Corticoid có tác dụng gì và được sử dụng cho những bệnh hô hấp nào?

Cập nhập: Thứ ba, 20/12/2022

 

    Corticoid là loại thuốc có nhiều công dụng nhưng cũng không ít tác dụng phụ, khiến nó được gán một biệt danh là “con dao hai lưỡi”. Nhóm thuốc này khá thông dụng, được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các bệnh đường hô hấp. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề: “Corticoid có tác dụng gì và được sử dụng cho những bệnh hô hấp nào?” nhé!

 

Corticoid có tác dụng gì và được sử dụng cho những bệnh hô hấp nào?

Corticoid có tác dụng gì và được sử dụng cho những bệnh hô hấp nào?

 

Corticoid có tác dụng gì ?

    Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc có cấu trúc tương tự như hormon cortisol tuyến thượng thận. Nó có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Corticoid có cơ chế tác dụng gồm:

- Làm tăng tác dụng của hệ beta-adrenergic, từ đó giảm phóng thích các chất trung gian gây dị ứng và co thắt cơ trơn.

- Tác động lên các tế bào trung gian đáp ứng miễn dịch, ức chế dòng tế bào đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô gây khởi phát phản ứng viêm; ngăn chặn sự di chuyển và tích tụ của bạch cầu trung tính tại các vị trí viêm, ổn định lysosome, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm.

- Ức chế tác dụng và sự phóng thích của các chất trung gian gây viêm, ức chế giải phóng histamin, serotonin trong phản ứng dị ứng.

  Tùy thuộc vào thời gian và hoạt lực tác dụng, các loại corticoid được chia vào 3 nhóm:

- Nhóm 1 bao gồm các Cortisol, Hydrocortisone và Prednisone, có thời gian tác dụng ngắn, tác dụng chống viêm, chống dị ứng, giảm phù nề thấp, liều dùng cao.

- Nhóm 2 bao gồm Prednisone và Methylprednisolone có thời gian tác dụng trung bình, hoạt lực chống viêm vừa, ít gây giữ muối, nước, ít gây nhược cơ, yếu cơ.

- Nhóm 3 bao gồm Betamethasone, Dexamethasone, Triamcinolon,… hiệu lực chống viêm cao, không giữ nước, liều dùng thấp.

 

Các thuốc corticoid có thời gian và hoạt lực tác dụng khác nhau

Các thuốc corticoid có thời gian và hoạt lực tác dụng khác nhau

 

   Nhờ có tác dụng giảm triệu chứng nhanh và hiệu quả, corticoid được sử dụng trong nhiều bệnh lý khác nhau như: Gút, viêm khớp, bệnh ngoài da, bệnh tự miễn, bệnh mãn tính đường hô hấp,... Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng điều trị, người dùng corticoid cũng có thể gặp phải một số phản ứng phụ như: Ức chế sự phát triển xương và sụn gây loãng xương, suy vỏ thượng thận, rối loạn phân bố mỡ, loét dạ dày - tá tràng, tăng đường huyết, rối loạn điện giải, mất ngủ, trầm cảm, teo da, tăng nhãn áp,...

   Do đó, tùy theo từng trường hợp, corticoid sẽ được chỉ định theo các dạng khác nhau như: Đường uống, tiêm, bôi ngoài da, nhỏ mắt, hoặc phun hít. Trong đó, với các bệnh đường hô hấp mãn tính, corticoid thường được sử dụng với đường phun hít, để hạn chế tác dụng phụ.

 

Corticoid được sử dụng cho những bệnh hô hấp nào?

    Với khả năng chống viêm, chống dị ứng, giảm co thắt cơ trơn hiệu quả, corticoid thường được sử dụng trong các bệnh mãn tính đường hô hấp như:

Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

   Phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính tại đường hô hấp, gây phù nề, tăng tiết đờm, khiến người bệnh hít thở vô cùng khó khăn. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc lá, làm việc trong môi trường nhiều khí thải, hóa chất độc hại,...

   Corticoid được chỉ định khi bệnh nhân COPD giai đoạn nặng (FEV1 < 50%), có đợt cấp lặp đi lặp lại (3 đợt trong 3 năm gần đây). FEV1 là thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên, chỉ số được dùng để đánh giá mức độ nặng của COPD.

 

Những tổn thương tại đường hô hấp trong bệnh lý COPD

Những tổn thương tại đường hô hấp trong bệnh lý COPD

 

Hen phế quản (hen suyễn)

  Hen phế quản có nhiều triệu chứng khá tương đồng với phổi tắc nghẽn mãn tính. Điểm khác biệt là phế quản của người bệnh trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, thực phẩm,... hay khi căng thẳng, stress, vận động gắng sức. Phế quản sẽ co thắt mạnh khiến người bệnh thấy khó thở nặng, thở khò khè, có tiếng rít, nặng ngực và ho, khạc đờm nhiều hơn. Lúc này, người bệnh cần được dùng thuốc cắt cơn hen để làm giảm nhanh các cơn co thắt và phục hồi khả năng hô hấp. 

Viêm phế quản mãn tính

   Viêm phế quản mãn tính là căn bệnh gây ra do nhiễm vi khuẩn, virus gây viêm cấp tính, nhưng không được điều trị triệt để, tái phát nhiều lần. Ngoài ra, khói thuốc lá, ô nhiễm, hóa chất,... cũng góp phần gây nên bệnh lý này. Một người được chẩn đoán mắc viêm phế quản mãn tính khi bị ho có đờm kéo dài ít nhất 3 tháng và trong 2 năm liên tiếp.

 

Viêm phế quản mãn tính gây ho đờm

Viêm phế quản mãn tính gây ho đờm

 

    Trong các bệnh hô hấp mãn tính kể trên, corticoid thường được kết hợp với các loại thuốc khác như thuốc giãn phế quản, kháng sinh (khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn). Mục đích chính là làm giảm các triệu chứng, đồng thời điều trị và ngăn ngừa các đợt cấp tái phát.

    Thông thường, người bệnh được chỉ định corticoid dạng khí dung và thuốc giãn phế quản trong cùng một chế phẩm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định dùng corticoid theo đường uống. 

 

Người bệnh cần làm gì để kiểm soát các bệnh đường hô hấp mãn tính?

   Có thể thấy, việc sử dụng thuốc là bắt buộc với người bệnh đường hô hấp mãn tính. Tuy nhiên, như đã nhắc đến, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc như corticoid sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

    Do đó, người bệnh nên thực hiện thêm các biện pháp khác nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh, phục hồi chức năng hô hấp, từ đó giảm bớt việc sử dụng corticoid. Những biện pháp này có thể kể đến như:

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

   Trước tiên, người bệnh nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu protein, các loại cá giàu chất béo omega-3. Đồng thời, người bệnh nên ăn nhiều loại rau củ, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,...

   Nếu mắc hen phế quản, bạn không nên sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Động vật có vỏ (tôm, cua, sò,...), đậu phộng, đồ ăn chứa chất bảo quản,...

Hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm

   Ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến triệu chứng bệnh đường hô hấp mãn tính nặng lên và các đợt cấp tái phát thường xuyên hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm bằng cách:

- Bỏ hút thuốc lá và không đến những nơi có nhiều khói thuốc.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến nơi ô nhiễm.

- Thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động.

- Vệ sinh mũi, họng thường xuyên với nước muối sinh lý.

- Không sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa.

- Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có trong nhà.

 

Người bệnh cần bỏ thuốc lá và hạn chế đến những nơi nhiều khói thuốc

Người bệnh cần bỏ thuốc lá và hạn chế đến những nơi nhiều khói thuốc

 

Tập thể dục đều đặn

  Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe đường hô hấp. Việc tập luyện cần tuân thủ trên nguyên tắc là tăng từ từ mức độ và phù hợp với thể trạng, tránh vận động gắng sức. Khi vận động, người bệnh có thể kết hợp thêm các bài tập hít thở như: Thở cơ hoành, thở chúm môi,... để tăng cường chức năng hô hấp.

Tắm nắng thường xuyên hơn

   Ánh sáng mặt trời có tia hồng ngoại giúp ức chế co thắt phế quản, giúp người bệnh dễ thở hơn, đồng thời giúp giảm tình trạng viêm và xơ hóa phổi ở người bệnh COPD. Ngoài ra, ánh sáng mặt trời sẽ kích thích cơ thể tổng hợp melatonin, giúp chống oxy hóa và giảm ho.

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc

    Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để bảo vệ sức khỏe. Bởi việc căng thẳng, stress, mất ngủ và lo lắng về bệnh tật thường xuyên sẽ khiến bạn mệt mỏi, chán nản hơn, đặc biệt là có thế kích thích khởi phát các cơn hen cấp tính.

 

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc

 

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột

    Lợi khuẩn đường ruột không chỉ giúp chúng ta tiêu hóa dễ dàng hơn, mà còn giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường miễn dịch. Lợi khuẩn sản xuất ra đến 90% lượng serotonin trong cơ thể, đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm căng thẳng, stress và cải thiện tâm trạng. Một số loại lợi khuẩn cũng được chứng minh là có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy sản xuất các cytokine, tăng lượng kháng thể, giảm các triệu chứng bệnh hô hấp khó chịu.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

   Hiện nay, sử dụng các thảo dược tự nhiên đang là cách được nhiều người lựa chọn nhằm kiểm soát hiệu quả các bệnh hô hấp mãn tính. Trong đó, BoniDetox của Mỹ chính là sản phẩm nhận được sự tin tưởng của đông đảo người bệnh hen phế quản, COPD, viêm phế quản mãn tính,...

 

BoniDetox - Giải pháp giúp kiểm soát toàn diện bệnh đường hô hấp mãn tính

  BoniDetox được tạo thành từ 10 loại thảo dược tự nhiên với các công dụng đặc biệt như:

- Giúp chống oxy hóa, giải độc phổi, giảm viêm, chống oxy hóa và làm sạch, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi nhờ có xuyên tâm liên, cam thảo Italia, lá Ô liu.

- Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do ô nhiễm, hóa chất, bệnh lý, vi khuẩn, virus,... nhờ có Baicalin chiết xuất hoàng cầm.

- Giúp bảo vệ phổi hiệu quả trước các tác nhân gây độc mới nhờ cúc tây và xuyên bối mẫu.

- Giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào lạ với Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản

- Giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, giãn phế quản, giúp người bệnh hít thở dễ dàng, thông thoáng hơn nhờ có tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh.

 

Thành phần và công dụng của BoniDetox

Thành phần và công dụng của BoniDetox

 

   BoniDetox còn được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước dưới <70nm. Từ đó, sản phẩm sẽ được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, tăng độ ổn định, kéo dài thời gian sử dụng và tăng khả năng hấp thu lên tới 100%.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả để trả lời được câu hỏi: “Corticoid có dụng gì và được sử dụng cho những bệnh hô hấp nào”. BoniDetox là sản phẩm ưu việt giúp giảm triệu chứng và kiểm soát các bệnh lý mãn tính đường hô hấp một cách toàn diện. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Làm cách nào để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường?

Làm cách nào để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết ngay sau đây nhé!

Tại sao nằm mãi không ngủ được? Biện pháp tối ưu giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ

Biện pháp giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu ngon là gì? Các chuyên gia của Sức Khỏe Trong Tầm Tay sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây

Đau lòng trước lời cầu khẩn của cô con gái khi mẹ nguy kịch, công ty Botania tương trợ

Đau lòng trước lời cầu khẩn của cô con gái khi mẹ nguy kịch, công ty Botania tương trợ

BoniMen của Canada có tốt không? Đã ai dùng chưa và hiệu quả như thế nào?

BoniMen của Canada có tốt không? Đã ai dùng chưa và hiệu quả như thế nào?

BoniDetox - Đột phá mới giúp tôi chiến thắng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Thầy giáo Nghiêm Xuân Tẩy (73 tuổi ở số nhà 359 Tràng Bạch, Hoàng Quế, Đông Triều, Quảng Ninh; điện thoại: 0904.558.422)
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi