Làm móng tay có an toàn không?

Cập nhập: Thứ ba, 11/04/2023

Mục lục [Ẩn]

   Làm móng (hay làm nail) là phương pháp làm đẹp ngày càng phổ biến ở nữ giới. Một bộ móng tay xinh đẹp, lung linh giúp phái đẹp tự tin hơn vào những dịp quan trọng hoặc chỉ đơn giản là ra ngoài gặp bạn bè. Nhưng làm móng tay giả có an toàn cho sức khỏe không? Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bức xạ phát ra từ máy sấy sơn móng tay UV (rất thông dụng khi làm sơn móng tay dạng gel) có nguy cơ làm hỏng DNA trong tế bào da, gây đột biến tế bào và có khả năng dẫn đến ung thư da. Trước khi bạn quyết định đi làm móng tay lần tới, bài viết này là những điều bạn nên biết về rủi ro của việc làm móng tay và các khuyến nghị của các chuyên gia để giảm thiểu những rủi ro đó.

 

Đèn sấy móng tay UV

Đèn sấy móng tay UV có khả năng dẫn đến ung thư da.

 

Những rủi ro bạn có thể gặp khi đi làm móng

Những rủi ro từ máy sấy sơn móng tay UV

   Để nghiên cứu kỹ về tác động của bức xạ từ máy sấy móng tay UV, Tiến sĩ Maria Zhivagui và các đồng nghiệp của cô tại Đại học California (Hoa Kỳ) đã cho tế bào người và chuột tiếp xúc với bức xạ bằng cách sử dụng đèn làm móng tay UV (phổ biến ở nhiều tiệm móng tay).

   Họ phát hiện ra khi các tế bào được tiếp xúc với bức xạ tia cực tím từ đèn máy sấy trong 20 phút, khoảng 20% đến 30% tế bào chết và một số tế bào bị tổn thương DNA.

   Nghiêm trọng hơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với đèn từ máy sơn móng tay ba lần liên tiếp, mỗi lần 20 phút đã dẫn đến 65% - 70% tế bào chết và các tế bào còn lại bị tổn thương ty thể và DNA.

   Theo tiến sĩ Zhivagui, có ba loại bức xạ tia cực tím khác nhau là UVA, UVB, và UVC. Tia UV xuyên vào các lớp sâu hơn của da, kích hoạt các tế bào hắc tố bên dưới móng tay, khiến nó trở nên sẫm màu. Ánh sáng phát ra từ máy sấy móng thường là UVA, loại tia cực tím này được coi là “kẻ giết người thầm lặng” – dù nó không gây cháy da hay bỏng rát nhưng lại âm thầm hủy hoại làn da bạn. Đặc biệt, UVA còn có khả năng gây ung thư da. Tiến sĩ Zhivagui cũng khẳng định: “ Trong cuộc thử nghiệm, khi các tế bào da tiếp xúc với tia UV từ máy sấy móng, chúng tôi đã quan sát thấy có những thay đổi về phân tử và tế bào – những thay đổi đó được biết đến là dấu hiệu của ung thư”.

Tiến sĩ đã kết luận: “ Khi bạn sử dụng thường xuyên máy sấy sơn móng tay UV, bạn có thể bị tăng nguy cơ ung thư da do tia tử ngoại phát ra từ thiết bị này.”

Những rủi ro khác về sức khỏe khi làm móng tay

   Theo tiến sĩ Susan Massick – bác sĩ da liễu tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio, Mỹ, việc làm móng không sử dụng máy sấy UV cũng gây ra những tác hại về sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng móng và viêm quanh móng – viêm nếp gấp móng tay.

 

nhiễm trùng móng

Tiệm làm móng không đảm bảo yếu tố vệ sinh có thể khiến bạn bị nhiễm trùng móng.

 

   Người làm móng bị nhiễm trùng móng có thể do vi khuẩn ( ví dụ Staphylococcus), nấm (như Trichophyton hoặc Candida) hoặc virus (như HPV) gây ra. Vì vậy, yếu tố vệ sinh trong các tiệm làm móng là rất quan trọng, các tiệm làm móng cần phải khử trùng trong tiệm, các thiết bị sử dụng và da khách hàng cẩn thận.

   Tiến sĩ Massick cho biết thêm, một loại sơn móng tay thường dùng khác – sơn acrylic cũng gây hại cho móng tay bạn. Để sơn loại sơn acrylic đẹp, bạn phải dũa móng thật, khiến móng thật bị mỏng hoặc thậm chí làm hỏng móng. Ngoài ra, để tẩy sơn móng loại này, thợ làm móng cần tiếp tục giũa móng tay thật của bạn nhiều hơn hoặc sử dụng chất tẩy rửa hóa học như aceton. Điều này dễ dẫn đến móng bị hỏng và nứt.

   Ngoài ra, việc hít phải hơi hóa chất và bụi trong tiệm làm móng cũng gây hại cho sức khỏe của bạn.

 

Những khuyến nghị của chuyên gia để giảm bớt rủi ro khi làm móng

   Trên đây là những ảnh hưởng không tốt của việc làm móng đến sức khỏe. Nếu bạn vẫn muốn làm móng, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân trước những tác động tiềm tàng của tia UV từ máy sấy móng và phơi nhiễm hóa chất, bao gồm:

  • Chỉ nên làm móng vài lần một năm chứ không nên làm thường xuyên.
  • Chọn sơn móng tay thông thường thay vì sơn acrylic hoặc móng gel.
  • Thoa kem chống nắng vào tay hoặc đeo găng tay có phần khoét vị trí móng tay để giảm thiểu tiếp xúc với tia cực tím. Nếu được bạn có thể yêu cầu dùng máy sấy LED thay thế cho máy sấy móng UV.
  • Chọn tiệm làm móng vệ sinh sạch sẽ, thông khí tốt, không quá bí bách.
  • Yêu cầu vệ sinh và khử trùng thiết bị, dụng cụ làm móng trước khi sử dụng và những dụng cụ như dũa móng tay nên là loại dùng một lần rồi bỏ đi.
  • Nếu bạn có vết thương trên da bạn nên lùi lại buổi làm móng.
  • Nói với thợ làm móng không cậy, cắt lớp biểu bì vì chúng duy trì sức khỏe cho móng tay của bạn.
  • Nếu là tín đồ của làm móng, bạn nên sắm riêng cho mình một bộ dụng cụ chăm sóc móng và mang nó đến tiệm mỗi lần đi làm móng.
  • Nếu bạn thấy móng đổi màu hoặc dày lên, hoặc bạn thấy đau hoặc sưng quanh móng, hãy liên hệ với bác sĩ để có những phương pháp điều trị kịp thời.

 

Sử dụng găng tay chống tia UV

Sử dụng găng tay chống tia UV khi làm móng.

 

   Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tác hại của việc làm móng và những lời khuyên của chuyên gia để giảm bớt những tác hại này. Bạn có thể đi làm móng những dịp đặc biệt hoặc để làm quà tặng cho chính bản thân mình nhưng không nên làm móng quá thường xuyên, tránh làm hại đến sức khỏe của bản thân. Nếu nhận thấy bản thân gặp vấn đề gì về sức khỏe sau làm móng, bạn nên đi khám tại các cơ sở uy tín càng sớm càng tốt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tự dùng thạch tín chữa bệnh hen, người đàn ông đối diện với ung thư da

Trong những năm gần đây, các cơ sở y tế đã ghi nhận một số trường hợp người bệnh tự ý dùng thạch tín để trị hen, dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Tiêu biểu là người đàn ông được xác định mắc ung thư da do sử dụng thạch tín quá lâu.

7 lầm tưởng phổ biến về chăm sóc da và cách làm đúng

7 lầm tưởng phổ biến về chăm sóc da và cách làm đúng. Mời các bạn theo dõi!

Tìm hiểu loại ung thư da ác tính nhất

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, ba nhóm ung thư da thường gặp hiện nay gồm biểu mô tế bào đáy, biểu mô tế bào vảy và tế bào hắc tố. Trong đó, ung thư tế bào hắc tố là loại ác tính nhất, nguy cơ tử vong cao.

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư da do phẫu thuật nâng ngực

Có lẽ, rất nhiều người trong chúng ta không thể tưởng tượng rằng, phẫu thuật nâng ngực lại có mối liên hệ với việc tăng nguy cơ ung thư da.

Bác sĩ cảnh báo: Nguy cơ ung thư da từ trào lưu lột da, tẩy trắng cấp tốc

PGS.TS Lê Hữu Doanh - Giám đốc BV Da liễu Trung ương cảnh báo việc lột da, tẩy trắng cấp tốc tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí cả ung thư da, nhất là khi sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Paraben là gì? Tại sao nhiều người lựa chọn sử dụng mỹ phẩm không chứa paraben?

Paraben là gì? Tại sao nhiều người lựa chọn sử dụng mỹ phẩm không chứa paraben?

Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp hàng loạt quảng cáo khác nhau về các loại mỹ  phẩm không chứa paraben. Theo đó, ngày càng có nhiều người cũng thay đổi thói quen cũ, và chuyển sang sử dụng những loại mỹ phẩm này. Vậy, paraben là gì?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà