giúp giảm axit uric máu

   Để hạ axit uric trong máu, các thuốc tây y như allopurinol hay febuxostat sẽ cho tác dụng nhanh nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.

   Một phương pháp được ưu tiên lựa chọn hiện nay đó là dùng các sản phẩm thảo dược đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép, an toàn và hiệu quả với người bệnh gút. Trong đó, sản phẩm nổi trội nhất trên thị trường hiện nay chính là BoniGut + của Mỹ.

   BoniGut + với cơ chế đa dạng, đột phá, giúp tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa axit uric như:

  • Giúp ức chế tổng hợp axit uric.
  • Trung hòa axit uric đã có sẵn trong máu.
  • Tăng cường đào thải axit uric máu qua đường niệu.

   Thêm nữa, sản phẩm còn giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ người bệnh vượt qua cơn đau dễ dàng hơn.

   Bạn chỉ cần uống 4-6 viên BoniGut + mỗi ngày chia 2 lần, sau 1-2 tháng, sản phẩm đã giảm mức độ cơn đau cấp. Sau 3 tháng, axit uric máu được đưa về ngưỡng an toàn hơn, ngăn ngừa cơn đau tái phát, đồng thời phòng ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh gút.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết hậu quả của việc chủ quan về bệnh gút sẽ gây biến chứng tàn phế. Do đó, nếu đã mắc bệnh này, dù tần suất bị đau của bạn rất ít thì vẫn nên kiểm soát axit uric ngay từ bây giờ, ngăn ngừa biến chứng bệnh gút xuất hiện. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cảnh báo: Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu nguy hiểm

   Không chỉ gây ra những triệu chứng bệnh khó chịu mà căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là huyết khối tĩnh mạch sâu. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Bất ngờ về công dụng của kẽm với chức năng sinh lý của nam giới

Kẽm mang đến công dụng gì cho các quý ông? Và bổ sung kẽm như thế nào để tăng cường khả năng sinh lý một cách tối ưu? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hà Nội: Tôi đã hết đau cơn gút cấp nhờ BoniGut

Chú Ngô Văn Cố (65 tuổi, trú tại số 28, ngách 76, ngõ Thịnh Hào 1, đường Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội

Hà Nội: Mong ước không bị đau gút cấp của tôi đã thành hiện thực

Chú Phạm Văn Phong, 60 tuổi, ở khu T30, thôn Xuân Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Người bị phì đại tuyến tiền liệt có uống cà phê được không?

Những người gặp nhiều vấn đề về hoạt động tiểu tiện như người bệnh phì đại tuyến tiền liệt thì có một câu hỏi lớn đặt ra là họ có được uống cà phê hay không?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi