Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 nguy hiểm đến mức nào?

Cập nhập: Thứ bảy, 10/09/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Một khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4, bạn cần biết được rằng tình trạng của mình đã chuyển sang giai đoạn cuối và trở nên rất nguy hiểm. Nhưng bạn đã hình dung được nó đáng sợ đến mức nào chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 nguy hiểm đến mức nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 nguy hiểm đến mức nào?

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì và các giai đoạn của bệnh

   Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn, ứ khí trong phổi do khí phế thũng (giãn phế nang) và/hoặc viêm phế quản mãn tính.

   Các triệu chứng thường gặp khi bị phổi tắc nghẽn mạn tính là khó thở, ho và khạc đờm nặng dần theo thời gian. Tùy thuộc vào việc người bệnh bị viêm phế quản mạn chiếm ưu thế hay khí phế thũng chiếm ưu thế mà triệu chứng ho khạc đờm hay khó thở xuất hiện trước hoặc sau, mức độ nặng hay nhẹ hơn. Bệnh được chia làm 4 giai đoạn như sau:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 1 (giai đoạn nhẹ)

   Ở giai đoạn 1, người bệnh mất rất nhiều năm để phát hiện bệnh COPD vì nó không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu cơ bản nhưng dễ khiến nhiều người chủ quan là các cơn ho kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi hoặc khó thở khi người bệnh gắng sức.

   Ở giai đoạn này, thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây so với lý thuyết (FEV1%) lớn hơn 80%.

 

Người bệnh dễ bị mệt khi tập luyện hoặc hoạt động gắng sức

Người bệnh dễ bị mệt khi tập luyện hoặc hoạt động gắng sức

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 2 (giai đoạn trung bình)

   Ở giai đoạn 2, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Các triệu chứng gồm: ho có đờm mạn tính, thường nặng hơn vào buổi sáng, mệt mỏi, khó thở, thở khò khè, khó ngủ và giảm trí nhớ. Khi thực hiện đo chức năng hô hấp, chỉ số FEV1% chỉ đạt từ 50% đến 79%.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 (giai đoạn nặng)

   Khi đo chức năng hô hấp, chỉ số FEV1% của người bệnh ở giai đoạn này chỉ đạt 30-50%. Lúc này, người bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như thường xuyên ho, dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hay nhức đầu vào buổi sáng, dễ bị mệt và khó thở, nhịp thở nhanh và giảm mức độ tỉnh táo.

 

Ở giai đoạn 3, việc đi lại hoặc leo cầu thang trở nên khó khăn với người bệnh

Ở giai đoạn 3, việc đi lại hoặc leo cầu thang trở nên khó khăn với người bệnh

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

   Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chỉ số FEV1% chỉ còn dưới 30%. Lúc này, những tổn thương ở phổi sẽ không thể phục hồi, phổi không còn khả năng cung cấp oxy đầy đủ cho cơ thể và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, động mạch phổi…

   Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, ho và có đờm nhiều, sụt cân, nhức đầu,... các sinh hoạt hàng ngày bị hạn chế. Đồng thời, số lần nhập viện cấp cứu vì các đợt cấp cũng tăng lên nhanh chóng.

 

Ở giai đoạn 4, người bệnh thường xuyên phải nhập viện vì đợt cấp COPD hơn

Ở giai đoạn 4, người bệnh thường xuyên phải nhập viện vì đợt cấp COPD hơn

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 nguy hiểm đến mức nào?

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 cực kỳ nguy hiểm bởi các nguyên nhân sau đây:

Các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

   Khi phổi tắc nghẽn mạn tính đã chuyển sang giai đoạn 4, người bệnh sẽ bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Những sinh hoạt cơ bản hàng ngày như đi lại, lên xuống cầu thang, mặc quần áo, tắm giặt cũng không tự thực hiện được. Thậm chí, người bệnh cần thở oxy ngay cả khi nằm nghỉ. Điều đó khiến chất lượng cuộc sống của họ bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm

Sự giảm thông khí và những biến đổi không hồi phục trong phổi ở bệnh nhân COPD không chỉ gây ra các triệu chứng khó thở, ho khạc đờm mà còn khiến người bệnh đối mặt với rất nhiều biến chứng tại phổi và ngoài phổi.

- Suy hô hấp cấp: Khi gặp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh dễ bị suy hô hấp cấp, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 dễ gặp biến chứng suy hô hấp cấp

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 dễ gặp biến chứng suy hô hấp cấp

 

- Tăng áp lực động mạch phổi: Phế nang giãn sẽ chèn ép lên mao mạch phổi làm tăng áp lực động mạch phổi. Biến chứng này tác động ngược lại, khiến bệnh COPD trầm trọng hơn, đồng thời dẫn đến biến chứng suy tim phải.

- Suy tim phải: Tăng áp lực động mạch và tình trạng thiếu oxy khiến người bệnh gặp thêm bệnh suy tim phải. Biến chứng này khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng hơn, tiên lượng xấu hơn, điều trị khó khăn hơn và làm thời gian sống của bệnh nhân bị rút ngắn.

- Tràn khí màng phổi: Khí tích tụ trong phế nang khiến chúng bị căng giãn và dễ dàng bị vỡ vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi. Biến chứng này gây xẹp phổi, suy hô hấp nặng và có thể tử vong nếu không kịp thời cấp cứu.

- Loạn nhịp tim: Khiến bệnh nhân khó thở hơn trong đợt cấp, gây nguy cơ tắc mạch máu não do hình thành huyết khối tâm nhĩ trái.

- Đa hồng cầu: Biến chứng này làm tăng nguy cơ tắc mạch và huyết khối, làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở bệnh nhân.

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 dễ gặp biến chứng đa hồng cầu

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 dễ gặp biến chứng đa hồng cầu

 

- Tổn thương thần kinh: Tình trạng thiếu oxy lâu ngày khiến thần kinh bị tổn thương. Người bệnh thường bị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mất tập trung, giảm trí nhớ, mất khả năng làm việc trí óc.

   Các biến chứng kể trên đều rất nguy hiểm và có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào.

Các đợt cấp tính xuất hiện nhiều với mức độ nguy hiểm rất cao

   Xen kẽ với những giai đoạn ổn định thì người bệnh sẽ gặp những đợt cấp với triệu chứng đột nhiên trở nên trầm trọng hơn như: cơn ho dữ dội, tăng lên đột ngột, mỗi đợt ho kéo dài hơn, nặng hơn, số lượng đờm tăng, màu sắc của đờm cũng thay đổi. Tình trạng khó thở đột ngột trở nên nghiêm trọng hơn, kèm theo triệu chứng sốt, ý thức bị rối loạn, tiểu ít, môi và móng đổi màu, không nói được.

   Điều đáng nói là khi phổi tắc nghẽn mạn tính đã chuyển sang giai đoạn 4, người bệnh dễ gặp đợt cấp tính hơn, mức độ mỗi lần bị đợt cấp cũng nặng nề hơn. Khi đó, nguy cơ tử vong của người bệnh là rất cao do suy hô hấp nặng. Dù có vượt qua đợt cấp đó, chức năng phổi cũng sẽ suy giảm nhanh hơn, thời gian sống còn lại của người bệnh sẽ bị rút ngắn.

 

Tỷ lệ nhập viện vì đợt cấp COPD tăng lên khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4

Tỷ lệ nhập viện vì đợt cấp COPD tăng lên khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4

 

   Như vậy, khi bị phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 nghĩa là bạn đang tiến gần hơn đến cái chết. Theo thống kê, hơn 50% người có FEV1% dưới 30% sẽ không sống quá 4 năm sau khi phát hiện bệnh. Tỷ lệ tử vong trên người bệnh COPD giai đoạn 4 được đưa vào phòng hồi sức cấp cứu rơi vào khoảng 24% và tỷ lệ này có thể tăng gấp đôi nếu người bệnh trên 65 tuổi. 

 

Cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4

   Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý không thể điều trị khỏi hẳn, và không thể đưa người bệnh từ giai đoạn 4 trở về giai đoạn nhẹ hơn. Lúc này, phương pháp duy nhất đó là tập chung sống hòa bình, làm chậm quá trình tiến triển bệnh, kéo dài thời gian sống còn lại bằng cách:

- Bỏ thuốc lá, thuốc lào nếu đang hút, tránh xa khói thuốc.

- Sử dụng thuốc uống, thuốc hít theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần chú ý luôn mang theo thuốc bên người.

- Luyện các bài tập thở như thở chúm môi, tập thở cơ hoành để cải thiện khả năng hô hấp, giúp việc hít thở dễ dàng hơn, giảm nhẹ gánh nặng cho phổi.

- Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt: bệnh nhân COPD có thể tập một số bài tập thể dục như hít thở, vận động nhẹ nhàng, yoga nhằm cải thiện quá trình hô hấp cho người bệnh. Với chế độ dinh dưỡng, người bệnh COPD nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

- Giữ ấm cơ thể, không nên sống hoặc du lịch ở vùng cao, không để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh tiếp xúc với môi trường thời tiết lạnh hoặc ô nhiễm gia tăng.

- Tái khám thường xuyên: Hãy tới gặp bác sĩ thường xuyên để trao đổi về tình trạng bệnh của bạn, kiểm soát bệnh hợp lý.

 

Người bệnh nên tái khám thường xuyên để kiểm soát bệnh tốt hơn

Người bệnh nên tái khám thường xuyên để kiểm soát bệnh tốt hơn

 

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chuyển sang giai đoạn 4

   Bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là điều thật sự tồi tệ. Nhưng hãy cảm thấy may mắn nếu bệnh của mình vẫn đang ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình (giai đoạn 1,2), hoặc chí ít là vẫn ở giai đoạn 3 mà chưa chuyển sang giai đoạn 4. Lúc này, bạn cần có biện pháp hiệu quả nhằm cải thiện bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Để làm được điều đó, bạn cần:

Tuân thủ theo điều trị của bác sĩ

   Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp khắc phục triệu chứng, chưa tác động được đến nguyên nhân gây bệnh nên bạn cần kết hợp với những biện pháp dưới đây.

Bảo vệ phổi từ bên ngoài và giảm nhẹ gánh nặng cho phổi

   Bạn nên áp dụng các phương pháp trong phần “cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4” đã trình bày ở trên, đồng thời chú ý:

  • Đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm.
  • Dùng đồ bảo hộ theo quy định nếu bạn làm việc trong những môi trường ô nhiễm, độc hại.
  • Sử dụng máy lọc không khí tại nhà và nơi làm việc.
  • Trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà.
  • Có biện pháp giúp tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi bằng cách bổ sung sản phẩm chứa cúc tây và xuyên bối mẫu. Hai thảo dược này sẽ giúp tăng cường chức năng của các đại thực bào phế nang và phục hồi hệ thống lông mao, giúp bắt giữ, loại bỏ và đẩy các chất độc ra ngoài khi chúng mới tấn công phổi.

 

Người bệnh nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà

Người bệnh nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà

 

Giải độc phổi từ bên trong

   Phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất độc hại… vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Do đó, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua để bệnh được cải thiện tốt nhất.

   Để làm được điều đó, bạn nên sử dụng BoniDetox của Mỹ với liều 4 viên/ngày. Sản phẩm này giúp tác động toàn diện trên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giúp:

- Làm sạch, loại bỏ chất độc tích tụ trong phổi, bảo vệ phổi trước các chất độc nhờ cam thảo Italia, lá oliu và xuyên tâm liên.

- Phục hồi chức năng phổi bị tổn thương nhờ thành phần baicalin trong hoàng cầm.

- Tăng cường bảo vệ phổi nhờ tác dụng của cúc tây và xuyên bối mẫu.

- Giảm ho, đờm, khó thở nhờ tác dụng giảm ho, long đờm, giãn phế quản, chống viêm kháng khuẩn của các thành phần tỳ bà diệp, bồ công anh và lá bạch đàn.

- Tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa u bướu phổi nhờ thành phần fucoidan (chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản).

   Bạn chỉ cần dùng BoniDetox với liều 4-6 viên/ngày, sau 2-4 tuần, triệu chứng ho đờm sẽ giảm rõ rệt. Sau liệu trình 3-6 tháng, đường thở thông thoáng hơn, tình trạng khó thở thuyên giảm, phổi sẽ được giải độc, phục hồi chức năng và trở nên khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4.

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

    Mong rằng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 nguy hiểm đến mức nào?”, đồng thời biết thêm sản phẩm BoniDetox giúp giải độc phổi, cải thiện hiệu quả căn bệnh này và giảm nguy cơ bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Công ty Botania cứu giúp cuộc đời đầy bi thương của bé trai bị u não

Đại dịch COVID 19 và cuộc đời đầy bi thương của bé trai bị u não

BoniDetox - Chia tay chuỗi ngày ho dai dẳng không rõ nguyên nhân

Bạn đang ho dai dẳng lâu ngày không khỏi? Bạn đi khám nhưng không phát hiện bệnh gì? Tình trạng này giống hàng triệu triệu người trên toàn thế giới - những người đang bị nhiễm độc phổi. BoniDetox chính là cứu cánh, giúp bạn giải độc phổi, từ đó chấm dứt chuỗi ngày ho kéo dài không khỏi. 

Triệu chứng lao phổi tái phát và cách phòng ngừa

Triệu chứng lao phổi tái phát và cách phòng ngừa

Những tác hại của yếu sinh lý mà nam giới cần phải biết

Những tác hại của yếu sinh lý gây ra là gì? Đâu là dấu hiệu nhận biết tình trạng này và giải pháp nào giúp khắc phục hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Ho có đờm màu nâu là bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện?

Nếu bạn đang ho khạc đờm màu nâu, đừng chủ quan vì đó là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Vậy, cụ thể đó là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Mời bạn  đọc và tìm hiểu thêm.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không?

Với triệu chứng như ho, đờm đặc thường xuyên và kéo dài liên tục khiến người bệnh lo lắng rằng không biết bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không khi họ thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người và có biện pháp gì giúp khắc phục tình trạng bệnh lây lan hay không?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi