Có nên nặn mụn không? Nặn mụn như thế nào là đúng cách?

Cập nhập: Thứ năm, 11/05/2023

 

   “Có nên nặn mụn không?”là điều mà nhiều người thắc mắc. Đặc biệt khi hiện nay, không ít spa ở Việt Nam thường hay quảng cáo: “Đảm bảo hết mụn chỉ sau một liệu trình nặn mụn”. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng nặn mụn là không tốt. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

 

Có nên nặn mụn không?

Có nên nặn mụn không?

 

Có nên nặn mụn không? Những loại mụn nào được nặn?

   Khi da bị mụn trứng cá (đặc biệt là khi nhân mụn đã thành cồi đen, cồi mụn già, bao xơ) thì mụn rất khó để tự mất đi. Nặn mụn là biện pháp tác động cơ học giúp loại bỏ nhân mụn ra khỏi nền da ngay lập tức. 

   Để biết có nên nặn mụn không, bạn cần xác định được chính xác loại mụn, cụ thể:

  • Những loại mụn được nặn: Theo Hướng dẫn điều trị mụn hiện hành của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ và Hiệp hội Da liễu Nhật Bản, nặn mụn (lấy nhân mụn) theo đúng chuẩn y khoa được xem là giải pháp lựa chọn cho mụn đầu trắng, mụn đầu đen và một số trường hợp mụn viêm khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Những loại mụn không được nặn: Mụn đang viêm, sưng, có mủ. Những loại mụn này nếu nặn rất dễ bị nhiễm trùng gây viêm mụn nặng hơn.

 

Có nên nặn mụn tại nhà không?

   Bạn cần phân biệt rõ giữa lấy nhân mụn chuẩn y khoa và việc dùng tay sờ, cạy hay tự nặn mụn tại nhà. Nặn mụn chỉ tốt khi được thực hiện một cách an toàn, đúng kỹ thuật và đạt chuẩn y khoa.

Nặn mụn chuẩn y khoa là gì?

 

Nặn mụn chuẩn y khoa là gì?

Nặn mụn chuẩn y khoa là gì?

 

   Nặn mụn chuẩn y khoa phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Dụng cụ lấy nhân mụn phải được tiệt trùng theo đúng chuẩn y khoa theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Tay của nhân viên y tế thực hiện thao tác lấy nhân mụn cần đảm bảo vô khuẩn và lực dùng để lấy nhân mụn vừa phải, tránh gây trầy xước vùng da bị mụn. Nhân viên y tế sẽ thay găng vô khuẩn trước và sau khi lấy nhân mụn.
  • Tùy tính chất và kích thước nốt mụn mà nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ lấy nhân mụn phù hợp. Phải lấy được trọn nhân mụn, thậm chí là các nhân mụn ẩn và mụn viêm nằm sâu dưới da.
  • Vùng da cần lấy nhân mụn được sát khuẩn với dung dịch sát trùng và rửa lại bằng nước muối sinh lý trước và sau khi lấy nhân mụn, tránh tối đa nguy cơ nhiễm trùng da.

Lợi ích của nặn mụn chuẩn y khoa

   Các lợi ích của nặn mụn chuẩn y khoa có thể đề cập đến bao gồm:

  • Nhân mụn một khi đã hình thành thì nếu không được tác động để lấy ra khỏi bề mặt da sẽ không thể tự mất đi, mãi mãi nằm dưới da và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm lỗ chân lông giãn to. Do đó, lấy nhân mụn giúp làm thông thoáng lỗ chân lông một cách nhanh chóng, hỗ trợ quá trình điều trị mụn nhanh và hiệu quả hơn.
  • Đối với trường hợp mụn viêm có nhiễm khuẩn, lấy nhân mụn chuẩn y khoa còn giúp hạn chế mụn phát triển nặng hơn và lây lan sang các vùng da khác.
  • Quy trình nặn mụn chuẩn y khóa sẽ luôn có sự hỗ trợ từ các hoạt chất điều trị và can thiệp máy móc khi cần thiết, giúp giảm thiểu tình trạng da ửng đỏ, nhạy cảm và kích ứng sau nặn mụn.
  • Đảm bảo độ an toàn trong quá trình lấy nhân mụn hoàn toàn tuyệt đối, hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo khi sử dụng chung dụng cụ nặn mụn.

Những lý do không nên nặn mụn tại nhà:

  • Nặn mụn tại nhà thường bỏ qua các bước tiệt khuẩn kỹ càng trước và sau khi thực hiện, thậm chí một số người còn nặn mụn bằng tay mà không rửa tay hay mang găng tay nên tăng khả năng nhiễm trùng, biến mụn không viêm thành mụn viêm và/hoặc làm cho mụn viêm hiện có lan rộng, dẫn đến nguy cơ cao hình thành sẹo mụn.
  • Tự ý nặn mụn hay dùng tay sờ cạo lên vị trí nốt mụn dễ gây tổn thương bề mặt da, làm vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào bên trong da.
  • Nặn mụn tại nhà thường bỏ qua khâu xông hơi nóng giúp giãn nở lỗ chân lông. Do vậy phải dùng lực mạnh để đẩy được nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông, làm cấu trúc da bị tổn thương, tăng tạo sắc tố dẫn đến các vết thâm mụn kéo dài.

 

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

   Ở những phần trên, bạn đã được giải đáp các băn khoăn về câu hỏi “Có nên nặn mụn không?” và biết được cách nặn mụn đúng đắn. Dưới đây là những lưu ý bạn cần nhớ khi chăm sóc da sau nặn mụn:

  • Không chạm tay lên da mặt sau khi nặn mụn: Việc sờ tay lên mặt chính là con đường hoàn hảo giúp vi khuẩn có hại tiếp xúc trên làn da nhạy cảm sau nặn mụn. Từ đó có thể gây viêm nhiễm, khó lành vết thương cũ và dễ hình thành mụn mới. Vì vậy, bạn cần lưu ý tuyệt đối không sờ, gãi trên da mặt trong thời điểm này.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da: Trong khoảng 24h sau khi nặn mụn, bạn không nên cho da tiếp xúc với bất kỳ một loại mỹ phẩm nào, mà chỉ nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý và thỉnh thoảng dùng xịt khoáng để cấp nước cho da. Sau khoảng thời gian này, bạn cũng cần tối giản chu trình skincare, chú trọng vào làm sạch dịu nhẹ, cấp ẩm đủ và chống nắng tốt.
  • “Kiêng” trang điểm sau khi nặn mụn: Mỹ phẩm trang điểm chính là một trong những tác nhân lý tưởng gây bít tắc cổ nang lông, nhiễm trùng da (vết thương hở do nặn mụn), tái phát mụn khó kiểm soát. “Kiêng” trang điểm trong vòng 1 tuần sau khi nặn mụn là cần thiết để da bạn quay về trạng thái ổn định trước khi tiếp nhận bất cứ loại mỹ phẩm nào.
  • Không sử dụng hoạt chất tác động mạnh lên da: Trong giai đoạn nhạy cảm này, không nên tẩy tế bào chết hoặc sử dụng hóa chất trên da như: Retinol, tretinoin, AHA, BHA,... Bởi điều đó có thể sẽ khiến da bị bào mòn nhiều hơn, tăng mức độ kích ứng, suy giảm hệ miễn dịch của làn da. Từ đó phát sinh mụn khủng khiếp hơn trước khi điều trị.

 

Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da trong khoảng 24h sau khi nặn mụn

Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da trong khoảng 24h sau khi nặn mụn

 

   Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Có nên nặn mụn tại nhà không?” và những điều cần làm để chăm sóc da sau khi nặn mụn. Chăm sóc làn da mụn gần như là một thử thách đối với bất kỳ ai đang đối mặt với tình trạng này. Bạn nên đến những trung tâm da liễu uy tín để được nặn mụn một cách khoa học. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Những cách chống lão hóa cho từng độ tuổi 20, 30, 40 và 50

Lão hóa da là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, da bạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như các nếp nhăn, nám...Dưới đây là các phương pháp giảm nếp nhăn cho phái đẹp theo từng lứa tuổi 20, 30, 40 và 50.

Hướng dẫn chi tiết cách dùng mặt nạ đất sét để thu được hiệu quả cao nhất

Những năm gần đây, sự xuất hiện của mặt nạ đất sét được coi là “cứu tinh” cho làn da có lỗ chân lông to và nhiều mụn đầu đen. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả mong muốn, trước tiên bạn cần biết cách dùng sao cho đúng.

Trị mụn đầu đen ở mũi đúng cách để thu được hiệu quả tốt nhất

Muốn trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả, bạn cần làm sạch lỗ chân lông, dưỡng ẩm cho da đầy đủ và thực hiện một số biện pháp khác.

Cách trị mụn lưng tại nhà

Cách trị mụn lưng tại nhà thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu

Mụn thịt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn thịt là những nang nhỏ, màu trắng, thường mọc nhiều ở quanh mắt, trán, mặt…
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844