Đến nay, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD vẫn là một bệnh lý chưa có cách nào chữa khỏi được. Mục tiêu điều trị chủ yếu là giúp giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân COPD.
Vậy, tiêu chuẩn chẩn đoán COPD là gì? Cách kiểm soát bệnh ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!
Tiêu chuẩn chẩn đoán COPD là gì?
COPD và những nỗi “khổ sở” mà người bệnh phải gánh chịu!
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là bệnh lý đường hô hấp, đặc trưng bởi sự hạn chế thông khí ở phổi do tình trạng viêm và hẹp ống dẫn khí. Người bệnh thường có các triệu chứng khó thở, ho khạc đờm, mệt mỏi diễn biến âm thầm, kéo dài dai dẳng và nặng dần theo thời gian.
Xen giữa giai đoạn ổn định, bệnh nhân có thể gặp các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với tình trạng ho, đờm, khó thở dữ dội hơn, tăng nguy cơ suy hô hấp nếu không được xử lý kịp thời.
Chưa nói đến sự nguy hiểm của các đợt cấp, chỉ riêng tình trạng ho, đờm kéo dài, dai dẳng cả ngày lẫn đêm đã khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Thêm nữa, triệu chứng khó thở, thở hụt hơi, khò khè khiến người bệnh thiếu oxy, dễ mệt, hạn chế các hoạt động thường ngày, chất lượng cuộc sống sụt giảm nghiêm trọng.
Bệnh COPD ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống người bệnh
Theo thời gian, mức độ bệnh càng tiến triển nặng, đợt cấp xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim phải, tràn khí màng phổi…
Do đó, việc chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất quan trọng. Vậy tiêu chuẩn chẩn đoán COPD là gì?
Tiêu chuẩn chẩn đoán COPD là gì?
Để chẩn đoán chính xác COPD, bác sĩ sẽ dựa vào khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng:
Về bệnh sử
- COPD hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi.
- Tiền sử: Có hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động) không? Môi trường sống có ô nhiễm không? Nghề nghiệp có tiếp xúc với khói bếp than, bếp củi, bếp rơm rạ, hơi khí độc hóa chất, bụi công nghiệp hay không? Có hay bị nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn không?
Người có tiền sử hút thuốc lá dễ bị COPD
- Tính chất ho, khạc đờm kéo dài: Ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp trở lên, ho khan hoặc ho có đờm, thường ho khạc đờm vào buổi sáng. Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm.
- Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, về sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Bệnh nhân “phải gắng sức để thở”, “thở nặng”, “cảm giác thiếu không khí” hoặc “thở hổn hển”, thở khò khè. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.
Khám lâm sàng
- Giai đoạn sớm: Phổi có thể vẫn bình thường. Nếu bệnh sử có dấu hiệu nghi ngờ, cần đo chức năng thông khí để chẩn đoán sớm COPD.
- Giai đoạn nặng hơn: Tiếng rì rào ở phế nang giảm. Các dấu hiệu khác có thể thấy bao gồm: Lồng ngực hình thùng, gõ vang trống, ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ.
Nếu phổi có tiếng ran rít, ran ngáy thì chứng tỏ bệnh đã sang giai đoạn nặng
- Giai đoạn muộn thường xuất hiện một số biểu hiện của suy hô hấp mạn tính: Tím môi, tím đầu chi; những biểu hiện của suy tim phải: Tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân, gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
Chẩn đoán xác định
Những bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ và có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ được làm các xét nghiệm sau:
Đo chức năng thông khí bằng máy đo phế dung kế
Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng COPD. Bác sĩ sẽ thực hiện nghiệm pháp giãn phế quản, dựa vào kết quả chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%; FEV1 không tăng hoặc tăng dưới 12% (<200ml) sau test phục hồi phế quản… để đánh giá mức độ tắc nghẽn.
Xquang phổi
Người bệnh COPD giai đoạn sớm hoặc không có giãn phế nang có thể cho hình ảnh Xquang phổi bình thường. Ở giai đoạn muộn và có hội chứng phế quản, Xquang phổi thường cho kết quả nghi ngờ COPD với hình ảnh trường phổi 2 bên quá sáng, cơ hoành hạ thấp hình bậc thang, khoang liên sườn giãn rộng, các bóng khí.
Xquang phổi giúp chẩn đoán COPD
Xquang phổi có thể loại trừ một số bệnh lý khác ở phổi có biểu hiện lâm sàng tương tự COPD như: U phổi, giãn phế quản, lao phổi, xơ phổi... Đồng thời, phương pháp này giúp phát hiện thêm một số các bệnh lý khác: Tràn dịch, tràn khí màng phổi, suy tim, bất thường khung xương lồng ngực, cột sống...
Chẩn đoán phân biệt
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán phân biệt COPD với các bệnh lý ở phổi khác như lao phổi, giãn phế quản, hen suyễn… Với mỗi bệnh lý, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm khác nhau.
Khi đã xác định được bệnh COPD, dựa vào mức độ bệnh và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp, thường là sử dụng thuốc tây y và thở máy nếu cần. Tuy nhiên, các thuốc tây chủ yếu điều trị triệu chứng, không giải quyết nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó, các triệu chứng ho, đờm, khó thở dễ tái phát lại. Vậy nguyên nhân gây bệnh COPD là gì?
Nguyên nhân gây bệnh COPD
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là do phổi bị tổn thương bởi khói thuốc lá, không khí ô nhiễm và hóa chất độc hại. Chúng tấn công gây phá hủy các tổ chức trong phổi, làm suy giảm khả năng tự phòng thủ của phổi, tạo sẹo và tăng tiết đờm nhầy.
Phổi bị nhiễm độc do ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây bệnh COPD
Có thể thấy, lá phổi của người bệnh COPD vốn đã rất yếu và dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây độc mới từ môi trường. Trong khi đó mỗi ngày, các tác nhân có hại từ môi trường ô nhiễm vẫn tiếp tục xâm nhập vào phổi thông qua việc hít thở.
Hậu quả là, chức năng phổi ngày càng suy giảm, phế nang (các túi khí trong phổi) bị tổn thương nhiều hơn, tình trạng viêm và hẹp đường thở cũng tồi tệ hơn. Và đặc biệt, nguy cơ mắc xuất hiện các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh COPD cần áp dụng thêm giải pháp giúp giải độc phổi. Khi lá phổi khỏe mạnh, các triệu chứng ho, đờm, khó thở sẽ giảm và đợt cấp cũng được phòng ngừa tái phát hiện quả.
Hiện nay, giải pháp giúp giải độc phổi toàn diện nhất trên thị trường là BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox - Bí quyết từ thiên nhiên giúp kiểm soát bệnh COPD
BoniDetox là sản phẩm được công ty Botania nhập khẩu từ Mỹ. Sản phẩm không chỉ giúp giảm triệu chứng, mà còn giải quyết nguyên nhân gây bệnh COPD, ngăn ngừa triệu chứng và đợt cấp tái phát.
Cụ thể, BoniDetox có Baicalin chiết xuất từ hoàng cầm có tác dụng giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, kết hợp thêm cam thảo Italia, lá oliu, xuyên tâm liên giúp giải độc phổi theo nhiều cơ chế đột phá, ngăn ngừa tích lũy chất độc và giảm xơ hóa phổi. Nhờ đó giúp giải quyết nguyên nhân gây bệnh COPD.
Tiếp theo, BoniDetox giúp bảo vệ phổi bằng cách kích hoạt lại hệ thống bảo vệ tự nhiên của phổi là lông chuyển và đại thực bào phế nang nhờ cúc tây và xuyên bối mẫu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây giúp tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, tăng cường miễn dịch cho phổi.
Công thức toàn diện của BoniDetox
Để giảm các triệu chứng ho đờm, khó thở, BoniDetox kết hợp tỳ bà diệp, lá bạch đàn và bồ công anh. Đây là nhóm thảo dược có tác dụng giúp kháng khuẩn, kháng viêm mạnh giúp giảm ho, tiêu đờm, thông thoáng đường thở, giảm khó thở. Khi các triệu chứng được khắc phục, người bệnh sẽ hạn chế được việc phải sử dụng thuốc tây y.
Thêm nữa, BoniDetox còn có Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Thành phần này giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi bằng cách tăng cường mạnh mẽ hoạt động của tế bào tiêu diện tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư). Khi phổi khỏe, người bệnh sẽ giảm được nguy cơ tái phát các triệu chứng, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Nhờ BoniDetox, hàng vạn người bệnh COPD đã sống vui khỏe trở lại
Từ khi được công ty Botania phân phối trên thị trường Việt Nam, BoniDetox đã giúp hàng vạn người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sống vui, sống khỏe, không còn phải lo lắng về căn bệnh này. Như trường hợp của:
Chú Lương Văn Thắng (63 tuổi, trú tại số 8, tổ 1, phố Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Chú Lương Văn Thắng chia sẻ sản phẩm BoniDetox
“Vì thói quen nghiện hút thuốc lá cộng thêm khói bụi vì công việc lái xe đường dài mà phổi của chú bị nhiễm độc. Ban đầu, chú bị ho kéo dài, đờm đặc, xanh lè, không khạc được. Về sau, sức khỏe chú yếu hẳn, đi bộ chút là mệt, khó thở. Đến năm 2014 – 2015, chú không thở được phải cấp cứu, bác sĩ kết luận chú bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và xám một bên phổi phải. Kể từ đó, chú phải nghỉ lái xe, tháng nào chú cũng phải tới bệnh viện khám, dùng thuốc uống, thuốc hít rồi chú phải mua cả máy thở nhưng bệnh tình cứ nặng thêm.
May thay có BoniDetox của Mỹ. Sau khi dùng được 1 tháng, chú đỡ ho, giảm đờm hẳn. Về sau, chú không còn cơn ho nào nữa, sạch đờm, thở nhẹ nhàng thông thoáng. Nhờ đó mà chú ít phải dùng thuốc xịt hơn. Trước ngày cứ phải xịt 4-5 nhát mới thở được, giờ thì 7-8 tháng nay chú không cần đụng đến thuốc xịt rồi. Người chú cũng khỏe trở lại, chạy bộ tập thể dục thoải mái, chú đi kiểm tra thì bác sĩ bảo phim phổi rất đẹp. Tất cả là nhờ BoniDetox đấy!”
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết tiêu chuẩn chẩn đoán COPD và cách kiểm soát bệnh đến từ BoniDetox của Mỹ. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- 4 Cách làm tan đờm trong cổ họng đơn giản tại nhà
- Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Ho nhiều ngày không khỏi là bệnh gì?