Mất ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ - Cách nhận biết và khắc phục

Cập nhập: Thứ năm, 04/08/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Hai trong số những chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp đó là hội chứng ngưng thở khi ngủ và mất ngủ. Thực tế cho thấy, rất nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa hai tình trạng này, khiến việc điều trị không thu được hiệu quả. Vậy, làm thế nào để nhận biết chúng và cần làm gì để khắc phục? Chúng ta cùng tìm hiểu đáp án trong bài viết sau đây nhé!

 

Mất ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ - Cách nhận biết và khắc phục

Mất ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ - Cách nhận biết và khắc phục

 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

   Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh trong lúc ngủ có những cơn ngưng thở bởi thanh quản bị hẹp lại do các cơ vùng hầu cũng “nghỉ ngơi”. Tình trạng này khiến cho khí lưu thông qua vùng hầu họng không dễ dàng.

   Hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể kéo dài khoảng 10s hoặc hơn và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Người bệnh hoàn toàn không nhớ gì về tình trạng này dù có những cơn vi thức giấc (thức giấc trong khoảng thời gian rất ngắn) sau mỗi lần ngưng thở.

 

Thanh quản hẹp lại ở người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Thanh quản hẹp lại ở người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

 

Mất ngủ là gì?

   Mất ngủ là tình trạng giảm sút cả về số lượng và chất lượng giấc ngủ. Người mất ngủ thường có các biểu hiện sau đây:

- Rất khó đi vào giấc ngủ, thường thao thức nhiều giờ liền mới ngủ được.

- Giấc ngủ không sâu, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, một số người có thể ngủ lại ngay nhưng nhiều người khác lại rất khó để quay trở lại giấc ngủ.

- Thời lượng giấc ngủ bị rút ngắn, người bệnh thường thức dậy sớm (khoảng 2-3 giờ sáng) và thức luôn đến sáng, không ngủ lại được dù còn mệt và buồn ngủ. Khi bị nặng, thậm chí người bệnh sẽ thức trắng đêm, không ngủ được chút nào.

- Cho dù ngủ đủ thời gian vào ban đêm nhưng người bệnh rất mệt mỏi, uể oải, không tỉnh táo khi thức dậy.

 

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là gì?

 

Cách nhận biết hội chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh mất ngủ

   Sở dĩ cần phân biệt giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh mất ngủ bởi chúng có những biểu hiện giống nhau như: Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, ngủ dậy không cảm thấy sảng khoái mà lại thấy mệt mỏi vào buổi sáng.

   Với người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ, do thanh quản hẹp lại, khí lưu thông qua vùng hầu họng không được dễ dàng nên người bệnh thường sẽ ngáy để chống lại tình trạng trên. Ngoài ra, người bệnh còn dễ bị tiểu đêm, giảm trí nhớ, giảm độ tập trung, thừa cân, béo phì bất thường ở vùng hàm mặt.

 

Người bị mất ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ đều bị mệt mỏi vào ban ngày

Người bị mất ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ đều bị mệt mỏi vào ban ngày

 

   Còn với bệnh mất ngủ, ngoài các triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày… đã liệt kê ở trên thì người bệnh sẽ gặp các vấn đề như khó vào giấc, ngủ không sâu ngon, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, thời gian ngủ ngắn…

   Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán phân biệt một cách chính xác bệnh mất ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ.

   Để biết mình đang bị mất ngủ hay hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn cần đi khám sớm. Bác sĩ điều trị có thể tiến hành thăm dò sâu hơn về giấc ngủ để chẩn đoán, được gọi là: đo đa ký giấc ngủ. Thử nghiệm này sẽ xác định bạn có bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các thử nghiệm khác để tìm xem bạn có đang bị bệnh lý nào khác mà mình không biết như suy tim, bệnh hô hấp mãn tính, bệnh về thần kinh hoặc bệnh về hooc môn.

 

Mối liên hệ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh mất ngủ

   Về mặt y học, mất ngủ và ngưng thở khi ngủ là hai chứng rối loạn giấc ngủ riêng biệt. Nhưng thực tế cho thấy, giữa chúng có một mối liên hệ mật thiết.

   Nghiên cứu chỉ ra rằng, có một tỉ lệ cao các trường hợp xảy ra đồng thời hai tình trạng này. Cụ thể, có khoảng 50% những người đã được chẩn đoán mắc một trong hai tình trạng trên thì sau một thời gian cũng mắc tình trạng còn lại.

   Như trong trường hợp một người bị chứng ngưng thở khi ngủ, để chống lại tình trạng này, não bộ sẽ ức chế khả năng đi vào giấc ngủ của họ nhằm tránh bị ngưng thở hoặc ngừng thở khi đang ngủ. Nghĩa là bộ não ghi nhận được sự nguy hiểm của chứng ngưng thở và ngăn chặn chúng bằng cách gây ra chứng mất ngủ. 

 

Cần làm gì khi bị hội chứng ngưng thở đi ngủ?

   Trước hết, người bệnh cần thực hiện một số thói quen tốt như sau:

- Nằm nghiêng khi ngủ thay vì nằm ngửa. Nguyên nhân là do tư thế nằm ngửa sẽ làm hàm và lưỡi khép lại, làm chặn đứng đường thở. Điều đó sẽ khiến bạn ngáy và tình trạng ngưng thở khi ngủ trở nên trầm trọng hơn.

- Giảm cân nếu bạn đang có thể trạng thừa cân, béo phì.

- Không uống rượu.

- Tránh sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống động kinh vào ban đêm.

- Tránh uống các chất kích thích (cafe) vào ban đêm.

 

Nằm nghiêng sẽ tốt cho người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nằm nghiêng sẽ tốt cho người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ

 

Các phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

Dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP)

   Máy thở CPAP tạo ra dòng khí áp lực dương, liên tục thổi vào đường hô hấp. Áp lực khí giúp nâng đỡ cơ vùng hầu họng, không cho cơ xẹp xuống. Do đó, đường thở luôn được mở thông suốt. Hiệu quả điều trị bằng máy thở CPAP sẽ thấy rõ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, việc điều trị là lâu dài và liên tục, nên người sử dụng cần kiên trì tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

 Dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP)

Dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP)

 

Dùng dụng cụ nâng hàm trong khi ngủ

   Đây là biện pháp điều trị khi bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa, nó có hiệu quả ở các trường hợp bệnh nhân có hàm dưới nhỏ và đưa ra sau. Phương pháp này có tác dụng giữ hàm dưới và lưỡi ra phía trước, giữ vòm hầu lên trên như vậy sẽ ngăn sự đóng lại của đường thở.

Phẫu thuật

   Phẫu thuật là một cách hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là nếu ngưng thở của bạn gây ra do bất thường trong cấu trúc của đường hô hấp của bạn. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

+ Phẫu thuật mũi: tái tạo vách mũi, giải phẫu xoang;

+ Cắt amidan: khi có amidan phì đại;

+ Phẫu thuật chỉnh sửa lưỡi gà, vòm hầu, họng, lưỡi;

+ Phẫu thuật làm nhô ra trước xương hàm dưới và cơ cằm lưỡi;

+ Phẫu thuật treo xương móng.

 

Phẫu thuật là một cách hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ

Phẫu thuật là một cách hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ

 

   Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dựa trên mức độ nặng của bệnh, các bất thường về đường hô hấp trên, các bệnh lý đi kèm... Bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh và cho biết phương pháp nào là tốt nhất.

 

Cần làm gì khi bị mất ngủ?

   Với bệnh mất ngủ, bạn cần biết nguyên nhân gây ra là gì và khắc phục nguyên nhân đó. Có những nguyên nhân mất ngủ thường gặp đó là:

   Các nguyên nhân gây mất ngủ là:

- Stress: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây mất ngủ. Với nguyên nhân này, bạn cần có biện pháp kết hợp đồng thời vừa nuôi dưỡng hệ thần kinh, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng vừa giúp an thần để vào giấc ngủ dễ hơn.

- Thay đổi múi giờ hoặc lịch làm việc: Khiến nhịp sinh học bị xáo trộn, chu kỳ giấc ngủ bị thay đổi.

- Do các thói quen: Không có giờ đi ngủ cố định, ngủ ngày quá nhiều, có các thói quen kích thích thần kinh trước khi ngủ như dùng điện thoại, xem phim, chơi điện tử, tắm nước lạnh, uống cafe, trà nóng, ăn quá no vào buổi tối…

- Do thuốc: Các thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn, thuốc hạ áp, các sản phẩm giảm cân (có chứa cafein)... đều có thể dẫn đến mất ngủ.

 

Mất ngủ có thể là do tác dụng phụ của thuốc

Mất ngủ có thể là do tác dụng phụ của thuốc

 

- Do bệnh lý: Các bệnh đau mạn tính, ung thư, tiểu đường, tiểu đêm, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản, cường giáp, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer đều khiến người bệnh bị mất ngủ.

- Do tuổi tác: Càng lớn tuổi, các hormone liên quan đến chất lượng giấc ngủ như HGH (hormone tăng trưởng) và melatonin đều bị suy giảm khiến người già ngủ kém đi. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác cũng làm người cao tuổi ngủ kém đi, đó là họ vận động ít hơn, mắc nhiều bệnh lý hơn, uống nhiều thuốc hơn...

   Với nguyên nhân do thói quen không tốt, bạn cần điều chỉnh lại các sinh hoạt hàng ngày của mình, loại bỏ các thói quen đó. Nếu do thuốc hoặc bệnh lý, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để có hướng khắc phục hiệu quả và phù hợp nhất.

   Còn với nguyên nhân do tuổi tác dẫn đến thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniHappy + của Mỹ với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần, sáng 2 viên, tối 2 viên. Sau khoảng 1 tháng, giấc ngủ của bạn sẽ có cải thiện rõ rệt. Giấc ngủ ổn định sau khoảng 2-6 tháng sử dụng.

 

Sản phẩm BoniHappy dành cho người mất ngủ do tuổi tác

Sản phẩm BoniHappy dành cho người mất ngủ do tuổi tác

 

   Với nguyên nhân do căng thẳng stress, nhịp sinh học bị thay đổi thì sử dụng BoniSleep + của Mỹ là lựa chọn hoàn hảo của bạn. Sản phẩm này sẽ giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng, lo lắng đồng thời có tác dụng an thần, giúp bạn dễ vào giấc ngủ hơn. Bạn chỉ cần ống 2-4 viên BoniSleep + trước khi đi ngủ 30 phút, sau 1-2 tuần, giấc ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt.

 

Thành phần và tác dụng của sản phẩm BoniSleep +

Thành phần và tác dụng của sản phẩm BoniSleep +

 

   Như trường hợp của bác Đào Văn Cảnh, 63 tuổi ở số 63, đường số 1A, khu phố 5, phường An Lạc, Bình Tân, Hồ Chí Minh,, vì stress mà bác bị mất ngủ. Đến năm 2018, bác bị thức trắng đêm từ tối đến sáng không có ngủ được chút nào cho dù đã uống thuốc ngủ tây y. Cho đến khi dùng BoniSleep + với liều 4 viên/tối, đến nay bác đã ngủ ngon giấc cả đêm, sức khỏe cũng dần được phục hồi.

 

Bác Đào Văn Cảnh, 63 tuổi

Bác Đào Văn Cảnh, 63 tuổi

 

   Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về hội chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh mất ngủ. Nếu bị mất ngủ, bạn nên tham khảo sử dụng BoniHappy + hoặc BoniSleep + của Mỹ để có giấc ngủ sâu, ngon. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu biện pháp xoa bóp bấm huyệt chữa suy giãn tĩnh mạch

Y học cổ truyền cho ra đời biện pháp xoa bóp bấm huyệt chữa suy giãn tĩnh mạch. Thế nhưng, liệu phương pháp này có hiệu quả hay không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

Hải Dương: Mỡ máu và đường huyết của tôi đều đã ổn nhờ BoniDiabet

Cô Ngô Thị Toán, 63 tuổi, ở thôn Ngọ, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Cần Thơ: Bí quyết ngủ một mạch cả đêm tuổi xế chiều

Chú Nguyễn Phước Hoà ở số 30 hẻm 2 Đường Mậu Thân, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Vị bác sĩ về hưu và hành trình chiến thắng bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Chú Lê Mạnh Quân, 64 tuổi sống tại số nhà 105D, tổ 24, thị trấn Đông Anh
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

BoniSleep

Loại: Giá: Số lượng:
BoniSleep+ 30V 405.000đ/Hộp
BoniHappy+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Các bài tập yoga tốt cho bệnh nhân mất ngủ triền miên

Các bài tập yoga tốt cho bệnh nhân mất ngủ triền miên

Một trong số những liệu pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ được nhiều người áp dụng chính là các bài tập yoga. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về các bài tập qua bài viết dưới đây nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi