Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?

Cập nhập: Thứ hai, 07/09/2020

 

   “Ăn gì bổ nấy” là quan niệm của không ít người trong việc chăm sóc sức khỏe. Nhiều người cho rằng ăn bộ phận của các con vật càng khỏe, càng lớn và càng hiếm thì hiệu quả sẽ càng cao. Với những cơn đau tại khớp như bệnh gút, một số người nghĩ rằng dùng cao hổ cốt sẽ cho hiệu quả tốt. Thế nhưng, cao hổ cốt liệu có tác dụng thực sự? Người bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không? Đáp án chính xác nhất có trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc.

 

Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?

Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?

 

Bệnh gút là gì?

   Gút được xếp vào nhóm bệnh cơ xương khớp với biểu hiện là những cơn sưng đỏ và đau dữ dội tại các khớp. Bệnh xảy ra khi có rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng nồng độ acid uric trong máu, làm lắng đọng các muối urat tại mô. Sự lắng đọng đó gây ra các cơn gút cấp, làm xuất hiện hạt tophi và các biến chứng nguy hiểm khác trên thận. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới (khoảng 95%), một số ít trường hợp gặp ở phụ nữ đã mãn kinh.

   Hiện nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh gút. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát chúng bằng cách dùng các biện pháp đưa acid uric trong máu về an toàn, làm giãn và giảm các cơn đau gút cấp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên thận và khớp.

 

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút là gì?

 

Cao hổ cốt có tác dụng gì?

  Cao hổ cốt là cao được nấu từ một thành phần duy nhất là xương của loài hổ (Panthera tigris), họ mèo (Felidae).

  Theo y học cổ truyền, cao hổ cốt có vị mặn cay, tính hơi ấm, quy vào kinh can và thận. Loại cao quý hiếm này có tác dụng hoạt lạc, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng cho các trường hợp  đau xương, đau gân, đau dây thần kinh liên sườn, đau cột sống, bán thân bất toại. Ngoài ra, cao hổ cốt còn có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, dùng trong các trường hợp người yếu mệt, suy nhược.

 

Cao hổ cốt là cao nấu hoàn toàn từ xương của loài hổ (Panthera tigris).

Cao hổ cốt là cao nấu hoàn toàn từ xương của loài hổ (Panthera tigris).

 

  Y học hiện đại phân tích thành phần của cao hổ cốt cho thấy, trong cao hổ cốt có các chất như: Calcium phosphate, calcium carbonate, collagen, magnesium, phosphat, gelatin, protein, calci, phospho, các chất keo. Các thành phần trên không quá khác biệt so với các loại cao xương khác. Còn tác dụng của loại cao này cũng có rất ít các công trình nghiên cứu khoa học nhắc tới

 

Cao hổ cốt được dùng nhiều trong y học cổ truyền cho các bệnh xương khớp

Cao hổ cốt được dùng nhiều trong y học cổ truyền cho các bệnh xương khớp

 

Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?

  Để trả lời được câu hỏi này, ta cần đánh giá trên hai phương diện: Dùng cao hổ cốt có tác dụng điều trị hay cải thiện bệnh gút không và khi dùng, loại cao này có an toàn cho người bệnh gút hay không?

Cao hổ cốt có tác dụng trên bệnh gút hay không?

   Một sản phẩm hay chế phẩm muốn có hiệu quả trên bệnh gút phải có tác dụng hạ acid uric trong máu hoặc chống viêm giảm đau hoặc cả hai. Cho đến hiện tại, chưa có tài liệu chính thống nào ghi chép về việc dùng cao hổ cốt có tác dụng trong điều trị bệnh gút, trên cả phương diện hạ acid uric hay giảm đau trong cơn gút cấp.

  Như đã trình bày ở trên, trong các tài liệu y học cổ truyền, cao hổ cốt cũng không được nhắc đến trong việc trị chứng thống phong (gút). Đến nay, tác dụng của loại cao này trên bệnh gút mới chỉ được truyền miệng dựa trên quan điểm “ăn gì bổ nấy” và hiểu nhầm bệnh gút giống với các bệnh xương khớp khác.

Cao hổ cốt có an toàn cho người bệnh gút không?

  Tương tự như tính hiệu quả thì độ an toàn của cao hổ cốt cho người bệnh gút cũng chưa được nhắc đến. Chúng ta cũng không có cơ sở kết luận rằng liệu cao hổ cốt có làm tăng acid uric trong máu hay không, có làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp hay không.

 

Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?

Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?

 

Người bệnh gút có nên dùng cao hổ cốt hay không?

   Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần đánh giá một cách toàn diện trên các phương diện:

- Tính hiệu quả và an toàn: Như đã trình bày ở trên, cao hổ cốt chưa được chứng minh có hiệu quả và đủ an toàn cho người bệnh gút.

- Trên phương diện pháp luật và tính nhân văn: Hổ là loài động vật được đưa vào sách đỏ, việc nấu, buôn bán cao hổ cốt là vi phạm pháp luật.

- Giá thành cao: Vì tính quý hiếm và tác dụng được phóng đại nên giá thành của cao hổ cốt vượt qua khả năng chi trả của đa số người bệnh.

- Tính thật giả: Hổ là loài động vật quý hiếm, cao hổ cốt càng hiếm hơn. Với giá thành cao, không ít đối tượng sẽ làm giả để trục lợi. Đồng thời, để tăng cường tác dụng giảm đau, nhiều kẻ sẽ trộn thuốc tây vào trong các cao giả đó.

 

 Nhiều người bán trộn thêm thuốc tây giảm đau để tăng tác dụng của cao hổ cốt

Nhiều người bán trộn thêm thuốc tây giảm đau để tăng tác dụng của cao hổ cốt

 

   Vì những lý do trên, chúng tôi khuyên bạn không nên dùng cao hổ cốt để trị bệnh gút, tránh tình trạng tiền mất tật mang. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh gút của mình hiệu quả khi tuân thủ các phương pháp sau đây.

 

Cần làm gì để cải thiện bệnh gút tốt nhất?

Để cải thiện bệnh gút hiệu quả nhất, bạn cần:

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

   Chế độ ăn uống sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bệnh gút có cải thiện tốt hay không. Bạn cần nắm được và thực hiện những lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt sau:

- Cần kiêng tuyệt đối rượu, bia và các thực phẩm giàu nhân purin như hải sản, thịt chó, các loại thịt có màu đỏ như (thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật như: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận,… các loại trứng vịt lộn, trứng gà lộn… Chúng làm tăng acid uric trong máu, gây khởi phát cơn gút cấp. Hạn chế tối đa một số loại rau (măng, nấm, giá đỗ), cá và các loại thủy sản như: Lươn, cua, ốc, ếch...  các loại đậu hạt (đậu hà lan, đậu đỏ, đậu xanh…). Hạn chế những thực phẩm giàu đạm khác như: Đạm động vật nói chung như: thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…

 

Người bệnh cần kiêng đồ ăn giàu nhân purin

Người bệnh cần kiêng đồ ăn giàu nhân purin

 

- Giảm cân nếu béo phì. Đưa chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) nhỏ hơn 25.

- Tập các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh tập các môn thể thao vận động và va chạm mạnh. Khi có cơn gút cấp, cần để khớp được nghỉ ngơi tối đa.

 

Người bệnh nên tăng cường vận động thể lực khi không có cơn gút cấp

Người bệnh nên tăng cường vận động thể lực khi không có cơn gút cấp
 

Có phương pháp hạ acid uric hiệu quả

Để hạ acid uric trong máu, chúng ta cần tác động theo ba cơ chế:

- Ngăn tạo acid uric trong máu bằng cách ức chế enzym Xanthin oxidase (XO). Đây là enzym xúc tác cho quá trình cuối tạo thành acid uric. Các thuốc điển hình giúp hạ acid uric theo cơ chế này đó là allopurinol và febuxostat.

- Trung hòa acid uric máu.

- Lợi tiểu, tăng thải acid uric trong máu qua đường thận.

  Khi kết hợp được cả ba cơ chế trên, nồng độ acid uric trong máu sẽ nhanh chóng được đưa về ngưỡng an toàn. Từ đó giúp làm giảm tần suất và mức độ cơn đau đồng thời ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm trên thận và khớp.

  Các thuốc tây khi dùng đều gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là các tác dụng phụ trên gan, thận, tiêu hóa, chuyển hóa. Chính vì vậy, chúng đều chỉ nên được dùng sau khi được bác sĩ kê đơn.

 

Các thuốc tây luôn có nhiều tác dụng không mong muốn

Các thuốc tây luôn có nhiều tác dụng không mong muốn

 

   Một sản phẩm có tác dụng hạ acid uric trong máu hiệu quả mà an toàn đó là sản phẩm BoniGut của Canada và Mỹ với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên.

 

BoniGut - Giúp đưa acid uric trong máu về ngưỡng an toàn nhờ các thảo dược tự nhiên

   BoniGut được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, có thành phần gồm hơn 10 loại thảo dược tự nhiên đều đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc cải thiện bệnh gút. Đó là:

- Anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: Các thảo dược này đều đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế enzym xanthin oxidase. Như với anh đào đen, một nghiên cứu được thực hiện bởi đại học y khoa Boston (Mỹ) thực hiện trên 634 bệnh nhân gút vào năm 2008 cho thấy: Sau 4 tuần sử dụng bột anh đào đen thì tỷ lệ tái phát cơn gút cấp đã giảm được tới 60%. Về chỉ số acid uric thì 100% bệnh nhân hạ được acid uric trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường. Hạt cần tây còn có thêm tác dụng trung hòa và tăng đào thải acid uric trong máu qua đường thận.

 

Quả anh đào đen

Quả anh đào đen

 

- Bách xù, trạch tả, hạt mã đề, ngưu bàng tử: Đây là những thảo dược tiêu biểu nhất với tác dụng giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra ngoài theo đường nước tiểu.

- Gừng, kim sa, bạc hà, húng tây, tầm ma: Các thảo dược này đều đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc ức chế các chất trung gian gây viêm theo nhiều cơ chế khác nhau. Khi kết hợp các thảo dược này, tác dụng chống viêm giảm đau càng mạnh hơn.

 

Các thành phần giúp hạ acid uric và chống viêm, giảm đau trong BoniGut

Các thành phần giúp hạ acid uric và chống viêm, giảm đau trong BoniGut

 

   Với các thành phần trên, BoniGut giúp bạn đạt được mục tiêu lớn trong hỗ trợ điều trị bệnh gút. Đó là đưa acid uric về an toàn, làm giãn và giảm dần mức độ cơn đau, dần dần không còn cơn đau gút cấp nữa.

 

BoniGut đến từ hai nền y học hiện đại hàng đầu thế giới

   BoniGut là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals có trụ sở chính tại Canada với hai nhà máy, một nhà máy đặt tại Mỹ và một nhà máy được đặt tại Canada.

  Tại hai nhà máy này, BoniGut được sản xuất bởi công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước siêu nano (<70nm), đồng nhất và ổn định. Nhờ đó, cơ thể sẽ được hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất.

 

Hàng ngàn người đã chiến thắng bệnh gút một cách dễ dàng nhờ BoniGut

Với cơ chế tác dụng toàn diện, BoniGut đã giúp hàng ngàn bệnh nhân chiến thắng bệnh gút một cách dễ dàng.

Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Uyển (52 tuổi, ở thôn Tạ Thượng, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, điện thoại: 0389.356.868)

 

 Anh Nguyễn Văn Uyển, 52 tuổi

Anh Nguyễn Văn Uyển, 52 tuổi

 

“Anh biết mình bị gút từ năm 2005 với tình trạng chân bị sưng đỏ và đau, acid uric trong máu lên tới 572µmol/l. Tháng nào anh cũng đau ít nhất 1 lần, uống thuốc tây thì cũng đỡ nhưng phải sau một tuần thì cơn đau mới hết hẳn. Có một thời gian anh chuyển sang dùng thuốc nam nhưng về sau hạt tophi cứ to lên khiến anh rất hoang mang”.

“Anh dùng BoniGut với liều 4 viên/ngày, sau 3 tháng thì cơn đau giảm hẳn, hạt tophi ở chân ngày càng bé đi rồi cũng hết. Còn acid uric thì đã giảm về an toàn, chưa bao giờ quá 400µmol/l. Đến năm 2008, anh đo lại chỉ số acid uric chỉ còn 351 µmol/l, việc ăn uống cũng đã bớt phải kiêng khem đi nhiều”.

 

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi (hiện đang công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, điện thoại: 0395.960.710)

 

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi

 

“Anh bị gút từ 2013, cứ 3,4 hôm lại đau 1 trận, còn chỉ số acid uric của anh lên đến 780 µmol/L. Dùng thuốc tây chỉ số acid uric của anh luôn trong khoảng 600µmol/L. Mỗi lần đau anh đều không đi được, chân cứ sưng húp và nhiều lần anh đã phải nhập viện”.

“Đến cuối 2015 anh bắt đầu dùng BoniGut với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần. Chỉ sau 3 lọ anh đã không đau dữ dội như trước nữa, cơn đau cũng thưa dần.Chỉ số acid uric cũng luôn được giữ trong ngưỡng an toàn, chỉ  khoảng 400µmol/L thôi”.

 

Bác Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi ở Phòng khám đa khoa khu vực Cảm Ân, thôn Ngòi Cát, xã Cảm Ân, tỉnh Yên Bái, số điện thoại: 097.992.1009

 

Bác Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi

Bác Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi

 

“Bác bị gút từ năm 2012, chỉ số acid uric là 580µmol/l cùng với những cơn đau gút cấp liên tục. Cơn đau khiến bác không đi làm được đồng thời phải tiêm colchicin và corticoid để giảm đau. Cuối năm 2016, dù đã ăn uống rất kiêng khem, cũng dùng nhiều loại thuốc lá mà chỉ số acid uric của bác vẫn là 560 µmol/l.”

“Sau 1 tháng uống đều BoniGut với liều 4 viên/ngày, những cơn đau không thấy xuất hiện nữa. Hàng ngày bác dùng đều BoniGut, dần dần acid uric trong máu cũng về an toàn, chỉ còn 388µmol/l khiến bác rất vui”.

   Bài viết trên đây là câu trả lời chính xác và đầy đủ cho câu hỏi “Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?” đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Khi có BoniGut đồng hành, acid uric sẽ được đưa về ngưỡng an toàn, những cơn đau của bạn cũng sẽ dần biến mất. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ giải đáp.

 

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Kết thúc 4 năm đau đớn vì bệnh gút

chú Nguyễn Văn Kha, 52 tuổi, ở thôn Phú Khê, xã Thọ Vinh, huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, đt 0973.241.917

Có phải người bệnh gút cần kiêng đi đám tang không?

Có phải người bệnh gút cần kiêng đi đám tang không?

Hạt tophi bị vỡ- Xử lý bằng cách nào hiệu quả nhất?

Xử lý hạt tophi bị vỡ bằng cách nào để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng đó? Liệu có giải pháp nào giúp co nhỏ hạt tophi lại không?

Hà Nội: Bí quyết sống khỏe mạnh khi bị bệnh gút của người cựu chiến binh 75 tuổi

Bác Hoàng Xuân Quyền, 75 tuổi, trú tại đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi