Biến chứng bệnh gout trên thận

Cập nhập: Thứ ba, 26/09/2023

 

   Bệnh gout nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như biến chứng trên thận, tim, xương,... Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các biến chứng bệnh gout trên thận và cách phòng tránh. Mời bạn theo dõi!

 

Biến chứng bệnh gout trên thận như thế nào?

Biến chứng bệnh gout trên thận như thế nào?

 

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bệnh gout trên thận

   Theo thống kê, khoảng 10 - 15% bệnh nhân gout có tổn thương tại thận như viêm ở khe thận, cầu thận, sỏi thận, thậm chí là suy thận nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời.

   Bệnh gout gây tổn thương thận qua 2 con đường chủ yếu sau:

Cơ chế trực tiếp

   Ở người bị gout, tinh thể muối urat lắng đọng tại nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Vi tinh thể muối urat lắng đọng trong xoang thận gây ra sỏi thận làm tắc đường tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, ứ nước, giãn thận,...

   Các tinh thể này lắng đọng trong ống thận gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận, làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và gây suy giảm chức năng thận. Các tổn thương này thường kết hợp với nhau khiến biến chứng bệnh gout trên thận ngày càng nghiêm trọng, chức năng thận suy giảm.

Cơ chế gián tiếp

   Khi bị bệnh gout, bệnh nhân thường sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm NSAIDs để giúp giảm các triệu chứng khó chịu (đau khớp, sưng viêm). Tuy nhiên, nhóm thuốc này nếu bị lạm dụng có thể gây tổn thương thận.

  Nguyên nhân do các NSAIDs giúp giảm đau, kháng viêm bằng cách ức chế prostaglandin. Trong khi đó, prostaglandin còn có vai trò giúp giãn mạch máu nhỏ ở thận, tăng mạch máu nuôi thận và giúp thận lọc hiệu quả hơn. Do đó, nếu bệnh nhân sử dụng NSAIDs trong thời gian quá dài có nguy cơ bị tổn thương thận. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không biết thận của mình đang bị tổn thương nên đã lạm dụng các loại thuốc trị gout gây độc cho thận, gây suy thận.

   Ngoài ra, ở người bị bệnh gout thì nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cũng tăng lên. Nếu bệnh nhân phải điều trị cùng lúc những bệnh này thì cũng dễ gây suy giảm chức năng thận.

 

Bệnh thận gây ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân gout?

    Ở phần trên, chúng ta đã nắm được nguyên nhân dẫn đến biến chứng bệnh gout trên thận. Vậy bệnh thận có gây ảnh hưởng gì tới tình trạng gout của bệnh nhân không? Câu trả lời là có.

   Bệnh gout có đặc trưng là nồng độ acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể muối urat. Thông thường, acid uric được đào thải chủ yếu qua thận để duy trì nồng độ ổn định trong máu. Do đó, khi bệnh nhân mắc các bệnh thận, chức năng thận bị suy giảm gây ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.

   Hơn nữa, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn ở những bệnh nhân mắc đồng thời cả bệnh gout và bệnh thận. Cụ thể, bác sĩ sẽ phải điều chỉnh các phác đồ để không làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. Một số thuốc điều trị gout không được khuyến cáo sử dụng ở người mắc bệnh thận là:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen, Indomethacin,..
  • Colchicin.
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid.

 

 Bệnh nhân bị biến chứng trên thận cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc trị gout

Bệnh nhân bị biến chứng trên thận cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc trị gout

 

Điều trị bệnh nhân có biến chứng bệnh gout trên thận cần lưu ý gì?

   Như đã trình bày ở trên, với những bệnh nhân có biến chứng bệnh gout trên thận thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, để cải thiện bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Kiểm tra sức khỏe, đánh giá chức năng thận định kỳ.
  • Bệnh nhân đã bị biến chứng trên thận thì sẽ được điều trị bệnh thận trước. Đến khi chức năng thận được cải thiện thì mới điều trị các triệu chứng bệnh gout.
  • Thông báo với bác sĩ rằng bạn đang có biến chứng trên thận. Bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn loại thuốc phù hợp và không làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận.
  • Sử dụng phối hợp với các loại thảo dược. Trong đó, các loại thuốc Tây y làm giảm triệu chứng gout cấp còn các loại thảo dược giúp hạ acid uric máu, phòng ngừa các cơn gout cấp tái phát. Một số loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ giảm acid uric máu tốt là quả anh đào đen, hạt cần tây, bách xù, ngưu bàng tử, trạch tả, mã đề,..

 

Phòng ngừa biến chứng bệnh gout trên thận

   Để phòng ngừa các biến chứng bệnh gout nói chung và biến chứng trên thận nói riêng, bệnh nhân nên kiểm soát tốt acid uric máu, giảm gánh nặng cho thận và phòng tránh các tinh thể muối urat tích tụ gây tổn thương thận.

   Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân bị gout là:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

   Bệnh nhân gout cần hạn chế nguồn cung cấp acid uric từ những thực phẩm giàu nhân purin như:

  • Các loại thịt có màu đỏ như: thịt bò, thịt dê, thịt chó…
  • Các loại hải sản, đặc biệt là các loại có vỏ cứng như tôm, cua, sò…
  • Phủ tạng động vật.
  • Một số loại có nguồn gốc thực vật như: nấm, măng tây, giá đỗ.
  • Các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, trứng cút lộn,...

   Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn các thực phẩm sau:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ như cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, táo, lê,... làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm thoái hóa biến thể đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
  • Bổ sung lợi khuẩn qua các thực phẩm như nấm Kefir, kim chi, dưa bắp cải,...

   Ngoài ra, bệnh nhân ăn uống đảm bảo vệ sinh để hạn chế tình trạng viêm nhiễm khiến bệnh gout trầm trọng hơn.

Uống nước đúng cách

  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước (tối thiểu 2 - 3 lít nước mỗi ngày) để phòng ngừa ứ đọng tinh thể urat tại thận.
  • Tuyệt đối không uống các thức uống có cồn như rượu, bia,... vì nó làm giảm bài tiết acid uric qua thận.
  • Hạn chế đồ uống có tính lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, cà phê,.. vì nó làm giảm bài tiết acid uric qua thận.
  • Giảm các đồ uống có tính toan như nước cam, chanh,... vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

Sử dụng BoniGut+ để giúp hạ acid uric theo 3 cơ chế

   BoniGut+ là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần gồm 12 loại thảo dược có tác dụng hạ acid uric máu theo 3 cơ chế sau:

 

Sản phẩm BoniGut+ của Mỹ.

Sản phẩm BoniGut+ của Mỹ.

 

  • Giúp ức chế enzyme xanthine oxidase: Gồm các loại thảo dược quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn. Xanthine oxidase là enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa đạm thành acid uric.
  • Giúp trung hòa acid uric: Hạt cần tây.
  • Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric: Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù.

   Bên cạnh các loại thảo dược giúp hạ acid uric, BoniGut+ còn chứa các loại thảo dược như: bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, húng tây giúp giảm đau, chống viêm trong các cơn gout cấp.

    Nhờ vậy, BoniGut+ giúp hạ và ổn định acid uric, từ đó:

  • Giúp giảm tần suất mắc các cơn gout cấp, hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau, hạn chế tác dụng phụ của nhóm thuốc này.
  • Giúp giảm sự hình thành hạt tophi, giúp co nhỏ các hạt tophi; giúp ngăn ngừa biến chứng sỏi thận, suy thận.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về biến chứng bệnh gout trên thận. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi