Rượu ảnh hưởng đến đường ruột của bạn như thế nào?

Cập nhập: Thứ tư, 31/01/2024

 

   Khi nhắc đến rượu, chúng ta thường nghĩ ngay các tác hại của nó đến gan mà ít ai để ý tác hại của nó đến tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem rượu bia ảnh hưởng đến đường ruột như thế nào nhé!

 

Rượu tác động đến đường ruột như thế nào?

Rượu tác động đến đường ruột như thế nào?

 

Rượu ảnh hưởng đến đường ruột của bạn như thế nào?

Rượu bia làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột

   Trong đường ruột có hàng ngàn loại vi khuẩn khác nhau tạo nên hệ vi sinh đường ruột. Hầu hết các vi khuẩn có mối quan hệ cộng sinh với cơ thể, được gọi là các lợi khuẩn. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho cơ thể, được gọi là hại khuẩn.

   Khi một người uống một lượng lớn rượu sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển và kìm hãm những vi khuẩn có lợi, gây viêm trong đại tràng.

   Không chỉ vậy, những hại khuẩn này còn tác động đến sức khỏe tổng thể của người uống rượu.

   Một bài báo trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng cho biết những hại khuẩn ở đường ruột có thể gây viêm ở các bộ phận khác trên cơ thể, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường tuýp 2 và xơ vữa động mạch. Cũng theo bài báo này, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần, ví dụ như trầm cảm.

   Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Gastroenterology and Hepatology, uống rượu làm giảm số lượng 9 loại lợi khuẩn quan trọng trong đường ruột. Đồng thời, rượu làm gia tăng các vi khuẩn có hại.  Đặc biệt, ở người bị rối loạn sử dụng rượu kéo dài thì hệ vi sinh vật đường ruột sẽ bị tổn thương không thể phục hồi.

Rượu gây tổn thương niêm mạc ruột

   Niêm mạc ruột hoạt động như một hàng rào bán thấm, vừa hấp thụ các chất dinh dưỡng và cảm nhận miễn dịch, đồng thời hạn chế các kháng nguyên cũng như vi sinh vật có hại di chuyển.

   Tuy nhiên, rượu có thể gây tổn thương và khiến lớp niêm mạc này mỏng đi. Điều này khiến vi khuẩn gây hại dễ dàng di chuyển và xâm nhập vào các cơ quan khác.

 

Rượu bia có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm loét đại tràng.

Rượu bia có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm loét đại tràng.

 

Bí quyết bảo vệ sức khỏe đường ruột khỏi tác hại của rượu bia

    Nếu vì một lý do khách quan mà bạn phải uống rượu bia thì dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Uống rượu bia ở mức vừa phải.
  • Không để bụng đói trước khi uống: Bụng đói khiến rượu bia dễ bị hấp thu vào cơ thể hơn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày như đa dạng các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,... Đồng thời, bạn cần chú ý duy trì chế độ tập luyện, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc để góp phần “củng cố” hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp hạn chế tác hại của rượu bia đối với sức khỏe đường ruột.

    Bên cạnh các biện pháp trên, để bảo vệ sức khỏe đường ruột “toàn diện” nhất, giúp giảm nguy mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi uống bia thì việc quan trọng nhất là phải chủ động bổ sung lợi khuẩn nhanh chóng và hiệu quả cho đường ruột, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus.

   Bifidobacterium là lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, cư trú ở đại tràng. Lợi khuẩn này sẽ cùng các lợi khuẩn khác tiết 3000 enzym tiêu hóa thức ăn, sẽ dứt các rối loạn đại tiện, tiêu hủy các độc tố trong rượu bia, nên giảm tải gánh nặng cho gan thận, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, bình thường trở lại.

   Vi khuẩn Lactobacillus tạo ra enzyme lactase đẩy nhanh quá trình tiêu hóa đường lactose. Ngoài ra chúng còn tạo ra axit lactic kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại. Vi khuẩn Lactobacillus tồn tại tự nhiên trong miệng, ruột non và âm đạo.

   Hai nhóm lợi khuẩn này có khả năng ngăn cản sự khu trú của các hại khuẩn thông qua việc bài tiết các chất kháng khuẩn ức chế sự sinh sôi của vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra lợi khuẩn còn cạnh tranh môi trường và nguồn dinh dưỡng với hại khuẩn, kìm hãm để chúng không thể phát triển.

 

Bổ sung lợi khuẩn để bảo vệ đường ruột trước tác hại của rượu bia.

Bổ sung lợi khuẩn để bảo vệ đường ruột trước tác hại của rượu bia.

 

   Để bổ sung được 2 loại lợi khuẩn này một cách hiệu quả, bạn nên tham khảo sản phẩm BoniBaio+ của Mỹ.

    Rượu, bia ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe đường ruột của bạn. Do đó, để bảo vệ đường ruột hiệu quả, bạn nên hạn chế uống bia, rượu, ăn nhiều chất xơ và bổ sung men vi sinh. Nếu bạn đang mắc các bệnh đại tràng như viêm loét đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thái Bình: Sau 19 năm, cuối cùng tôi đã ăn ngon mà không lo bệnh đại tràng

Cô Phạm Thị Uyên 59 tuổi ở xóm 5, thôn An Ký Tây, xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Tìm hiểu về tình trạng viêm đại tràng amip

Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về tình trạng viêm đại tràng amip ở bài viết này nhé!

Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn là gì? Làm sao để chấm dứt?

Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn là gì? Làm sao để chấm dứt tình trạng này? Mời các bạn đọc bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu “thế giới vi khuẩn” trong đường ruột và ứng dụng trong bệnh viêm đại tràng

Bài viết này sẽ giúp bạn có những hiểu biết đầy đủ hơn về thế giới vi khuẩn trong đường ruột, đồng thời hiểu rõ được mối liên quan và ứng dụng của chúng với bệnh viêm đại tràng – một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay.

Đi tìm giải pháp cho hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích triệu chứng là gì? Làm sao để điều trị? Câu trả lời đầy đủ và chính xác có trong bài viết ngay sau đây. Mời các bạn cùng đón đọc.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

BoniBaio

Loại: Giá: Số lượng:
BoniBaio+ 30V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi