Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ những thông tin cần biết về các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để lựa chọn được sản phẩm tốt và phù hợp với bản thân mình. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tẩy tế bào chết hóa học là gì?
Tẩy tế bào chết hóa học là gì? Có điểm gì khác so với tẩy da chết vật lý?
Tẩy tế bào chết hóa học là những sản phẩm có thành phần chứa axit để loại bỏ lớp tế bào chết trên da. Các thành phần điển hình là AHA, BHA hoặc PHA.
Những chất này sẽ phá vỡ liên kết của các tế bào da, tạo lỗ hổng để loại bỏ lớp da chết. Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng đẩy nhân mụn ra ngoài, tăng sản sinh collagen, hỗ trợ tái tạo tế bào da mới. Từ đó, làn da của bạn sẽ trở nên sáng màu, mịn màng hơn khi dùng. Đồng thời, quá trình lão hóa da cũng bị làm chậm lại.
Tẩy tế bào chết có hai dạng chính là hóa học và vật lý. Tẩy tế bào chết vật lý là phương pháp sử dụng các hạt mịn, massage chúng trên bề mặt. Lực ma sát giúp lớp da chết bị bong ra. Nhờ đó, sau khi dùng bạn sẽ thấy da sạch, trơn láng và mịn màng hơn.
Tuy nhiên, vì dùng lực chà xát lên da nên bạn cần thật sự cẩn thận khi dùng tẩy da chết vật lý. Đặc biệt, với làn da khô thì không nên dùng phương pháp này. Thay vào đó, tẩy da chết hóa học sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Trong khi tẩy da chết hóa học có thể được dùng cách ngày thì tẩy da chết vật lý chỉ nên dùng 1-2 lần/tuần.
Tẩy tế bào chết vật lý và hóa học có nhiều điểm khác nhau
Có những loại tẩy tế bào chết hóa học nào?
Hiện nay, có 3 nhóm sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học thường gặp là AHA, BHA và PHA. Mỗi loại sẽ phù hợp với từng loại da. Và nó cũng có những điểm khác biệt về cơ chế tác dụng.
Tẩy tế bào chết hóa học BHA (Beta Hydroxy Acid)
BHA (Beta Hydroxy Acid) là nhóm acid hòa tan trong dầu. Vì vậy, nó phù hợp với những người có làn da dầu, da mụn và da nhạy cảm.
Nhờ khả năng hòa tan trong dầu nên ngoài tác dụng giúp tẩy tế bào chết, chất này còn giúp loại bỏ dầu thừa đọng sâu trong lỗ chân lông. Người dùng cũng thu được một số tác dụng khác như:
- Đẩy nhân mụn ẩn dưới da: Vì tác dụng này nên trong những ngày đầu sử dụng BHA, bạn sẽ thấy da mình xuất hiện nhiều mụn hơn. Sau khi nhân mụn được đẩy lên và loại bỏ khỏi da, da bạn mới giảm mụn và trở nên mịn màng.
- Làm đều màu da.
- Thu nhỏ lỗ chân lông.
- Kháng viêm, giảm mụn.
So với AHA thì phân tử BHA to hơn, không thấm sâu vào tế bào da. Nhờ đó, nó sẽ ít gây kích ứng hơn.
Tẩy tế bào chết hóa học BHA
Tẩy tế bào chết hóa học AHA (Alpha Hydroxy Acid)
AHA (Alpha Hydroxy Acid) là nhóm acid hòa tan trong nước. Vì vậy, AHA không làm mất đi lượng dầu trên da, phù hợp với những người có làn da khô.
AHA tẩy da chết nhờ khả năng thâm nhập sâu vào da, phá vỡ liên kết giữa các tế bào da chết và tế bào da khỏe mạnh bên dưới. Điều đó khiến những tế bào da chết bong ra. Hàm lượng AHA càng cao thì tác dụng càng mạnh.
Khi các tế bào cũ mất đi, làn da được kích thích, tái sinh collagen và các tế bào trẻ. Sự kích thích này dễ gây hiện tượng mẩn đỏ cho da trong thời gian đầu mới sử dụng AHA.
Một số tác dụng khác bạn có thể thu được khi dùng tẩy tế bào chết hóa học AHA là:
- Làm sáng da.
- Thúc đẩy quá trình sản xuất collagen.
- Giảm nếp nhăn.
- Giảm mụn.
- Giúp tăng hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da khác.
Tẩy tế bào chết hóa học PHA (Polyhydroxy Acid)
Công thức và cấu trúc phân tử của PHA có nhiều điểm tương đồng với AHA. Tuy nhiên, PHA có nhiều nhánh liên kết hóa học hơn, cấu trúc to hơn nhiều lần AHA và BHA. Vì thế, nó khó thấm vào biểu bì hơn so với hai nhóm axit kia. Đồng thời, PHA cũng ít gây kích ứng da hơn.
Ngoài ra, nó có nhiều liên kết hydroxyl (-OH) và gốc đường (bionic) giúp hấp thụ độ ẩm tốt hơn AHA. Vì những đặc điểm này nên PHA còn được xem là thế hệ mới của AHA.
PHA phù hợp với da nhạy cảm và thiếu ẩm, da khô. Tuy nhiên, song song với việc lành tính hơn thì tác dụng tẩy tế bào chết cũng như giảm mụn, tăng sinh collagen của PHA sẽ thấp hơn so với AHA và BHA.
Tẩy tế bào chết hóa học PHA (Polyhydroxy Acid)
Cách đưa tẩy tế bào chết hóa học vào quy trình dưỡng da
Khi đưa tẩy tế bào chết hóa học vào quy trình skincare hàng ngày, tốt nhất bạn nên dùng sau khi rửa mặt và trước khi dùng serum.
Các bước thông dụng đó là: Tẩy trang >> rửa mặt bằng sữa rửa mặt >> sử dụng tẩy tế bào chết hóa học >> serum >> kem dưỡng da.
Hướng dẫn cách sử dụng tẩy tế bào chết hóa học: Thấm 1 lượng dung dịch tẩy tế bào chết vào bông tẩy trang, thoa nhẹ nhàng lên da mặt. Lưu ý, với tẩy tế bào chết vật lý thì cần rửa mặt lại sau khi dùng. Còn khi dùng tẩy tế bào chết hóa học thì bạn không cần rửa mặt lại với nước.
Tiếp theo, bạn chờ khoảng 20-30 phút trước khi đến bước dùng serum. Khoảng thời gian chờ này giúp sản phẩm phát huy tác dụng tối ưu.
Thời gian đầu, khi da mặt chưa quen thì bạn chỉ nên dùng tẩy tế bào chết hóa học 1-2 lần/tuần (tần suất giống tẩy tế bào chết vật lý). Về sau, khi đã quen thì bạn có thể dùng cách ngày.
Những lưu ý cần biết khi dùng tẩy tế bào chết hóa học
- Nếu thấy ửng đỏ, nổi mẩn, sần sùi và xuất hiện nhiều tầng da khô, bong tróc thì có thể là do bạn đã dùng quá nhiều tẩy tế bào chết với tần suất dày. Lúc này, bạn cần dùng thưa ra để da làm quen dần.
- Thời gian đầu, bạn nên dùng tẩy tế bào chết hóa học với nồng độ thấp trước. Sau đó, bạn mới tăng dần nồng độ acid lên.
- Không kết hợp tẩy tế bào chết hóa học với những loại mỹ phẩm có tính kích thích khác như tretinoin, retinol hay Niacinamide. Bởi khi dùng cùng nhau, chúng sẽ khiến da bạn trở nên nhạy cảm quá mức. Cách tốt nhất là sử dụng chúng xen kẽ. Ví dụ, dùng tẩy da chết hóa học 1 đêm, dùng retinol một đêm (xen kẽ nhau).
- Tăng cường dùng kem dưỡng ẩm cho da khi dùng tẩy tế bào chết hóa học.
- Chỉ nên dùng tẩy tế bào chết hóa học vào ban đêm.
- Tăng cường dùng kem chống nắng bởi tẩy da chết hóa học sẽ khiến da nhạy cảm hơn trước ánh nắng mặt trời.
- Không dùng tẩy tế bào chết hóa học lên vùng mắt và khu vực da đang bị tổn thương, kích ứng.
Bảo vệ da bằng kem chống nắng khi dùng tẩy tế bào chết hóa học
Đến đây, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về tẩy tế bào chết hóa học, biết cách đưa nó vào quy trình chăm sóc da của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Hướng dẫn dùng sữa rửa mặt đúng cách và những lưu ý cần biết
- Hướng dẫn cách chọn serum trị nám hiệu quả